Lao động có ý nghĩa quyết định đến hoạt động SXKD của Doanh nghiệp, với việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động sẽ làm cho Doanh nghiệp có hiệu quả SXKD để tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trờng cạnh tranh đầy gay gắt.
1- Tăng cờng phân công lao động, bố trí lao động hợp lý
Phân công lao động, bố trí lao động hợp lý sẽ làm cho Công ty khai thác đ- ợc triệt để năng lực và sức sáng tạo của ngời lao động tiến tới nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lao động. Đối với Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội thì thực hiện những biện pháp sau để sử dụng lao động có hiệu quả.
Công ty phải rà soát lại các văn bản quy định nội bộ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cũ trên cơ sở đó Công ty cho ra một số văn bản mới phù hợp với yêu cầu thực tế, hệ thống hoá chặt chẽ, phổ biến rộng rãi cho cán bộ công nhân viên.
Các phòng ban phải xây dựng lại quy định phân giao nhiệm vụ cụ thể, các mối quan hệ của từng thành viên trong nhóm, phòng, quyền hạn và trách nhiệm.
Kiên quyết dùng các biện pháp tổ chức, thuyên chuyển, cho thôi việc đối với những vị trí thừa trong các phòng ban, dây chuyền sản xuất.
Cần rà soát thờng xuyên, đánh giá đúng yêu cầu của công việc, năng lực phẩm chất cán bộ, bố trí, điều chỉnh cho hợp lý để tạo điều kiện cho những ngời có khả năng phát huy hết năng lực của mình. Có một số cán bộ đã yên vị hàng chục năm ở một vị trí cần đợc giao thêm nhiệm vụ, thay đổi vị trí cho họ để có
thể phát hiện đợc khả năng tiền ẩn trong họ, đồng thời làm cho họ khỏi rơi vào tình trạng chủ nghĩa kinh nghiệm, lời sáng tạo. Thực hiện đợc những biện pháp trên Công ty sẽ giải quyết đợc tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ quản lý, công nhân sản xuất hiện nay. Mọi ngời sẽ làm việc đúng chức năng của mình, tránh đợc lãng phí lao động.
2- Hoàn thiện công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn:
Lực lợng công nhân của Công ty về trình độ cha đáp ứng đợc yêu cầu phát triển của Công ty. Trình độ lao động phổ thông chiếm tỉ lệ cao 92,8% trong tổng số lao động. Cùng với yêu cầu sản xuất của Công ty cần phải tiến hành đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn. Cán bộ công nhân viên trong Công ty thờng xuyên đợc kiểm tra và đào tạo lại tay nghề để nâng cao hiệu quả làm việc. Chính sách đào tạo cán bộ, công nhân của Công ty thờng đợc tổ chức dới hình thức sau:
Đào tạo tại chỗ tức là đào tạo kỹ thuật trong phạm vi nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên, dới sự chỉ đạo của giám sát viên hoặc giám sát bộ phận.
Mở lớp đào tạo trong Công ty, môn học chung cho tất cả các bộ phận sẽ theo quy định và hớng dẫn của Công ty.
Đào tạo ngoài Công ty, Công ty có thể cử nhân viên dự các khoá huấn luyện hoặc là hội thảo của các Công ty và của các trờng đào tạo khi có điều kiện. Việc cử đi học phải đợc quản lý chặt chẽ có định hớng rõ ràng, cố gắng kế thừa kinh nghiệm, nghề nghiệp cũ.
Khuyến khích ngời lao động sử dụng thời gian của mình để tự trau dồi kiến thức. Công ty sẽ trả học phí một phần hay trợ cấp cho các khoa học nghiệp vụ nếu đợc Ban giám đốc phê chuẩn. Trong công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của Công ty có rất nhiều hình thức khác nhau và mục tiêu đào tạo cho từng năm đợc đề ra theo yêu cầu đòi hỏi của công việc thực tế.
Đối với cán bộ kỹ thuật đã công tác lâu năm cần có kế hoạch luân phiên đa đi đào tạo lại về khoa học công nghệ mới, về tin học và ngoại ngữ.
Đối với cán bộ mới ra trờng nên áp dụng hình thức kèm cặp, bồi dỡng kinh nghiệm tại chỗ.
Đối với công nhân định kỳ hàng năm có chơng trình bổ túc về nghề nghiệp nhất là các dây chuyền về công nghệ mới.
Phải mở rộng chiến dịch đào tạo cho toàn bộ lao động trong Công ty. Nghĩa là ngời lao động có khả năng thích ứng với nhu cầu công việc ở mức độ nhất định vẫn cần nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa để họ có thể thích ứng với công việc ở mức độ cao hơn, tự chủ vững tin trong công việc đợc giao. Đây là biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động để thực hiện phơng án này hàng năm Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ. Nhng không thể không có vì nó liên quan đến sự phát triển của Công ty trong tơng lai.