Nhóm hàng nông sản:

Một phần của tài liệu 219 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 78 - 80)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

2. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị tr−ờng khác

2.2.1. Nhóm hàng nông sản:

Trong số những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, hạt tiêu, hạt điều…) những mặt hàng chịu nhiều ảnh h−ởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO là rau quả, gạo và chè.

- Rau quả

Tăng tr−ởng kim ngạch các mặt hàng quả t−ơi và chế biến của Việt Nam trong 5 năm qua đạt tốc độ cao. Tuy nhiên, hiện nay quả Việt Nam mới chỉ xuất đ−ợc nhiều vào các n−ớc châu á, mà nhiều nhất là sang Trung Quốc. Quả Việt Nam vẫn ch−a thâm nhập vào các thị tr−ờng tiêu thụ chính trên thế giới nh−

Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, mặc dù ba thị tr−ờng này tiêu thụ đến 75% nhập khẩu quả t−ơi nhiệt đới trong khi xuất khẩu rau quả của Trung Quốc tăng nhanh trong những năm qua và thị phần của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trên nhiều thị tr−ờng nhập khẩu chủ yếu.

Trung Quốc hiện là n−ớc sản xuất rau lớn nhất thế giới. Tổng sản l−ợng rau Trung Quốc cao gấp 4 lần so với Mỹ, đạt khoảng 405 triệu tấn/năm. Trong năm 2003, Trung Quốc đã v−ợt Hoa Kỳ, trở thành n−ớc đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau. Nhật Bản là thị tr−ờng xuất khẩu rau lớn nhất của Trung Quốc, tiếp theo là Hoa Kỳ và các n−ớc Đông Nam á, Nga và Hàn Quốc. Trung Quốc cũng là n−ớc xuất khẩu lớn nhất thế giới nhiều loại quả nh− táo, quýt và lê. Xuất khẩu các loại quả này đã tăng nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng t−ơng ứng 40%, 27% và 34%. Nga là thị tr−ờng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Các thị tr−ờng xuất khẩu chủ yếu khác của Trung Quốc là những n−ớc Đông Nam á, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Rau quả chế biến chiếm khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là rau hỗn hợp, rau đông lạnh và nấm. Nhật Bản là thị tr−ờng xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất của Trung Quốc, chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến. Trung Quốc cũng xuất khẩu nhiều sang EU, Hồng Kông và một số n−ớc châu á.

Chế độ th−ơng mại của các thị tr−ờng lớn đối với rau quả xuất khẩu của hai n−ớc nh− sau:

+ Thị tr−ờng Hoa Kỳ: Trung Quốc và Việt Nam đều đ−ợc h−ởng thuế suất MFN (trung bình là 5%).

+ Thị tr−ờng EU: Cả hai n−ớc đều đ−ợc h−ởng thuế suất GSP

+ Thị tr−ờng Nhật Bản: Việt Nam đ−ợc h−ởng thuế −u đãi GSP, Trung Quốc chỉ đ−ợc h−ởng thuế suất MFN từ 5% - 20% . Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị tr−ờng này một số sản phẩm nh− hành, tỏi, cà rốt , một

số loại quả. Trong khi đó, Trung Quốc đã xuất khẩu sang Nhật Bản khá nhiều chủng loại rau quả t−ơi và −ớp lạnh.

+ Trên thị tr−ờng ASEAN, Trung Quốc đã và đang tận dụng đ−ợc lợi thế nhờ những −u đãi thuế quan trong khuôn khổ EHP và thỏa thuận th−ơng mại tự do với Thái Lan trong xuất khẩu rau quả.

Khi Trung Quốc gia nhập WTO, Việt Nam có một số bất lợi hơn so với Trung Quốc. Các n−ớc thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan để hạn chế nhập khẩu đối với một số mặt hàng. Khi các n−ớc phân bổ hạn ngạch thì Trung Quốc là thành viên của WTO sẽ có lợi hơn so với Việt Nam. Thứ hai, với mục tiêu thu hút đầu t− vào chế biến nông sản phẩm, FDI vào lĩnh vực này tăng mạnh, đặc biệt kể từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Trong khi đó, Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu xúc tiến xuất khẩu rau quả, thâm nhập thị tr−ờng quốc tế nên phải nỗ lực rất nhiều để cạnh tranh với rau quả Trung Quốc.

- Gạo

Việt Nam là một trong những n−ớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nh−ng không xuất khẩu đ−ợc nhiều gạo chất l−ợng cao. Trung Quốc gia nhập WTO, phải áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với gạo theo quy định của WTO trên cơ sở minh bạch hơn và có sự tham gia của khu vực t− nhân vào việc kinh doanh. Chính vì vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội tăng xuất khẩu gạo vào thị tr−ờng này.

Trên các thị tr−ờng khác, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc có nhiều khả năng cạnh tranh với Việt Nam trong việc đàm phán những hợp đồng cấp Chính phủ về cung cấp gạo, tr−ớc hết là thị tr−ờng Nhật Bản. Thứ nhất, do sau nhiều năm thực hiện chiến l−ợc an ninh l−ơng thực, Trung Quốc có d− thừa năng lực sản xuất gạo và Trung Quốc cũng đang chuyển h−ớng sang canh tác giống gạo chất l−ợng cao và chú trọng vào chế biến. Thứ hai, khi gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết mở cửa thị tr−ờng với nhiều loại hàng hoá sau khoảng 3-5 năm, tạo điều kiện thuận lợi để đàm phán ký kết hợp đồng cung cấp gạo cấp Chính phủ. Ngoài ra, từ 2001-2005, Nhật Bản mở cửa hơn thị tr−ờng gạo theo cam kết WTO nên nhu cầu nhập khẩu gạo chất l−ợng cao tăng. Là thành viên WTO, Trung Quốc có lợi thế hơn trong đàm phán xuất khẩu gạo vào thị tr−ờng này. Tuy nhiên, Việt Nam có −u thế hơn Trung Quốc về xuất khẩu gạo sang thị tr−ờng các n−ớc ASEAN nhờ khả năng cung cấp gạo giá rẻ và chế độ th−ơng mại thuận lợi.

- Chè:

Trung Quốc là n−ớc có diện tích trồng chè lớn nhất và có sản l−ợng lớn thứ hai thế giới. Xuất khẩu chè của Trung Quốc hàng năm lên tới 325 triệu USD với các thị tr−ờng chính là Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.

Chế độ th−ơng mại hiện nay đối với chè xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc tại ba thị tr−ờng chính Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ t−ơng tự nhau,

h−ởng thuế suất MFN và không chịu hạn ngạch. Tại thị tr−ờng Nhật Bản, chè Trung Quốc chiếm thị phần 45% trong khi đó chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,01%. Tình trạng cũng t−ơng tự ở thị tr−ờng EU và Hoa Kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam xuất khẩu chính là chè xanh nh−ng các thị tr−ờng này tiêu thụ rất ít mặt hàng này. Việt Nam đã b−ớc đầu chuyển sang chế biến chè đen xuất khẩu nh−ng ch−a thể cạnh tranh đ−ợc với Trung Quốc. Ngoài ra, phần lớn chè xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp do ch−a qua khâu tinh chế (xuất d−ới dạng thùng). Tuy nhiên, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các n−ớc ASEAN có triển vọng tăng lên.

Các mặt hàng nông sản khác nh− cà phê, cao su (Trung Quốc chủ yếu là nhập khẩu và Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu) hay bông (Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu)...việc Trung Quốc gia nhập WTO ít có ảnh h−ởng trực tiếp tới khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị tr−ờng khác.

Một phần của tài liệu 219 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)