7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.2.1.2. Các khoản phải trả
Phân tích các khoản phải trả là phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bảng 11: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI TRẢ
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán
Tình hình công nợ phải trả của doanh nghiệp tăng: năm 2007 tăng 905 tr.đ so với 2006, năm 2008 lại tăng lên rất nhiều 24.288 tr.đ so với 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do “Vay ngắn hạn” tăng cao trong năm 2008 là 23.624 tr.đ so với 2007 do doanh nghiệp ứ động vốn, nguồn tiền tại quỹ không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh nên doanh nghiệp phải đi vay để có thể tiếp tục hoạt động.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát sinh việc thu, chi và khả năng thanh toán. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không. Bởi vậy, việc phân tích khả năng thanh toán của đơn vị nhằm đưa ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, trì hoãn trong các khoản thanh toán, tiến tới làm chủ về mặt tài chính. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thường dựa vào những hệ số chủ yếu sau:
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 Năm 07/06 Năm 08/07 1- Vay ngắn hạn 4.250 4.000 27.624 (250) 23.624 2- Phải trả cho người bán 125 1.280 1.944 1.155 664
Bảng 12: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ THANH TOÁN
Đvt : Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán
Hệ số thanh toán vốn lưu động
Trong 3 năm qua hệ số thanh toán vốn lưu động năm 2006 là cao nhất 17,56 %, năm 2007 và 2008 gần như không thay đổi 1,07 % và 1,15 %, nhìn chung hệ số này của doanh nghiệp vẫn còn thấp, chứng tỏ doanh nghiệp chưa có sẳn tiền mặt để có thể thanh toán khi mua thêm hàng hóa với giá trị lớn.
Hình 2: BIỂU ĐỒ HỆ SỐ THANH TOÁN VỐN LƯU ĐỘNG CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 NĂM 07/06 NĂM 08/07
A. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.013 137 433 (1.876) 296 B. Tài sản lưu động 11.464 12.816 37.559 1.352 24.743
C. Nợ ngắn hạn 4.375 5.280 29.568 905 24.288
Hệ số thanh toán vốn lưu động (%)
(A/B) 17,56 1,07 1,15 (16,49) 0,08
Hệ số thanh toán hiện hành (%)
(B/C) 262,03 242,73 127,03 (19,31) (115,70)
Hệ số thanh toán nhanh (%) (A/C) 46,01 2,59 1,46 (43,42) (1,13)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2006 2007 2008 Năm %
Hệ số thanh toán ngắn hạn (Hệ số thanh toán hiện hành)
Hình 3 : BIỂU ĐỒ HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH
Hệ số thanh toán ngắn hạn trong 3 năm cao hơn mức bình quân thông thường, điều này chỉ ra khả năng thanh toán của doanh nghiệp là đáng tin cậy. Tuy nhiên trong 2 năm đầu hệ số này cao vì vậy doanh nghiệp dễ ứ động vốn và bị chiếm dụng vốn. Quan sát quá trình thay đổi hệ số thanh toán qua 3 năm, hệ số thanh toán ngắn hạn có xu hướng giảm trong năm 2006 là 262,03 %; năm 2007 giảm nhẹ xuống còn 242,73 %, năm 2008 hệ số này tiếp tục giảm xuống còn 127,03 %. Đây là điều hợp lý bởi lẽ nó phù hợp với giải pháp vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa phù hợp với biện pháp hạn chế khả năng bị chiếm dụng vốn. Để có thể đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn này đến hạn trả, ta hãy tính thêm hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh
Hình 4: BIỂU ĐỒ HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH
0 50 100 150 200 250 300 2006 2007 2008 Năm %
Hệ số t hanh t oán hiện hành
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2006 2007 2008 Năm %
Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắc khe hơn về khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán nhanh trong 3 năm đều nhỏ hơn 50%, năm 2008 lại rất thấp 1,46%. Với kết quả này cho thấy khả năng thanh toán nhanh khi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đến hạn là không có, doanh nghiệp có nguy cơ phải bán gấp tài sản để trả nợ. Đây là một vấn đề trọng tâm mà doanh nghiệp phải quan tâm tìm trước biện pháp giải quyết nguy cơ thiếu tiền mặt chi trả nợ trước khi điều này thực tế xảy ra.
4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày càng hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng vốn hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết.
Để đánh giá xem doanh nghiệp khai thác các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào? Ta sử dụng các chỉ tiêu sau: