Giới thiệu về Công ty Truyền tải Điện 4

Một phần của tài liệu 291 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải điện 4 (Trang 27)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trước ngày đất nước thống nhất, đơn vị đảm nhận khâu truyền tải ở Miền Nam là Nha Chuyển vận Phân phối và được tiếp quản nguyên vẹn vào ngày 30/04/1975. Ngày 15/09/1976 Sở truyền Tải điện ra đời trên cơ sở tách ra từ Nha Chuyển vận Phân phối cũ để thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành “Quản lý vận hành lưới điện cao thế từ 66 kV trở lên trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam” theo Quyết định số 1878/QĐ/TCCB.3 của Bộ Điện và Than. Ngày 04/03/1995 Bộ Năng lượng ban hành Quyết định số 105/NL/TCCB-LĐ về việc thành lập Công ty Truyền tải Điện 4 trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) trên cơ sở cơ cấu tổ chức lại Sở truyền Tải điện đương thời.

Hơn 30 năm qua, kể từ khi Sở truyền Tải điện được thành lập, Công ty Truyền tải Điện 4 (PTC4) không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, thực hiện được trọng trách truyền tải điện năng do EVN giao phó, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn (VHAT), liên tục, đáp ứng được nguồn điện phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế của đất nước, nhất là tại khu vực phía Nam. Tuy ngành điện nói chung và khâu truyền tải điện nói riêng vẫn còn khá nhiều tồn tại cần giải quyết và thực sự chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của người tiêu dùng điện cả nước, song không thể phủ nhận những đóng góp nhất định của những công nhân ngành điện, trong đó có công nhân truyền tải.

Sơ lược thông tin hiện nay của PTC4: - Tên công ty: Công ty Truyền tải Điện 4

- Tên giao dịch quốc tế: Power Transmission Company No4, viết tắc: PTC4 - Địa chỉ: Số 07 Quốc lộ 52, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM - Điện thoại: (08) 22181809 – (08) 22181810 - Fax: (08) 38961191 - Website: www.ptc4.evn.com.vn - E-Mail: ptc4@evn.com.vn -Logo: PTC4 

Xét về quy mô quản lý vận hành của PTC4 được thể hiện qua Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Khối lượng quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Đường dây: Số tuyến Tổng chiều dài (Km) Số tuyến Tổng chiều dài (Km) Số tuyến Tổng chiều dài (Km) 110kV 15 1.279 17 1.458 20 1.669 220kV 22 2.015 25 2.312 34 2.920 500kV 2 467 3 597 3 597 Cộng 39 3.761 45 4.367 57 5.186 Năm Cấp điện áp 2005 2006 2007 Trạm biến áp: Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) 110kV 29 5.510 32 6.678 32 6.678 220kV 12 2.889 17 3.079 22 3.589 500kV 3 1.786 5 2.650 5 2.650 Cộng 44 10.185 54 12.407 59 12.917 Năm Cấp điện áp 2005 2006 2007 Nguồn: Phòng Kỹ thuật - PTC4

Như vậy, qua các năm gần đây cho thấy khối lượng quản lý vận hành của PTC4 ngày một tăng. 5.186 4.367 3.761 12.917 12.407 10.185 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2005 2006 2007 Năm Giá tr ( K m , M VA)

Chiều dài đường dây (Km) Dung lượng trạm biến áp (MVA)

Đồ thị 2.1: So sánh khối lượng quản lý vận hành qua các năm của PTC4

Xét về phạm vi địa lý, PTC4 quản lý vận hành các tuyến đường dây và trạm biến áp tại các tỉnh, thành phía Nam.

Hình 2.1: Phạm vi địa lý PTC4 quản lý vận hành lưới điện

Nguồn: www.ptc4.evn.com.vn

Cả nước hiện có bốn Công ty truyền tải điện: PTC1, PTC2, PTC3 và PTC4. Trong đó PTC4 là đơn vị có quy mô lớn nhất.

PTC 3: 6,5 0% PTC 2: 5 ,62% PTC1: 36,91% PTC4: 50,97%

Hình 2.2: Tỷ trọng khối lượng quản lý vận hành của các công ty truyền tải điện tính đến cuối năm 2007

Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 tại Hội nghị Tổng kết diễn ra tại Hà Nội tháng 01/2008

Sắp tới đây, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) sẽ ra đời trên cơ sở tổ chức lại các Công ty truyền tải điện và các Ban quản lý dự án các công trình điện, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, trong đó Nhà nước nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu. Theo mô hình mới này, PTC4 sẽ là Công ty con trực thuộc Công ty mẹ là NPT.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

Để hoạt động SXKD, PTC4 tổ chức mô hình hoạt động bao gồm ba khối chính, đó là khối phòng ban, khối các đơn vị phụ trợ và khối sản xuất trực tiếp:

- Khối phòng ban:

+ Phòng TCHC: Là đơn vị tổng hợp 3 chức năng: Tổ chức lao động, hành chính quản trị và y tế. Với các chức năng này Phòng sẽ tham mưu giúp cho Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý các mặt công tác như: Thi đua tuyên truyền, lưu trữ và chuyển công văn đến, tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, BHXH, bảo hộ lao động, đào tạo nâng bậc, định mức lao động, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống cho toàn thể CBCNV.

+ Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý tài chính theo các quy định của Nhà nước và của EVN, tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

+ Phòng Thanh tra Bảo vệ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ an toàn tài sản và phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc trong phạm vi PTC4 phụ trách.

+ Phòng Vật tư: Tham mưu cho Ban Giám đốc về tổ chức cung ứng và tồn trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị từ các nguồn trong và ngoài nước nhằm phục vụ thi công các công trình, cho các công tác theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất. Đồng thời thực hiện công việc đánh giá, quản lý các vật tư thiết bị thu hồi.

+ Phòng Kỹ thuật: Tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa và đào tạo cán bộ công nhân quản lý lưới điện.

+ Phòng Kỹ thuật An toàn: Tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ.

+ Phòng Quản lý Xây dựng: Tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện việc quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Phòng Kế hoạch: Giúp Ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động SXKD. Ngoài ra còn theo dõi, quản lý các hợp đồng kinh tế do PTC4 ký kết.

Giám đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật An toàn Phòng Thanh tra Bảo vệ Phòng Vật tư Phòng Kế hoạch Phòng Quản lý Xây dựng Truyền tải điện Miền Đông 1 Truyền tải điện Miền Đông 2 Truyền tải điện Miền Tây Truyền tải điện Cao Nguyên Đội Điều độ Thông tin và Máy tính Xưởng Bảo trì Thí nghiệm điện Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Xây dựng cơ bản Đội Xe Máy Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PTC4

- Khối phụ trợ: Gồm 03 đơn vị (Đội Điều độ Thông tin và Máy tính, Xưởng Bảo trì Thí nghiệm điện và Đội Xe Máy). Nhiệm vụ chính của khối này nhằm hỗ trợ cho các đơn vị trong toàn PTC4 hoàn thành được nhiệm vụ của đơn vị mình.

- Khối sản xuất trực tiếp: Bao gồm 04 đơn vị, có trụ sở tại các tỉnh, thành phố khác nhau:

+ Truyền tải điện Miền Tây: Trụ sở đặt tại số 41 Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

+ Truyền tải điện Miền Đông 1: Trụ sở đặt tại số 18 Đường 2A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai.

+ Truyền tải điện Miền Đông 2: Trụ sở đặt tại số E4/39/10 Quốc lộ 1A, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM.

+ Truyền tải điện Cao Nguyên: Trụ sở đặt tại số 797 Đường Trần Phú, Phường B’Lao, Thị Xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng.

Các đơn vị truyền tải điện này có các trạm biến áp và các tuyến đường dây, thực hiện nhiệm vụ trực tiếp vận hành truyền tải điện năng sao cho an toàn, liên tục, ổn định và giảm tổn thất.

2.1.3. Nhiệm vụ chức năng của Công ty

PTC4 hoạt động trên cơ sở pháp lý sau:

- Giấy phép hoạt động điện lực số 3472/GP-BCN ngày 26/12/2003 do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) cấp quy định lĩnh vực, phạm vi và quy mô hoạt động:

+ Quản lý và vận hành hệ thống truyền tải điện đến 500kV trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam;

+ Tư vấn, giám sát thi công đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 500kV. Phạm vi hoạt động trên toàn quốc.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4116001066 do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 20/09/2007 quy định ngành, nghề kinh doanh:

+ Quản lý và truyền tải điện năng; + Xây lắp đường dây và trạm cao thế; + Sửa chữa thiết bị điện;

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ ngành điện; + Tư vấn giám sát xây lắp công trình đường dây và trạm điện.

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

PTC4 tham gia các mảng hoạt động SXKD chính như sau:

- Hoạt động truyền tải điện năng. Đây được xem như nhiệm vụ chính yếu của PTC4 và được hạch toán phụ thuộc EVN. Hoạt động truyền tải điện năng được mô tả là: Khâu sản xuất sản sinh ra điện năng và phát lên lưới, bằng các nguồn lực hiện có, PTC4 sẽ tiếp nhận sản lượng điện này (gọi là sản lượng điện nhận) và xác nhận khối lượng với các đơn vị phát thông qua các công tơ đo đếm. Trong quá trình tải điện đi, một phần điện năng sẽ hao hụt trên lưới (gọi là sản lượng điện tổn thất) mà nguyên nhân do sự cố, do tỏa nhiệt, do các tác dụng vật lý khác,... Khi điện được tải đến các ranh giới với các công ty điện lực (khâu phân phối điện), PTC4 sẽ giao sản lượng điện truyền tải được (gọi là sản lượng điện giao) và xác nhận khối lượng với các công ty này thông qua các công tơ đo đếm. Do điện năng là một sản phẩm đặc thù không có dở dang và hết sức thiết yếu nên vấn đề đối với PTC4 là vận hành lưới điện an toàn, liên tục, ổn định và kéo giảm sản lượng điện tổn thất để nâng cao hiệu suất truyền tải điện năng.

