Trung cấp, sơ cấp ,46 2Đại học ngắn hạn, cao đẳng,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hình thức trả lương ở Công ty thiết bị Y Tế Trung ương I - Hà Nội (Trang 50 - 53)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ TRUNG ƯƠNG I HÀ NỘ

1 Trung cấp, sơ cấp ,46 2Đại học ngắn hạn, cao đẳng,

3 Đại học chính quy, tại chức dài hạn 1,78

4 Trên đại học 2,02

Áp dụng hệ số này thể hiện được trình độ của người lao động tuỳ thuộc vào trình độ đào tạo mà hướng số đào tạo tương ứng, hệ số này còn tính cả thời gian đào tạo ở các cấp. Với hệ số này khuyến khích người lao động nâng cao trình độ đào tạo, điều này vừa có lợi cho họ và vừa có lợi cho Công ty.

c. Hệ số thâm niên công tác (K3)

Mỗi năm người lao động công tác ở Công ty sẽ tương ứng với hệ số:0,01 Ví dụ: chú Ngô Ngọc Trí làm việc ở Công ty đến năm 2000 là 22 năm thế thì hệ số thâm niên công tác của chú Trí là: 22 năm x 0,01 - 0,22. Như vậy ai làm việc ở Công ty lâu năm thì hệ số thâm niên càng cao, việc đưa hệ số này vào tính thưởng bởi nó sẽ thể hiện được sự gắn bó của người lao động với Công ty, đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ người lao động ở lại làm việc, đặc biệt là người có trình độ, kinh nghiệm.

d. Hệ số thành tích (K4).

Hệ số này do lãnh đạo và công đoàn đơn vị thống nhất xác định căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và thực hiện kỷ luật lao động của mỗi cá nhân để phân loại lao động thành mức A,B,C. Sự phân loại này do từng phòng bình chọn nên vào thời điểm cuối mỗi kỳ.

Tiêu chuẩn loại A: Ứng với hệ số thành tích 1,2 khi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đúng thời gian hoặc có sáng kiến trong chuyên môn đảm bảo giữ nguyên kỷ luật lao động, đi làm đủ số ngày công không được dưới 22 ngày/tháng.

Tiêu chuẩn loại B: ứng với hệ số thành tích 1,0 khi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đúng thời gian quy định. ngày công thấp hơn 22 ngày/tháng.

Tiêu chuẩn loại C: ứng với hệ số thành tích 0,8 khi nhiệm vụ hoàn thành không tốt hoặc vi phạm kỷ luật mức khiển trách trở lên, ngày công thấp hơn 22 ngày/tháng, lý do nghỉ không chính đáng.

Ngày công được quy đổi như sau:

- Nghỉ phép trong tiêu chuẩn: 1 ngày = 1 ngày công. - Nghỉ phép ngoài tiêu chuẩn: 1 ngày = 0 ngày công. - Đi học (trong kế hoạch):

+ 12 tháng trở lên: 1 ngày = 0,2 ngày công + Dưới 12 tháng: 1 ngày = 0,5 ngày công. - Nghỉ đẻ trong tiêu chuẩn: 1 ngày = 0,7 ngày công. - Nghỉ đẻ ngoài tiêu chuẩn: 1 ngày = 0,5 ngày công

- Nghỉ ốm đau, an dưỡng, chờ hưu, việc riêng không lý do, nghỉ đi học

ngoài kế hoạch: 1 ngày = 0 ngày công.

e. Cách tính số tiền công cho một hệ số thực tính (T):

T =

ΣTT phòng

____________________ Σ (K1 + K2 + K3) x K4 Trong đó:

T: Tiền thưởng cho 1 hệ số thực tế.

ΣTT phòng: Tổng số tiền thưởng của cả phòng căn cứ vào lợi nhuận và phần trích từ quỹ lương.

Σ (K1+K2+K3)xK4: Tổng các hệ số của các cá nhân trong phòng. Tiền thưởng của cá nhân: TT

TT = (K1+ K2+K3) xK4xT

Ví dụ: Trong quý IV năm 2000 thì tổng quỹ thưởng cho cả phòng lắp đặt bảo hành là: ΣTT phòng = 5.692.543 (theo số liệu biểu số 7 quý IV năm 2000).

Trong quý IV năm 2000 thì Bác Trần Đình Xuân, là trưởng phòng lắp đặt bảo hành ứng với K1 = 1,8, trình độ đại học chính quy nên ứng với K2 = 1,78 và thâm niên công tác tính đến năm 2000 là 28 năm ứng với K3 = 28 x 0,01 = 0,28. Trong quý IV Bác Xuân đi làm đầy đủ và không vi phạm kỷ luật hoàn thành tốt công việc được giao ứng với hệ số K4 = 1,2.

Với cách tính tương tự áp dụng phương pháp này vào thực tế cho quý IV năm 2000 của phòng lắp đặt bảo hành ta có bảng đánh giá các hệ số sau của phòng.

Biểu số 13: Bảng đánh giá các hệ số phòng lắp đặt - bảo hành.

Hệ số thực tính (K) = (K1 + K2 + K3) x K4. Họ và tên Chức danh Hệ số đảm nhận Hệ số bổ sung Hệ số thâm niên Hệ số thành tích Hệ số thực tính Trần Đình xuân Trưởngphòng 1,8 1,78 0,28 1,2 4,632 Ngô Ngọc Trí Kỹ sư 1,4 1,78 0,22 1,0 3,4 Nguyễn Thị Diễm CNKT 1,1 1,46 0,17 1,0 2,73 Đỗ Trọng Thuỷ Cao đẳng 1,1 1,55 0,14 0,8 2,232 Nguyễn Thị Hương Cao đẳng 1,1 1,55 0,16 1,0 2,81 Nguyễn Thanh Hà Nhân viên 1,0 1,46 0,15 1,0 2,61 Đoàn Thế Lâm Kỹ sư 1,4 1,78 0,05 1,2 3,876

Cộng 22,29

Vậy tiền thưởng cho một hệ số thực tính là:

T = ΣTT phòng ________________ Σ (K1+K2+K3) K4 = 5.692.543 __________ 22,29 = 255.385(đ/hệ số)

Tiền lương bổ sung quý IV năm 2000 của Bác Xuân là:

TT=((K1+K2+K3)K4xT=(1,8+1,78+0,28)x1,2x255.385=1.181.943 đ/quý. Tương tự cách tính từng cá nhân của phòng lắp đặt bảo hành.

Biểu số 14: Số tiền thưởng quý IV năm 2000 của phòng lắp đặt bảo hành

Đơn vị: đồng

Họ và tên Chức danh Hệ số thực tính Tiền thưởng

Nguyễn Đình Xuân Trưởng phòng 4,63 1.182.943

Ngô Ngọc Trí Kỹ sư 3,4 868.309

Nguyễn Thị Diễm CNKT 2,73 697.201

Đỗ Trọng Thuỷ Cao đẳng 2,232 570.030

Nguyễn Thị Hương Cao đẳng 2,81 717.632

Nguyễn Thanh Hà Nhân viên 2,61 666.555

Cộng: 22,29 5.692.543

Qua phân tích bảng số 7 và bảng số 13 ta thấy được sự khác biệt rất lớn, phàn được hưởng của cá nhân trong phòng lắp đặt bảo hành.

Với cách tính này đã đem lại sự công bằng cho từng cá nhân trong phòng và cũng góp phần khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hình thức trả lương ở Công ty thiết bị Y Tế Trung ương I - Hà Nội (Trang 50 - 53)