3.3.1.Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 62)

Trong mọi trường hợp, vai trò của các chính sách của Nhà nước là phải luôn đảm bảo vai trò định hướng, kim chỉ nam hướng dẫn mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược của toàn nền kinh tế là khung pháp lý cho các chính sách và chiến lược hoạt động của công ty vì thế nó phải luôn đảm bảo nguyên tắc toàn diện, thống nhất và khoa học nhất.

Bên cạnh việc đa dạng hoá các công cụ để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhà nước vẫn cần phải ưu tiên cho việc hoàn thiện những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu truyền thống được sử dụng từ trước:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung danh mục các mặt hàng xuất khẩu

chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Với những mặt hàng mà Việt Nam đã xuất khẩu với số lượng lớn từ trước như dệt may, giày dép, đồ gỗ, rau quả… Nhà nước tiếp tục đưa ra các cơ chế chính sách để gia tăng lượng và chất, đồng thời trong mỗi mặt hàng truyền thống đó cần tìm ra và khuyến khích mở rộng chủng loại sản phẩm xuất khẩu như với hàng dệt may sẽ xuất khẩu thêm các mặt hàng như quần áo trẻ em, sơ mi nữ bên cạnh những chủng loại truyền thống là sơ mi nam, quần dài… Với ngành hàng xuất khẩu cũng cần mở rộng các mặt hàng chủ lực như cà phê, hạt điều, các sản phẩm điện tử... Nếu chúng ta thực hiện được việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ tránh được việc quá tập trung phát triển một số mặt hàng nhất định, phát triển không đồng đều. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp Hoa Kỳ gây khó khăn cho xuất khẩu một mặt hàng nào đó của Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, vấn đề gia công xuất khẩu cần được quản lý hiệu quả hơn. Các sản

phẩm của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng may mặc và giày dép khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm gia công cho các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp Hoa Kỳ. Mặc dù trên thực tế nếu xuất khẩu hàng hoá thông qua hình thức gia công thì hàng hoá của ta có thể dễ dàng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ hơn, nhưng nếu chỉ xuất khẩu gia công thì người tiêu dùng không thể biết được hàng hoá đó được sản xuất tại Việt Nam, như thế vô tình chính các doanh nghiệp Việt Nam đã giúp doanh nghiệp nước ngoài quảng bá tên tuổi của họ. Chính vì vậy, giảm tỷ lệ xuất khẩu gia công là việc cần phải làm, Nhà nước thực hiện hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu tìm kiếm đối tác để thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm, áp dụng các hình thức khuyến khích xuất khẩu như hỗ trợ cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam được người tiêu dùng Hoa Kỳ tin dùng, bình chọn đối

với các thương hiệu hàng hoá Việt Nam, có những ưu tiên cho doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mang nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam nhưng đạt kim ngạch lớn, áp dụng các hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp có nhiều mặt hàng được thị trường Hoa Kỳ tiêu dung… tuy nhiên tất cả các hình thức hỗ trợ này phải đảm bảo phù hợp với nguyên tắc thương mại của WTO. Đối với mặt hàng nông sản, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô của Việt Nam còn cao, cũng giống như hàng dệt may, Nhà nước đưa ra những biện pháp để tăng tỷ lệ chế biến trên một đơn vị sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến là cách để nâng cao giá trị sản phẩm. Những biện pháp mà Nhà nước có thể áp dụng: quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn theo định hướng xuất khẩu, đầu tư nhiều hơn vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản gần vùng nguyên liệu, thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa bên sản xuất nguyên liệu và bên nhận chế biến nguyên liệu… Nhà nước có thể khuyến khích việc đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đặc biệt là ưu tiên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp này phát triển.

