Tác động đến th−ơng mại Trung Quốc EU

Một phần của tài liệu 219 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 37 - 38)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

2.2.2. Tác động đến th−ơng mại Trung Quốc EU

Việc Trung Quốc gia nhập WTO đ−ợc đánh giá là có ảnh h−ởng tích cực đến quan hệ th−ơng mại giữa hai bên. Kim ngạch buôn bán song ph−ơng không ngừng tăng lên. Năm 1975, kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc với EU mới chỉ đạt hơn 2,44 tỷ USD nh−ng đến năm 2001, con số này đã đạt tới 80,5 tỷ USD. Xu h−ớng phát triển vẫn tiếp tục với th−ơng mại hai chiều đạt hơn 91,9 tỷ USD vào năm 2002, 132,8 tỷ USD năm 2003 và 177,4 tỷ USD năm 2004.

Bảng 1.6. Th−ơng mại Trung Quốc - EU (Tỷ USD)

1999 2000 2001 Bq 1999- 2001 (%) 2002 2003 2004 Bq 2002- 2004 (%) Trung Quốc XK 32,1 40,8 44,2 11,25 52,5 78,4 107,3 26,9 Trung Quốc NK 25,8 31,2 36,3 12,05 39,4 54,4 70,1 21,15 Cán cân TM 6,3 9,6 7,9 13,1 24,0 37,2

Nguồn: WTO Staticstic 2005

Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đã tăng từ 7,47% năm 2000 lên 12,33% năm 2004 trong khi tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU tăng từ 3,01% năm 2000 lên 4,99% năm 2004. Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU trong 3 năm 2001 – 2004 tăng bình quân 26,9%/năm so với tốc độ tăng 11,25% trong 3 năm 1999 – 2001. Nhập khẩu của Trung Quốc từ EU cũng tăng 21,15%/năm trong giai đoạn 2001 – 2004 so với 12,05% trong giai đoạn 1999 – 2001. Xuất khẩu hàng dệt của Trung Quốc sang EU đã tăng 23,8%/năm trong giai đoạn 2001 – 2004 so với tốc độ tăng tr−ởng bình quân 7,1%/năm trong giai đoạn 1999 – 2001.

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và EU cũng trở nên hợp lý hơn. Tr−ớc đây, hàng Trung Quốc xuất sang thị tr−ờng EU chủ yếu là hàng sơ cấp (chiếm đến 50%), chủ yếu là hàng nông lâm sản, hàng dệt, hàng công nghiệp nhẹ và nguyên liệu. Những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc

trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng hóa Trung Quốc vào EU đã có sự thay đổi, tỷ lệ hàng sơ cấp giảm xuống còn ch−a đến 14%, tỷ lệ hàng chế tạo tăng lên đến 86%, bao gồm: sản phẩm hóa chất hữu cơ, chế phẩm khoáng sản, gang thép, sản phẩm điện cơ, ô tô, tàu biển và các thiết bị vận tải, thông tin quang học, y tế, đồ điện, sản phẩm điện tử, máy tính... FDI của các công ty EU vào thị tr−ờng Trung Quốc đạt khoảng 4,2 tỷ USD/năm trong 5 năm qua11vào nhiều ngành nghề của Trung Quốc tạo điều kiện sản xuất nhiều sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của ng−ời châu Âu.

Ngoài ra, theo Hiệp định giữa hai bên về Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết mở cửa cho EU 3 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; giảm thuế trên 150 loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu của EU, cho phép các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của EU xuất khẩu vào thị tr−ờng Trung Quốc, cho phép EU tham gia vào kinh doanh và phát triển các ngành điện tín, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, du lịch, dịch vụ pháp luật, kế toán.

Một phần của tài liệu 219 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)