Nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 252482 (Trang 70 - 71)

thương mại

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn đó là sự nới lỏng các rào cản của Nhà nước về kinh doanh tiền tệ, mở rộng cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia kinh doanh tại Việt Nam. So với các ngân hàng nước ngoài, có thể nói qui mô về vốn của các ngân hàng Việt Nam là rất thấp, hơn nữa, kinh nghiệm, trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý lại thua xa, do đó, nguy cơ bị chèn ép là rất lớn. Vì thế, để nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, cần phải thực một số việc sau:

¾ Cải tiến các quy chế tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng ngoài quốc doanh có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn đồng VND phổ biến ở các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, qua đó làm giảm bớt chi phí huy động vốn từ các nguồn khác. Nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng ngoài quốc doanh được mở rộng, chi phí huy động giảm đi cũng có nghĩa là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc vay vốn với chi phí thấp từ hệ thống ngân hàng, góp phần làm giảm lãi suất tín dụng, khuyến khích đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng;

¾ Giảm bớt việc cho vay chỉ định, bao cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng nhà nước, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hình thức cho vay này. Điều này sẽ giúp ngân hàng nhà nước quan tâm đến hiệu quả hoạt động hơn, từ đó nâng cao được năng cao khả năng kinh doanh;

Trang 71

¾ Đẩy mạnh phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm tạo ra mối liên thông về vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng, góp phần giải quyết khó khăn về vốn, nâng cao tính thanh khoản và giảm được chi phí vay vốn;

¾ Tiến hành sắp xếp và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhà nước, theo đó, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại lớn, hợp nhất các ngân hàng có qui mô về vốn thấp, xử lý các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi. Có như vậy, qui mô về vốn của các ngân hàng mới được giải quyết, khả năng kinh doanh sẽ tăng lên, qua đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước;

¾ Đẩy mạnh việc thực hiện các dự án cải cách hệ thống ngân hàng và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng và khả năng cung cấp thông tin, phục vụ cho yêu cầu quản lý của các ngân hàng cũng như của Ngân hàng;

¾ Phối hợp với chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước khác nhằm hoàn thiện về mặt thủ tục, pháp lý hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ đọng, các khoản nợ khó đòi, góp phần giải quyết khó khăn về cho các ngân hàng, nâng cao được khả năng thanh toán và hệ số an toàn cho các ngân hàng;

Một phần của tài liệu 252482 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)