2.3.1.Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ trước khi BTA có hiệu lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 38)

2.3.1.1.Kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ

Mặc dù quan hệ thương mại Việt Hoa Kỳ chính thức nối lại từ năm 1995 nhưng cho đến trước khi ký BTA (2001) tiến trình phát triển thương mại giữa hai quốc gia vẫn còn nhiều trở ngại lớn do Hoa Kỳ chưa dành cho Việt Nam quy chế MFN hay PNTR, vì vậy hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác, do đó trong giai đoạn này chỉ một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam mới có thể duy trì mức tăng trưởng tại thị trường này và nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tăng qua các năm: 50,6 triệu năm 1994 tăng lên 325,30 triệu USD vào năm 2001; thặng dư thương mại cũng luôn đạt được tăng trưởng từ 101,9 triệu USD năm 1997 lên 453,8 triệu USD năm 2000. Ở giai đoạn này, Việt Nam luôn là nước nhập siêu trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, điều này được thể hiện khá rõ ở bảng 2.2:

Bảng 2.2.Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1992 – 2001

Đơn vị: Triệu USD

Năm Nhập Xuất Tổng kim ngạch

XNK Cán cân Cán cân 1992 4,50 0 4,50 - 4,50 1993 7,00 0 7,00 - 7,00 1994 172,70 50,60 223,30 - 122,10 1995 252,50 198,90 451,40 - 53,60 1996 616,40 331,80 948,20 - 284,60 1997 286,60 388,50 675,10 + 101,90 1998 274,10 554,10 282,20 + 280,00 1999 291,50 608,30 899,80 + 316,80 2000 367,60 821,40 1.189,00 + 453,80 Tổng số 2.272,9 2.953,6 5.226,5 + 680,7

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của US Census Bureau, Foreign Trade Division)

Qua bảng trên có thể thấy, trong giai đoạn từ 1992 – 1996 Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu. Nguyên nhân của điều này là do Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi thuế quan nên hàng hóa của ta khó có thể cạnh tranh với hàng hóa các nước khác trên thị trường Hoa Kỳ trong khi đó hàng hóa Hoa Kỳ vào Việt Nam lại được hưởng quy chế ngang bằng bình đẳng không phân biệt xuất xứ. Mặt khác, do mới tái thiết quan hệ nên hai bên chưa có những hiểu biết tốt về thị trường và luật pháp của nhau, đặc biệt từ phia Việt Nam nên chưa có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường hoạt động xuất khẩu.

Từ năm 1997, Việt Nam luôn có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, năm 1997 là 101,90 triệu USD và năm 2000 là 453,80 triệu USD. Tính từ năm 1992 đến hết năm 2000 Việt Nam đã xuất siêu sang Hoa Kỳ tổng giá trị là 680,70 triệu USD.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn này chủ yếu nghiêng về các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô, chỉ tập trung vào một số ít mặt hàng cơ bản, khả năng đa dạng hóa thấp. Cơ cấu mặt hàng này đã thể hiện trình độ phát triển kinh tế thấp của nước ta:

Bảng 2.3.Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Cà phê 146,45 5 109,48 90 125,12 6 145,5 9,09 Dầu thô 0 80,6 34,6 79,21 76,0 16,47 Hải sản 19,58 33,86 42,5 81,55 98,8 6,91 Dệt may 16,867 19,74 20 26,34 34,5 4,2 Rau quả 7,75 7,6 11,6 25,6 26 9,10

(Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam, 3/2000)

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng có tiềm năng phát triển, có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực sẵn có: nguồn lao động rẻ, có kỹ thuật khai thác nguồn thủy hải sản… đồng thời đây phát triển các mặt hàng này cũng giúp Việt Nam khắc phục được những hạn chế về thiếu vốn và thiếu kỹ thuật công nghệ cao.

Cà phê

Trước khi BTA được ký kết, cà phê luôn giữ vị trí số 1 trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ: trị giá xuất khẩu năm 1994 chiếm 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đến năm 1995 là 72,97%. Cà phê là loại đồ uống được người Hoa Kỳ ưa thích do đó sức tiêu thụ của thị trường này lớn, cùng với lợi thế không bị đánh thuế nhập khẩu và được hưởng chính sách không phân biệt đối xử nên mặt hàng này của Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng lượng xuất khẩu cũng như có điều kiện cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia xuất khẩu khác.

