Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MINH ĐỨC (Trang 67)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

Bảng 20: BẢNG CHỈ TIÊU CƠ CẤU TÀI CHÍNH

Đvt: Triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 NĂM 07/06 NĂM 08/07 A. Tổng nợ 4.375 5.280 29.568 905 24.288 B. Tổng tài sản 14.153 15.445 40.254 1.292 24.809 C. Vốn chủ sở hữu 9.778 10.165 10.686 387 521

Hệ số nợ so với tài sản (A/B) (%) 30,91 34,19 73,45 3,27 39,27 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Hình 9: BIỂU ĐỒ CHỈ TIÊU CƠ CẤU TÀI CHÍNH

a. Hệ số nợ so với tài sản

Hệ số nợ so với tài sản cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu % giá trị hình thành từ vốn vay.

Hệ số này của doanh nghiệp tăng qua các năm tăng, năm 2007 tăng so với 2006 là 3,27%, năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 39,27%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn 1 điều này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ.

b. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cho biết xem doanh nghiệp có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán hay không.

Hệ số này của doanh nghiệp cũng tăng, tăng rất cao, năm 2008 hệ số này là 276,70% tăng cao nhất trong 3 năm qua, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã lạm dụng vốn của đơn vị khác để phục vụ thanh toán, tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng cao.

0 50 100 150 200 250 300 2006 2007 2008 Năm % Nợ/ tổng tài sản Nợ/ Vốn chủ sở hữu

Từ việc phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 21 : BẢNG TỔNG HỢP

Đánh giá chung

Nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các khoản nợ vay, dẫn đến các khoản phải trả cao, thể hiện doanh nghiệp không tự chủ được nguồn vốn cho sản xuất nên dẫn đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp rất cao. Do đó doanh nghiệp nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.

CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 NHẬN XÉT

Hệ số khái quát về công nợ % 2,08 3,35 26,67 Thấp Vòng quay các khoản phải thu Vòng 345,84 486,04 14,73 Cao Số ngày của một vòng quay Ngày 1,04 0,74 24,44 Thấp

Nhận xét chung Doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn

Hệ số thanh toán vốn lưu động % 17,56 1,07 1,15 Thấp Hệ số thanh toán hiện hành % 262,03 242,73 127,03 Cao

Hệ số thanh toán nhanh % 46,01 2,59 1,46 Thấp

Nhận xét chung Khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp thấp, hàng tồn kho nhiều

Số vòng quay toàn bộ tài sản Vòng 5,11 4,22 1,48 Thấp Vòng quay hàng tồn kho Vòng 6,50 5,77 2,79 Thấp Số ngày của một vòng quay Ngày 55,36 62,36 129,24 Cao

Thời hạn thu tiền Ngày 0,00 0,00 42,08 Chậm

Thời hạn trả tiền Ngày 0,65 7,30 12,04 Nhanh

Nhận xét chung Hiệu quả hoạt động chưa cao

Hệ số lãi gộp % 4,74 3,11 2,11 Giảm

Hệ số lãi ròng- ROS % (1,00) 0,58 0,88 Tốt

Suất sinh lời của tài sản - ROA % (5,11) 2,43 1,29 Chưa tốt Suất sinh lời vốn chủ sở hữu % (7,39) 3,69 4,88 Tốt

Nhận xét chung Cần có biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của tài sản

Hệ số nợ so với tài sản % 30,91 34,19 73,45 Cao

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu % 44,74 51,94 276,70 Rất cao

khăn trong khâu quản lý, cất trữ.

Các hệ số về khả năng thanh toán qua các năm giảm, thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn rất yếu. Nguyên nhân do mức dự trữ tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp còn thấp. Doanh nghiệp nên tăng cường chỉ tiêu này nhiều hơn nữa để bảo đảm tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp tương đối tốt, tuy nhiên khả năng sinh lời tài sản chưa hiệu quả, doanh nghiệp đầu tư tài sản nhiều nhưng chưa phát huy.

4.3. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 4.3.1.Nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp thấp, để nâng cao khả năng thanh khoản ngắn hạn doanh nghiệp nên thường xuyên phân tích công nợ và khả năng thanh toán công nợ, đồng thời phải có kế hoạch dự trữ tiền mặt hợp lý để tạo nên tính thanh khoản nhanh cho doanh nghiệp bằng cách rút tiền ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt hoặc nâng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tài sản ngắn hạn để có thể chuyển đổi nhanh thành tiền khi cần thiết.

4.3.2.Vấn đề quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ: Năm 2008 nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận làm ra ít nên vốn dùng để bổ sung ít, trong khi nhu cầu lại tăng cao, hệ quả là doanh nghiệp phải đi vay bên ngoài hoặc chiếm dụng vốn của đối tượng khác. Do đó doanh nghiệp cần gia tăng tỷ lệ vốn tự có, cải thiện khả năng thanh toán.

Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động: Hằng năm doanh nghiệp cần lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để xem nguồn vốn lưu động thừa hay thiếu, cần xử lý số thừa, tổ chức huy động nhằm đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho kinh doanh. Nếu thừa phải mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh…nếu thiếu phải tìm nguồn tài trợ từ bên trong doanh nghiệp và cả bên ngoài.

4.3.3.Về tình hình công nợ và thanh toán

Công nợ của doanh nghiệp qua các năm còn nhiều tồn động cả về khoản phải thu và khoản phải trả. Doanh nghiệp cần đôn đốc quản lý chặt chẽ và thanh toán đúng hạn.

