Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 40 - 42)

- Phân loại theo tính chất lao động:

2.4 Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để điều chỉnh nguồn nhân lực như tiền lương, đề bạt, đào tạo… Đồng thời cũng là cách thức để kiểm tra tình hình chấp hành công việc của nhân viên và đánh giá sự phù hợp giữa người nhân viên với vị trí công việc. Thông qua đánh giá thực hiện công việc thì có thể phát hiện những thiếu xót trong quá trình thiết kế công việc. Chính vì vậy mà công việc đánh giá thực hiện công việc là một phần không thể thiếu trong quá trình quản trị nguồn nhân lực của công ty.

2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá :

Trong một quy trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên thì việc lựa chọn đúng đắn các chỉ tiêu đánh giá là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quy trình đánh giá. Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá như vậy nên Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc bằng 2 nhóm chỉ tiêu chủ yếu bao gồm:

2.4.1.1 Các chỉ tiêu về công việc :

●Chất lượng công việc: Hiệu quả, nhanh và chính xác khi thực hiện công việc

được giao. Chất lượng của công việc được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn đặt ra cho mỗi vị trí công tác.

●Kiến thức công việc: Khả năng nắm bắt đúng mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu

của công việc. Khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm làm việc để vận dụng vào công việc thực tế.

●Thời gian làm việc: Được đánh giá dựa trên thẻ chấm công hàng ngày.

2.4.1.2 Các chỉ tiêu về hành vi và tác phong lao động:

●Tính cần cù: Nhân tố đánh giá này dựa trên hồ sơ thực tế về thời gian làm

việc, nghỉ ốm, vắng mặt, nghỉ việc riêng, làm thêm giờ.

●Sự hợp tác: (Tinh thần đồng đội) Được hiểu là sự giúp đỡ lẫn nhau, ủng hộ

nhiệt tình, thiện chí đối với đồng nghiệp cùng hoặc khác bộ phận.

●Thái độ làm việc: Có cách xử sự phù hợp đối với công việc, cấp trên, đồng

nghiệp, khách hàng. Nó biểu hiện qua sự sẵn sàng nhận công việc mới, làm thêm giờ, đi công tác, tôn trọng cấp trên, có chí tiến thủ và ý thức trách nhiệm với công việc.

●Tính chủ động: Mức độ năng động của nhân viên được thể hiện qua những sáng tạo trong công việc bình thường hàng ngày, có sáng kiến cải tiến công việc, sản phẩm hoặc đưa ra các giải pháp về tổ chức cho công ty được hoàn thiện hơn.

●Sự tin cậy: Đánh giá dựa trên tính trung thực, sự chín chắn và lòng trung thành

●Phục tùng chỉ dẫn và quy định: Nhân viên có trách nhiệm tuân theo các chỉ

dẫn và quy định của công ty. Bất kỳ một lỗi nào vi phạm quy định cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc đánh giá.

2.4.2 Quy trình đánh giá

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc trong công tác quản lý nguồn nhân lực, vì vậy mà công ty đà chú trọng đến việc xây dựng và duy trì tốt hệ thống đánh giá có hiệu quả dựa trên việc áp dụng phương pháp bảng điểm đồ thị và được thực hiện theo một quy trình có hệ thống được thực hiện theo các bước:

- Bước 1 : Thông báo các chỉ tiêu đánh giá cho toàn thể nhân viện trong công ty:

Khi tiến hành đánh giá nhân viên thì người đánh giá sẽ thông báo các chỉ tiêu đánh giá để cho toàn bộ nhân viên biết.

- Bước 2 : Tổ chức quá trình đánh giá ở các phòng, bộ phận và tổ đội: lựa chọn

phương pháp đánh giá, hướng dẫn đánh giá, sau đó tiến hành đánh giá ở các cấp.

- Bước 3 : Theo dõi và giải quyết kịp thời các vướng mắc, các phát sinh trong

quá trình đánh giá, tiến hành điều chỉnh kip thời khi cần thiết: Khi có những vướng mắc hay những lỗi gặp phải trong quá trình đánh giá thì trưởng các bộ phận, phòng ban phải có những biệp pháp kịp thời để điều chỉnh và báo cáo với giám đốc để công tác đánh giá đạt được hiệu quả.

- Bước 4 : Thông báo kết quả và tổ chức đối thoại với các nhân viên: Khi thời

hạn đánh giá kết thúc thì người đánh giá phải có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá cho toàn bộ nhân viên và trình giám đốc xem xét phê duyệt.

- Bước 5 : Tổng kết, kết luận cuối cùng và rút kinh nghiệm: Khi kết thúc quá

trình đánh giá thì người có trách nhiệm đánh giá và trưởng các phòng ban phải tiến hành tổng kết để xem xét khen thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt và yêu cầu kỷ luật đối với cá nhân bị đánh giá kém. Đồng thời rút kinh nghiệm sau quá trình đánh giá.

1. Kết quả đánh giá

Sau khi vận dụng một quy trình đánh giá khoa học và được thực hiện một cách nghiêm túc và khách quan với hệ thống chỉ tiêu rõ ràng, chính xác và được xác định đúng đắn thì công ty đã thu được kết quả như sau:

2009 2010 2011Tổng số lao động 45 73 73

Một phần của tài liệu thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w