Với những số liệu trên cho thấy lượng và giá trị dầu thô mà chúng ta xuất khẩu sang Hoa Kỳ là không ổn định, thường xuyên biến động. Có thể lý giải một phần của điều này là lượng dầu thô chúng ta dùng để xuất khẩu không phải do các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp khai thác, chúng ta chưa có đủ khả năng do đó việc khai thác được tiến hành bởi các công ty Nhật Bản, sản lượng dầu thô mà chúng ta dùng để xuất khẩu vì thế cũng lệ thuộc vào năng suất cũng như công nghệ của các công ty này.

Hải sản

Hải sản cũng là một trong những mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là tôm cua đông lạnh, động vật thân mềm, cá tươi…là những loại sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh nhờ vùng biển khai thác rộng lớn. Tuy nhiên khả năng mở rộng xuất khẩu hải sản sang Hoa Kỳ là hạn chế bởi các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém trong khâu chế biến, bảo quản sản phẩm và chưa khai thác được tài nguyên đánh bắt xa bờ.

Dệt may

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba sau cà phê và dầu thô trong kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Với những số liệu trên có thể thấy trị giá của hàng dệt may tăng đều qua các năm, nhưng mức độ gia tăng này là thấp so với các mặt hàng khác cũng như so với mức độ tăng trưởng chung (thể hiện ở trị giá xuất khẩu của tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung lại giảm). Thực tế là mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mới chỉ chiếm 2% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tức là thị phần của thị trường này vẫn còn rất nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong giai đoạn đầu này chúng ta chưa thực sự coi trọng thị trường Hoa Kỳ, mặt khác hàng dệt may của Việt Nam chưa được hưởng quy chế MFN cùng với sự chênh lệch thuế suất MFN và Non – MFN là tương đối lớn đã khiến cho hàng Việt Nam bị yếu thế so với các nước được hưởng MFN xuất khẩu dệt may khác ( thuế MFN là 20 – 25% trong khi Việt Nam phải chịu mức thuế là 40 – 90%). Ngoài ra còn phải kể đến những rào cản

thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam còn khá nghiêm ngặt, tính phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của hàng Việt Nam chưa cao (yếu tố thời trang trong hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam còn thấp) ….

Rau quả

Rau quả là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thấp nhưng tăng nhanh về giá trị và tương đối ổn định. Thực tế này có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất, giá của các mặt hàng rau quả của Việt Nam còn cao so với sản

phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác do chúng ta chưa được hưởng quy chế MFN

Thứ hai, thị trường Hoa Kỳ luôn muốn nhập rau quả “sạch” trong khi nước ta

chưa có vùng chuyên canh lớn trồng rau sạch cho xuất khẩu, chúng ta lại thiếu những nhà máy chế biến rau quả hiện đại vì vậy hiệu quả sản xuất chế biến rau quả còn thấp.

Giày dép

Dung lượng thị trường của mặt hàng giày dép tại Hoa Kỳ không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng trường của mặt hàng này càng về sau càng có chiều hướng giảm do trong giai đoạn đầu mặt hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có mức chênh lệch thuế suất MFN và Non – MFN không nhiều (thuế có MFN là 20% và không có MFN là 35%) nên giày dép của ta có điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tăng nhanh về lượng bán, nhưng đến giai đoạn sau mức chênh lệch này tăng lên (mức thuế có MFN chỉ còn 8,5% - 10%) khiến cho hàng của Việt Nam bị bất lợi hơn về giá do đó lượng hàng bán được cũng bị giảm nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.3.Hình thức xuất khẩu

Do mới tái thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong hợp tác thương mại với thị trường này, do đó hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng hóa Việt Nam trong những năm đầu bình thường hóa quan hệ này là thông qua các trung gian thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam không trực tiếp cung cấp hàng hóa tới tay người tiêu dùng mà chủ yếu

xuất khẩu cho các công ty thương mại của Mỹ hoặc một nước thức ba. Thực tế là trong thời kỳ này, hàng hóa bán cho các trung gian thương mại cũng không phải là hàng tiêu dùng mà các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu thô, các sản phẩm sơ chế mà chưa có khả năng xuất khẩu sản phẩm chế biến, đây là hiện tượng phổ biến ở các mặt hàng nông thủy sản. Còn hàng dệt may, giày dép chúng ta chủ yếu xuất khẩu gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, điều này khiến cho giá trị gia tăng trong sản phẩm của Việt Nam là thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 38)