II. Nguồn vốn kinh phí
XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU ĐẾN NĂM
3.5.4 Chiến lược tái cấu trúc cơ cấu tổ chức:
¾ Tập trung đổi mới cơ cấu, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết nhằm đối phó có hiệu qủa với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng lại cơ cấu tổ chức phù hợp với từng ngành sản xuất riêng biệt, trong đó chú trọng đến tầm hạn quản trị cấp trung gian nhằm đảm bảo việc thực thi triệt để các quyết định của cấp trên, phát huy khả năng sáng tạo của cấp dưới, tránh sự trùng lắp trong quản lý.
¾ Sắp xếp bộ máy tổ chức ở các xí nghiệp trực thuộc theo hướng tinh gọn, đảm bảo mối quan hệ tốt giữa các bộ phận trong tổ chức để thông tin được truyền đi nhanh chóng, kịp thời. Cân nhắc hợp lý tỷ lệ giữa khối lượng công việc và số lượng lao động, tránh tình trạng dư thừa lao động.
¾ Thành lập bộ phận marketing với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, dưới sự quản lý trực tiếp của Ban Giám Đốc. Nhiệm vụ chính của bộ phận này bao gồm:
• Xây dựng các chiến lược marketing mix cho toàn bộ công ty và từng xí nghiệp trực thuộc trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể.
• Đẩy mạnh việc giới thiệu thường xuyên công ty và các sản phẩm với các khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng.
• Xây dựng website riêng cho công ty nhằm quảng bá hình ảnh công ty cho các khách hàng trong và ngoài nước. Việc quản trị và cập nhật thông tin trên website phải được chú trọng và tiến hành đầy đủ. Tránh tình trạng thông tin lạc hậu tồn tại trên website trong thời gian dài.
• Công ty có thế mạnh chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó, công ty có thể tiến hành các chính sách đột phá về giá trong một khoảng thời gian nhất định ở thị trường trong và ngoài nước.
¾ Thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) để tiến hành nghiên cứu, thiết kế các mẫu mã mới nhằm đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển của công ty.
¾ Xây dựng không khí làm việc tích cực, tạo sự hưng phấn trong công việc. Giải quyết kịp thời các mâu thuẫn nảy sinh trong công ty trên cơ sở vì mục tiêu và lợi ích của công ty.
¾ Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả nhằm phản ánh kịp thời các thông tin tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, thông tin về thị trường, đối thủ cạnh
thời cho Ban Giám Đốc. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh như xây dưng mạng LAN trong văn phòng công ty và từng xí nghiệp trực thuộc. Đầu tư nối mạng trong toàn bộ công ty từ văn phòng đến các xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc công ty ở các địa bàn khác nhau.
¾ Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ vì lợi ích chung của toàn công ty. Tránh tạo tâm lý căng thẳng cho cán bộ – công nhân viên. Hệ thống kiểm soát nội bộ này nếu thực hiện tốt sẽ giúp cho công ty có thể cải tiến, sửa chữa kịp thời các điểm bất cập, kiểm soát được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí của công ty, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.