Đối với các khoản phải thu: việc các khoản phải thu tăng có thể làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nhưng đôi khi khoản phải thu tăng cũng có lợi cho doanh nghiệp, vì doanh nghiệp đã có được nhiều khách hàng, bán được sản phẩm, từ đó làm tăng doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải có một số biện pháp làm giảm bớt các khoản phải thu như: khi ký hợp đồng hay buôn bán trực tiếp với khách hàng doanh nghiệp đưa ra một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi cho khách hàng thanh toán tiền hàng sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho doanh nghiệp, vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng đối với doanh nghiệp.

Đối với các khoản phải trả: doanh nghiệp cần theo dõi sít sao các khoản nợ cụ thể với từng chủ nợ, xác định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào đã đến hạn cần thanh toán nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tăng sự tin cậy của các đối tác. Doanh nghiệp cần chú trọng thanh toán các khoản công nợ với ngân sách nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước.

4.3.4.Giảm tỷ trọng hàng tồn kho

Đây là loại tài sản chiếm dụng khá lớn trong tổng tài sản của đơn vị do đó cần được quan tâm quản lý chặt chẽ. Giảm tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn xuống bằng cách doanh nghiệp nên nắm rõ kế hoạch mua hàng trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ, kinh doanh hợp lý.

Cần có nhân viên tiếp thị nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nguồn nguyên vật liệu với giá cả hợp lý, chất lượng tốt để ký hợp đồng với nhà cung cấp nhằm ổn định giá cả, giảm giá thành.

4.3.5.Về công tác Marketing

Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa công tác marketing, mở rộng thị trường cụ thể như:

Bộ phận kinh doanh: Cần tăng cường hơn nữa khả năng thu nhập và xử lý thông tin để tạo cơ sở cho việc dự báo và lập kế hoạch kinh doanh một cách chính xác, hiệu quả và nâng cao khả năng thích ứng với thị trường bằng cách tăng cường học hỏi thông qua những đối tác lớn, giàu kinh nghiệm và tích cực học hỏi trao đổi kiến thức qua những chiến lược khảo sát thực tế.

Tăng cường xúc tiến thương mại, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp bằng cách tìm những cơ hội thông qua mạng, báo chí, hoặc trực tiếp

khảo sát thị trường hoặc có thể hợp tác với những khách hàng mới với những thỏa thuận hấp dẫn như: Cho họ hưởng hoa hồng hoặc giảm giá khi mua hàng.…

Đối với khách hàng thân thiết của doanh nghiệp phải thường xuyên giữ vững uy tín bằng những lần giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần hơn nữa.

Để nâng cao doanh thu và lợi nhuận cũng như vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần phấn đấu thâm nhập vào những địa bàn của tỉnh bạn như Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ….

Với những giải pháp trên tôi mong rằng sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình tổ chức quản lý và kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và ổn định hơn nữa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, có không ít doanh nghiệp sau khi hoạt động không được bao lâu đã phải phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách quan. Doanh nghiệp tư nhân Minh Đức từ khi thành lập đến nay đã trải qua hơn 15 năm gặp không ít khó khăn và thử thách, cùng với sự chuyển mình của đất nước doanh nghiệp đã và đang tự khẳng định mình để đi lên. Tuy còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng qua phân tích trên cho ta thấy:

 Các khoản công nợ của doanh nghiệp tuy lớn nhưng doanh nghiệp có thể khống chế và quản lý được.

 Hàng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế chung biến động sức mua giảm mạnh, tuy nhiên doanh nghiệp đã có những chính sách khắc phục giảm hàng tồn kho như bán hàng theo phương thức trả chậm, tìm thêm khách hàng, nơi tiêu thụ mới….

 Doanh lợi của doanh nghiệp tuy không cao nhưng doanh nghiệp đang có những biện pháp thu hút khách hàng và ngày càng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

 Với bản lĩnh của giám đốc, sự đoàn kết phấn đấu của toàn thể nhân viên doanh nghiệp đã tận dụng những thuận lợi, vượt qua những khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ được giao, điều đó khẳng định một tương lai phát triển vững chắc của doanh nghiệp.

5.2. KIẾN NGHỊ

Sau khi đã phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau. Tuy nhiên, những kiến nghị nêu ra chỉ mang tính chất tham khảo vì tầm nhìn của tôi còn hạn chế do chưa được tiếp xúc nhiều và trao đổi thực tế.

Đối với doanh nghiệp

Tích cực thu hồi nợ tồn đọng, tập trung thực hiện nhanh dứt điểm các công trình đang xây dựng dở dang, thu hồi vốn từ các khách hàng.

Xem xét sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng

chuyên nghiệp cho bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng. Đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng, không ngừng nâng cao đời sống công nhân viên.

Do thời gian qua doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu tài chính, vì vậy thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý hiệu quả chi phí, tránh lãng phí là điều quan tâm thường xuyên.

Định kỳ doanh nghiệp nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp.

Quản lý tài sản lưu động, xác định nhu cầu tài sản cần thiết trong từng kỳ kinh doanh, nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu động doanh nghiệp hoặc là sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán, hoặc là sẽ dẫn đến lãng phí, làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.  Đối với Nhà nước

Nhà nước nên có những chính sách ưu tiên về cải cách hệ thống tính và thu thuế, bao gồm cả vấn đề hóa đơn VAT, sẽ là rào cản lớn cả đối với doanh nghiệp tư nhân muốn kinh doanh minh bạch. Cần giải quyết có hiệu quả những hạn chế trong chính sách về đất sản xuất và văn phòng- giải pháp này có lẽ sẽ có tác động lớn nhất và có hiệu quả nhất trong mọi nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, cải cách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục về giải thể và phá sản, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp cũng cần được chú trọng. Những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tăng tr ưởng cần đi liền với các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do thoát khỏi những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả để thực sự năng động trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MINH ĐỨC (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)