Tác động của các ngân hàng thương mại đến kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại (Trang 25 - 28)

Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chưa “phủ sóng” được toàn nền kinh tế. Một dấu hiệu rõ rệt cho thấy ở Việt Nam, mức độ “ngân hàng hóa” còn rất thấp chính là tình trạng đôla hóa và tiền mặt hóa của nền kinh tế vẫn phổ biến quá mức. Vấn đề này là trở lực lớn gây tác động tiêu cực đến hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia và của việc huy động và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và nhàn rỗi trong dân cư.

Hệ thống ngân hàng thương mại của chúng ta từ ngày được sinh ra cho đến nay hầu như đang bị “đô thị hóa” hoàn toàn, và tình trạng đô thị hóa đó không phải vì lợi ích chung của toàn nền kinh tế. Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả miền Đông Nam bộ chỉ còn một ngân hàng cổ phần nông thôn hoạt động cầm chừng. Trên thực tế, các ngân hàng nông thôn trước đây, tuy mang tiếng là ngân hàng nông thôn nhưng chẳng những không tập trung mở rộng tín dụng cho nông dân - những người thật sự cần vốn - mà dần dần có xu hướng đô thị hóa, tham gia tích cực các hoạt động cho vay thương mại cùng các hoạt động kinh doanh chứng khoán và đầu cơ bất động sản. Bản thân ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng không mặn mà lắm với việc cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn như tên gọi của mình.

Quy mô về vốn của các ngân hàng thương mại VN còn nhỏ, quy mô về tín dụng chưa cao, trình độ công nghệ, trình độ quản lý của các NHTMVN còn thấp. Nhóm NHTM nhà nước tuy chiếm gần 70% tổng nguồn vốn huy động và gần 80% thị phần tín dụng nhưng chỉ có tổng số vốn tự có chưa tới 1 tỷ USD, từng NHTM trong nhóm các NHTM nhà nước đạt tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản chưa tới 5% (thông lệ tối thiểu của ngân hàng quốc tế đạt tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản là 8%). Khối NHTM cổ phần với 36 ngân hàng chỉ chiếm 11% tổng nguồn vốn huy động và 10% thị phần tín dụng. Nhóm chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và liên doanh (30 ngân hàng) có tiềm lực khá mạnh với 30% vốn chủ sở hữu trong hệ thống NHTM đang hoạt động tại VN nhưng nhìn chung họ có ưu thế hơn các NHTMVN về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lược khách hàng, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản.

Dịch vụ ngân hàng của các NHTMVN, còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ như môi giới, thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Cho vay theo chỉ định của Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của NHTMVN. Việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều vướng mắc. Hầu hết các chủ trang trại và các công ty tư nhân khó tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng và vẫn phải huy động vốn bằng các hình thức khác. Bên cạnh đó, một số loại hình nghiệp vụ mới chưa được thực hiện tại VN hoặc chưa có quy định điều chỉnh nhưng đã được cam kết tại hiệp định cho phép các ngân hàng nước ngoài được thực hiện, sẽ buộc NHNNVN phải khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các nghiệp vụ mới.

Năm 2010 ghi lại nhiều biến động của kinh tế Việt Nam qua các hoạt động của ngân hàng:

Kỷ lục của chênh lệch tỷ giá

Khoảng 10% là chênh lệch kỷ lục giữa giá USD trên thị trường tự do so với giá niêm yết chính thống. Đây cũng là điểm nhấn của năm có nhiều biến động trên thị trường ngoại hối và sự điều chỉnh của chính sách, mà mức tăng chung cuộc 5,53% của tỷ giá USD/VND không thể phản ánh hết.

Ngay đầu năm là quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, tiếp đó là mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, áp trần lãi suất tiền gửi USD tối đa 1%/năm

đối với các tổ chức, thực hiện “kết hối” đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước, hai lần trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, triển khai loạt giải pháp nắn dòng tín dụng ngoại tệ… Phía sau loạt chính sách này là trạng thái khá ổn định của tỷ giá và cung - cầu ngoại tệ trong khoảng 7 tháng đầu năm.

Nhưng căng thẳng trên thị trường bắt đầu bùng phát từ trung tuần tháng 10 và trong tháng 11; chênh lệch khoảng 10% nói trên có trong thời điểm này. Bên cạnh những giải pháp kỹ thuật, một lần nữa quyết định bán ra ngoại tệ được công bố.

Quy mô các ngân hàng phát triển mạnh

Năm 2010 đánh dấu sự hiện diện và hoạt động một cách toàn diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với sự mở rộng mạng lưới, sản phẩm dịch vụ một cách nhanh chóng. Vào thời điểm cuối năm, thị trường đón nhận loạt thông tin các ngân hàng ngoại tăng mạnh vốn được cấp. Sức cạnh tranh từ khối này chính thức bước vào giai đoạn mới.

Đi cùng với những chuyển động này là sự gia tăng lợi ích của khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, năm 2010 ghi nhận sự mở rộng của các dịch vụ tiện ích như ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch vụ thẻ với việc triển khai kết nối mạng lưới ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc.

Lãi suất đột ngột đảo chiều

Từ tháng 6, nhiều lần Chính phủ nhấn mạnh đến định hướng hạ lãi suất VND. Nỗ lực theo hướng này ghi nhận ở điểm đến 11%/năm của lãi suất huy động. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng, cuộc đua lãi suất đột ngột bùng phát vào cuối năm và đỉnh điểm là sự kiện Techcombank “3 ngày vàng” khuyến mại, thị trường nhiều xáo trộn.

Đi cùng với diễn biến trên, lãi suất trong năm 2010 có sự song hành của các cam kết đồng thuận và sự mong manh của nó. “Phá trần”, “giao dịch ngầm”, “lãi suất chui”… là những cụm từ được một số phương tiện truyền thông dùng để phản ánh cho thực trạng của lãi suất những tháng cuối năm. Phải đến trung tuần tháng 12, Ngân hàng Nhà nước vào cuộc qua cam kết giữa các nhà băng, tình hình mới tương đối ổn định.

Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w