Bạn bè nhìn nhận

Một phần của tài liệu Tổng quan nghiên cứu lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em ở Quảng Châu (Trang 49 - 52)

Trong khi còn quá trẻ để có thể xa gia đình và làm việc tại một thành phố lớn có thể là điều mà nhiều trẻ em gái không thể thực hiện đợc. Vì vậy, đối với từng em sẽ có những cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề này rất có thể sẽ khác nhau.

Bạn bè của Lan đều đã nghỉ học để đi làm và giúp đỡ gia đình nên cách nhìn nhận về vấn đề công việc của Lan rất linh hoạt.

Em cũng nghỉ học rồi vì em học dốt quá! Em cũng đang xin bố mẹ

cho em đi làm giống Lan nhng bố mẹ em cha đồng ý. Chúng nó đều đi hết cả nên ở nhà chán lắm!” (Bạn gái Lan - 17 tuổi). Em gái này coi công việc của Lan cũng bình thờng nh bao công việc khác và em cũng muốn đi giúp việc gia đình không phải vì mục đích kiếm tiền hay những lực hấp dẫn khác mà vì ở nhà không có bạn để chơi.

Em cũng thích đi làm giúp việc gia đình! Nó (Lan) nói là công việc

này nhàn lắm mà lại đợc ăn ngon, mặc đẹp nữa! Nó đi làm có một thời gian về mà trắng hẳn ra, có quần áo đẹp và lại có tiền nữa. Mà em thấy nó khác lắm, ăn nói đâu ra đó cứ lịch sự nh ngời thành phố ấy!” (Bạn gái Lan - 16 tuổi).

Sức hấp dẫn của công việc giúp việc gia đình này quả là không nhỏ đối với một trong số các bạn gái của Lan. Và qua thăm dò, tôi còn nhận thấy rằng

không ít ngời bị thu hút bởi nghề giúp việc gia đình với những mặt u điểm cơ bản rất cần cho những cô gái nông thôn vừa đợc nêu ra ở trên. Các em đều mong muốn mình sẽ trắng hơn, đẹp hơn, sống trong môi trờng tiện nghi và hiện đại hơn, ăn ngon hơn và có quần áo mới để mặc... Tất cả những điều này khó có thể đạt đợc nếu các em không rời bỏ công việc đồng áng nặng nhọc.

Có ra Hà Nội mới biết ng

ời ta sung sớng hơn mình nhiều! Lan nó đi về em thấy khác hẳn đấy! Trông có vẻ ngời lớn hơn, điệu hơn bọn con gái ở làng. Em đoán nó không muốn quay về làng lấy chồng nữa đâu! ” (Bạn trai Lan - 17 tuổi).

Với những ngời bạn này của Lan thì giúp việc gia đình có thể nói là một nghề để kiếm sống. Các em gần nh không nghĩ đến mặt trái của công việc này cũng nh những khó khăn, cám dỗ ở Hà Nội. Tôi cho rằng yếu tố hoàn cảnh và những trải nghiệm của chính bản thân các em khi các em cũng đều đã bỏ học và lao động kiếm tiền bằng một hình thức nào đó đã đa đến những nhận định này. Do cũng từng đi hay biết đến công việc ở xa gia đình nên các em có vẻ trải nghiệm hơn, hiểu biết và coi trọng công việc của Lan hơn.

Trờng học cách rất xa nhà và khoảng 10 xã mới có một trờng cấp III nên bạn học của Hoa sống rải rác ở nhiều xã khác trong huyện, khó có điều kiện tiếp xúc với nhau ngoài giờ lên lớp. Hoa không có bạn chơi cùng làng vì những ngời cùng tuổi với em đều đã bỏ học và đi làm. Bạn của em là vài ngời bạn gái học cùng lớp ở làng bên mà thôi. Hoa không muốn để cho bạn bè mình biết việc em phải đi giúp việc gia đình ở Hà Nội vào dịp tết. Hoa thấy không tự tin vì công việc này. Trong số bạn bè của Hoa không có ai đã từng đi giúp việc gia đình nh em. Tuy không hay biết về việc Hoa đã từng đi giúp việc gia đình ở Hà Nội những các bạn của Hoa cũng có những nhận xét rất giống nhau về Hoa:

Em thấy trông nó không giống con nhà làm ruộng! Mà không phải chỉ

có em nói thế mà nhiều ngời cũng nói thế đấy! Khi đến nhà nó mới biết nó cũng làm nh bọn em thôi! Con gái nông thôn nh chúng em vất vả lắm, suốt

ngày phơi mặt ngoài trời làm sao mà có thể trắng trẻo nh con gái thành phố đợc!” (Bạn gái Hoa - 17 tuổi).

Nhìn nó ăn mặc, nói chuyện cứ nh

ngời thành phố ấy nên mọi ngời cứ tởng không phải nó ở quê!” (Bạn gái Hoa - 18 tuổi).

Hoa đã từng đi giúp việc ở Hà Nội hai lần. Đó là vào dịp hè năm 2004 và dịp tết năm 2005. Tất cả quần áo đi học của em hiện nay là của ngời chủ nhà cho. Với họ thì những thứ quần áo này có lẽ không có gì đặc sắc nhng với Hoa và những ngời dân quê lam lũ, cả năm không có đợc một manh áo mới thì nó quả thật rất đáng giá, rất thành phố! Khi đến trờng nhìn Hoa ăn mặc đẹp, giao tiếp lịch sự khiến mọi ngời đều đoán rằng: có lẽ gia đình em sung sớng và em chẳng phải làm công việc đồng áng. Nh vậy, Hoa đã có thể tiếp nhận và học theo đợc văn hoá giao tiếp, ăn mặc của ngời Hà Nội trong quá trình lao động giúp việc thời vụ của mình.

Một chi tiết rất nhỏ tôi có thể nhận thấy trong thời gian tôi sống cùng gia đình Hoa là thói quen ngâm nớc thơm vào quần áo của Hoa (Mặc dù chỉ với những gói nớc thơm bé mà nhà sản xuất dùng để khuyến mại cùng với gói bột giặt và Hoa cũng chỉ dùng để ngâm nó với quần áo đi học của em). Tôi thấy em dùng rất tiết kiệm. Với một gói nớc thơm ấy, em có thể dùng cho rất nhiều lần giặt. Mỗi lần sử dụng xong, em lại cất gói nớc thơm còn dở đó đi rất cẩn thận. Chắc chắn rằng, những ngời dân nông thôn ở đây không có thói quen ấy! Đó là thói quen của những ngời dân thành phố mà Hoa đã học đợc!

Khi tôi hỏi một ngời bạn của Hoa rằng em có muốn đi giúp việc gia đình vào dịp hè này không? Em đã trả lời: “ Em cũng muốn đi thử cho biết Hà Nội nh thế nào! Em thấy nó (Hoa) đi làm hè năm ngoái về béo trắng hẳn ra. Nhìn nó thế có ai bảo là phải đi làm xa đâu, cứ nh là đi chơi về ấy! Nó (Hoa) cũng rủ em đi hè năm nay nên em đang xin phép bố mẹ.” (Bạn gái Hoa - 17 tuổi). Câu trả lời này cho thấy em gái này cũng bị sức hút của cuộc sống nơi đô thị hấp dẫn. Em không nghĩ đến những khó khăn mà Hoa đã gặp phải (hoặc có thể

Hoa không nói với em về những khó khăn khi đi giúp việc gia đình ở Hà Nội) mà chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp mà em hy vọng có đợc khi tới Hà Nội mà thôi!

Một phần của tài liệu Tổng quan nghiên cứu lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em ở Quảng Châu (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w