Số lượng lao động của PTC4 ngày càng tăng, nếu năm 1995, thời điểm thành lập PTC4, có 1.298 người thì đến cuối năm 2007 là 2.270 người. Nhìn chung đội ngũ lao động tại PTC4 thời gian qua có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ năm 2007 của PTC4
Nội dung Lao động gián tiếp Lao động bán trực tiếp Vận hành trạm Vận hành đường dây Khác Cộng Số lượng (người) 247 324 843 737 120 2.270 Tỷ trọng (%) 10,89 14,27 37,12 32,45 5,27 100,00 Nguồn: Phòng TCHC – PTC4
Nếu xét theo cơ cấu lao động theo nghiệp vụ và lấy số liệu của năm 2007, lực lượng lao động gián tiếp (làm việc tại các phòng ban) chiếm tỷ lệ 10,89%, lực lượng lao động bán trực tiếp (làm việc tại khối phụ trợ) chiếm 14,27%, lao động trực tiếp (quản lý vận hành các trạm biến áp và các tuyến đường dây) chiếm 69,57%, còn lại là khác (Bảo vệ). Kể từ khi EVN ban hành Định biên lao động sản xuất, kinh doanh điện theo Quyết định số 629/QĐ-EVN-HĐQT ngày 04/11/2005 và được PTC4 cụ thể hóa bằng Quyết định số 02380/QĐ-TTĐ4.TCHC-YT ngày 28/04/2006, tỷ trọng lao động theo nghiệp vụ dần được điều chỉnh và dao động xoay quanh các giá trị đó.
32,45% 37,12% 14,27% 10,89% 5,27% Gián tiếp Bán trực tiếp Vận hành trạm Vận hành đường dây Khác
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động năm 2007 của PTC4 theo nghiệp vụ
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng TCHC – PTC4
Theo cách tiếp cận này cho thấy lực lượng bảo vệ chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, trên 5% lao động. Đây là nét đặc thù của PTC4 nói riêng và ngành điện nói chung. Các trạm biến áp, các tuyến đường dây luôn cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, một mặt để tránh hiện tượng mất cắp có thể xảy ra, mặt khác để ngăn chặn những âm mưu phá hoại (gây cháy nổ, sự cố,...) mà hậu quả một khi xảy ra khó có thể lường trước được.