Thứ ba, tăng cường đầu tư cho xuất khẩu. Đầu tư cho xuất khẩu được hiểu là

Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu thông qua: đầu tư vào mặt tài chính (chủ yếu là thuế), đầu tư tạo nguồn vốn sản xuất, đầu tư tín dụng, đầu tư vào các khu công nghệ cao, khu chế xuất…Với chính sách tín dụng tạo nguồn vốn, các ngân hàng cho vay thực hiện những ưu đãi với các doanh nghiệp vay vốn phục vụ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu hàng hoá như vay với lãi suất phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt là những mặt hàng nằm trong danh mục ưu tiên xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, cơ sở để đưa ra mức lãi suất ưu đãi có thể căn cứ vào tỷ lệ doanh thu/ tổng kim ngach xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ, hoặc ngân hàng có thể đưa ra một ngưỡng mà doanh nghiệp được hưởng lãi suất vay ưu đãi khi xuất khẩu có hiệu quả.

Giá cả và chất lượng là hai nhân tố cạnh tranh cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ mặt hàng nào xuất hiện tại thị trường Hoa Kỳ do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất đó là làm sao hạ thấp giá thành sản phẩm và đưa chất lượng sản phẩm lên cao hơn. Với cả hai vấn đề này, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như những điều kiện sản xuất khác: chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến, từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng… Một trở ngại lớn trong vận tải hàng hóa giữa hai nước là khoảng cách địa lý, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam có thể đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ về việc thiết lập tuyến đường bay thẳng giữa hai quốc gia. Ngoài ra Nhà nước cũng cần xem xét giải pháp xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản hàng hoá chờ vận tải để xuất khẩu, điều này đặc biệt cần thiết đối với các mặt hàng nông thuỷ hải sản vì nếu phải chờ đợi phương tiện trong một thời gian quá lâu sẽ làm sản phẩm bị hỏng hoặc chất lượng không đảm bảo theo yêu cầu của thị trường và khách hàng. Để thực hiện giải pháp này, Nhà nước có thể quy hoạch đầu tư xây dựng một số kho hàng miễn phí tại những địa bàn sản lượng thu hoạch nhiều mà chưa thể xuất khẩu được ngay, với những mặt hàng rau quả, thuỷ hải sản thì những kho hàng này đóng vai trò là nơi cất trữ bảo quản sản phẩm chờ xuất khẩu. Để tránh việc bị kiện phá giá hay bất cứ trở ngại nào liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu từ phía thị trường Hoa Kỳ, trong thời gian đầu Nhà nước có thể cho doanh nghiệp sử dụng miễn phí những kho hàng này, nhưng sau một thời gian nhất định Nhà nước nên cho thuê với mức giá ưu đãi.

Khi đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Nhà nước cần phải xác định được những vấn đề cốt lõi cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cả một số hàng hoá của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ lại cao hơn so với những sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác (chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến) đó là: Giá nguyên liệu đầu vào cao do các mức thuế chưa hợp lý

Thời gian giao hàng (chậm hơn các nước khác từ 5 -10 ngày)

Cước phí vận tải (cao hơn 10%) mà nguyên nhân là do cước phí nội địa cao (cước 1 tấn gạo từ đồng bằng Sông Cửu Long đến cảng Sài Gòn là 4USD trong khi cước 1 tấn ngũ cốc từ bờ Tây Hoa Kỳ sang bờ đông châu Á chỉ có 10USD

Cảng phí cao do sự độc quyền của một số hãng lớn

Giá thuê đất cao cùng với thủ tục thuê đất phức tạp làm tăng chi phí cố định Mức lãi suất vay vốn bình quân cao kèm theo thủ tục vay rườm rà khiến cho nhiều doanh nghiệp không có hoặc không muốn vay vốn mở rộng sản xuất…

Khi đã tìm được nguồn gốc của vấn đề, Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh những chính sách khắc phục những trở ngại trên từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.