- Hoạt động đầu tư xây dựng. Hoạt động này nhằm nâng cấp năng lực sản xuất hiện có hoặc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp. Mục tiêu của mảng này để ổn định sự an toàn, liên tục của hệ thống và đáp ứng nhu cầu truyền tải điện năng ngày càng tăng. Trong công tác đầu tư xây dựng, nếu là hoạt động cải tạo nâng cấp năng lực tài sản hiện có sẽ gặp khó khăn chính trong việc đăng ký lịch cắt điện để thi công. Nếu là hoạt động xây dựng mới luôn cần sự phối hợp và hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp và bao giờ cũng vướng trong khâu đền bù giải tỏa lấy mặt bằng thi công. Hơn thế nữa, giai đoạn tính toán thiết kế thường không theo kịp với nhu cầu tiêu dùng điện, dẫn đến có nhiều dự án mới đưa vào khai thác không bao lâu đã phải cải tạo nâng cấp, một việc hết sức lãng phí; chưa kể nếu thi công dự án trong các khu nội đô cũng chưa phối hợp đồng bộ với hệ thống cấp thoát nước, cáp điện thoại,...

- Thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài ngành (gọi là hoạt động SXKD khác). Mục tiêu của hoạt động này nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống điện. Các công việc thực hiện thường là: Tư vấn, khảo sát, thiết kế, thi công các công trình điện; nhận quản lý vận hành thuê; thử nghiệm, trung tu, đại tu các thiết bị điện cao áp; sấy lọc dầu máy biến thế; cho thuê tài sản;... PTC4 tự chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký

kết mà không phụ thuộc vào EVN, được hạch toán lãi (lỗ) và phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định. Kết quả qua các năm được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD khác qua các năm của PTC4

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

2003 18.021 16.988 1.033 2004 19.245 17.998 1.247 2005 20.112 18.088 2.024 2006 17.457 16.023 1.434 2007 19.536 17.780 1.756 2008* 20.000 18.000 2.000 (*): Kế hoạch

Nguồn: Báo cáo Tài chính của PTC4 từ năm 2003 đến 2007 và Báo cáo kế hoạch 2008

Ngoài ra, PTC4 còn tham gia góp vốn vào các công ty cổ phần trong ngành điện như: Công ty Cổ phần Phát triển Điện Việt Nam, Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Sài Gòn VINA, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Nha Trang,... Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước bằng việc nộp các loại thuế hằng năm hơn 10 tỷ đồng.

2.3. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4 2.3.1. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải Điện 4

Trong điều kiện SXKD hiện tại của PTC4 và định hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công tác quản trị NNL gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau như: Lập kế hoạch NNL, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trả công lao động, đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác,... Do đó trước khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện cần phân tích tổng thể NNL tại PTC4.

2.3.1.1. Phân tích cơ cấu lao động theo nghiệp vụ

Số lượng lao động của PTC4 ngày càng tăng, nếu năm 1995, thời điểm thành lập PTC4, có 1.298 người thì đến cuối năm 2007 là 2.270 người. Nhìn chung đội ngũ lao động tại PTC4 thời gian qua có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ năm 2007 của PTC4

Nội dung Lao động gián tiếp Lao động bán trực tiếp Vận hành trạm Vận hành đường dây Khác Cộng Số lượng (người) 247 324 843 737 120 2.270 Tỷ trọng (%) 10,89 14,27 37,12 32,45 5,27 100,00 Nguồn: Phòng TCHC – PTC4

Nếu xét theo cơ cấu lao động theo nghiệp vụ và lấy số liệu của năm 2007, lực lượng lao động gián tiếp (làm việc tại các phòng ban) chiếm tỷ lệ 10,89%, lực lượng lao động bán trực tiếp (làm việc tại khối phụ trợ) chiếm 14,27%, lao động trực tiếp (quản lý vận hành các trạm biến áp và các tuyến đường dây) chiếm 69,57%, còn lại là khác (Bảo vệ). Kể từ khi EVN ban hành Định biên lao động sản xuất, kinh doanh điện theo Quyết định số 629/QĐ-EVN-HĐQT ngày 04/11/2005 và được PTC4 cụ thể hóa bằng Quyết định số 02380/QĐ-TTĐ4.TCHC-YT ngày 28/04/2006, tỷ trọng lao động theo nghiệp vụ dần được điều chỉnh và dao động xoay quanh các giá trị đó.

32,45% 37,12% 14,27% 10,89% 5,27% Gián tiếp Bán trực tiếp Vận hành trạm Vận hành đường dây Khác

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động năm 2007 của PTC4 theo nghiệp vụ

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng TCHC – PTC4

Theo cách tiếp cận này cho thấy lực lượng bảo vệ chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, trên 5% lao động. Đây là nét đặc thù của PTC4 nói riêng và ngành điện nói chung. Các trạm biến áp, các tuyến đường dây luôn cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, một mặt để tránh hiện tượng mất cắp có thể xảy ra, mặt khác để ngăn chặn những âm mưu phá hoại

Một phần của tài liệu 291 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải điện 4 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)