3.3.1.3.Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Với vai trò của người dẫn đường, những chương trình xúc tiến thương mại của Chính phủ tại thị trường Hoa Kỳ cần thể hiện được định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp xung quanh cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, những thông tin về thị trường Hoa Kỳ:

Thứ nhất, Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Luật thương mại điện

tử. Phát triển thương mại điện tử và hệ thống công nghệ thông tin là đòi hỏi tất yếu trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Trong chương trình phát triển công nghệ thông tin, vấn đề xây dựng và kiện toàn hệ thống mạng quốc tế, mạng nội bộ cũng như nâng cao chất lượng các webside của Chính phủ cần được quan tâm nhiều hơn. Thực tế là Chính phủ đã có những trang thông tin điện tử cho các chuyên ngành khác nhau, nhưng chất lượng của chúng cần được xem xét lại khi mà thông tin trong nhiều trang web không được cập nhập thường xuyên nhất là thông tin về các văn bản mới về xuất khẩu, thông tin về thị trường xuất khẩu chung chung… Vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước của các trang thông tin điện tử chưa phát huy được tác dụng. Vì thế vấn đề đặt ra đối với bộ phận chuyên môn về phát triển thương mại điện tử của Chính phủ là làm sao để công nghệ thông tin trở

thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo kiểm soát các doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, còn với doanh nghiệp đây là cơ sở để mở rộng thị trường gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tại thị

trường Hoa Kỳ thông qua các hội chợ triển lãm, thiết lập các kênh phân phối hiệu quả tại Hoa Kỳ. Các Bộ chủ quản của doanh nghiệp cung cấp những thông tin mới nhất về các hội trợ có uy tín tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào một thời điểm cụ thể, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định liên quan đến hoạt động hội chợ sắp diễn ra. Việc liên hệ đặt chỗ tại hội chợ mà nhất là những hội chợ có uy tín tại Hoa Kỳ rất khó, đôi khi tự doanh nghiệp không thể liên hệ được, khi đó các cơ quan chức năng có thể giúp doanh nghiệp đặt chỗ trước, tìm những gian hàng phù hợp, tránh đặt chỗ quá muôn vì như thế doanh nghiệp sẽ bị bố trí ở những khu vực không thuận lợi ít được chú ý, khó cho việc quảng bá các mặt hàng của doanh nghiệp. Các gian hàng trưng bày cần được sắp xếp tập trung vào một khu vực tránh sự dàn trải sẽ không gây được chú ý của người tham quan. Nguồn kinh phí Nhà nước cho hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại nên được dành một phần để quảng bá về sự có mặt của Việt Nam tại hội chợ và một trong những cách quảng bá hiệu quả là đăng tin, quảng cáo trên danh bạ hội chợ hoặc các tạp chí chuyên ngành gắn với hoạt động của hội chợ. Ngoài ra, để tham gia có hiệu quả, các cơ quan chức năng tham gia tư vấn cho doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp lần đầu tham gia hội chợ về cách thức lựa chọn hàng mẫu tham dự, cách thiết kế gian hàng sao cho phù hợp nhất, việc sử dụng catalogue, quà tặng hay các tài liệu liên quan…

Thứ ba, củng cố và phát huy vai trò của cơ quan thương vụ tại Hoa Kỳ, đại

diện của các hiệp hội ngành hàng. Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được thành lập một thời gian nhưng hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cung cấp các thông tin đơn thuần về thị trường cho doanh nghiệp trong khi chức năng liên kết thị trường chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, trong thời gian tới đây, cơ quan thương vụ cần phát huy vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, thực hiện

điều tiết các mối quan hệ. Với tư cách là đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cơ quan thương vụ cần liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để hiểu hơn về những quy định đối với từng mặt hàng nhập khẩu, từ đó truyền đạt lại cho doanh nghiệp trong nước nắm rõ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định và quy trình xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Với các cơ quan Nhà nước cấp cao, cơ quan thương vụ có trách nhiệm báo cáo những phân tích thị trường cũng như những thay đổi về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ vì vậy thông tin báo cáo phải đảm bảo tính khách quan xác thực làm cơ sở cho việc ra quyết định. Với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thì cơ quan thương vụ Việt Nam là người truyền đạt những chủ trương chính sách, quan điểm cũng như đường lối về hoạt động thương mại cũng như mọi lĩnh vực khác của Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh hoạt động của cơ quan thương vụ cũng cần mở rộng thêm các cơ quan đại diện chức năng cho từng ngành hàng xuất khẩu, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa giúp cho cơ quan thương vụ nắm bắt được thị trường và đưa ra những dự báo kịp thời cho các quyết định quan trọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 62)