2. Tình hình xuất khẩu thủy sản ViệtNam vào thị trường Nga
2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp ViệtNam sang Nga:
Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu đề tài, nguồn tài liệu cung cấp thông tin trước năm 2007 (khi Việt Nam gia nhập WTO) khá han hẹp, nên chúng tôi xin phép giới hạn tình hình xuất nhập khẩu của thủy sản Việt Nam từ nằm 2007 trở lại đây, tuy nhiên cũng cố gắng điểm qua vài nét sơ lược về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nga thời gian trước đó.
2.2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Nga trước năm 2007:
Thời gian trước 1991, trước khi nhà nước Liên bang Nga ra đời, Việt Nam vốn đã có mối quan hệ tốt đẹp với liên bang Xô Viết cũ. Thời gian này, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang Nga, nhưng nhằm mục đích trao đổi, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Xô Viết chứ không tập trung vào mục đích thương mại.
Từ năm 1995-1996, Việt Nam bắt đầu chú ý đến việc xuất khẩu thủy sản sang các nước, nhưng tập trung chủ yếu vào Nhật Bản, Mỹ và EU.
Vào khoảng từ năm 2001, xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng và dần đạt được thứ hạng cao trong danh sách những nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Vào thời gian này, đánh giá được Nga là một thị trường lớn và giàu tiềm năng, Việt Nam bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xuất khẩu thủy sản vào Nga và đạt được những thành công nhất định.
2 năm 2005, 2006 thị trường Nga nóng lên vì sức mua hàng thuỷ hải sản tăng nhanh. Nguyên nhân là do: Dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng tại một số quốc gia cung cấp thực phẩm cho Nga, lệnh cấm nhập khẩu cá từ một số nhà máy của Nauy... Trong bối cảnh như vậy, cộng với mức độ khuyếch chương tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế, các nhà nhập khẩu Nga đã tìm đến Việt Nam.
Thực tế năm 2005 và nhất là trong 5 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam sang Nga đã tăng “chóng mặt”, từ chỗ chỉ chưa đầy 11 triệu USD năm 2004, năm 2005 đạt trên 33,3 triệu USD và 5 tháng đầu năm 2006 đã đạt 56,6 triệu USD.
2.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Nga từ năm 2007 đến nay: Năm 2007:
Từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đã đổi thay nhanh chóng, ngày càng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, giảm suy thoái kinh tế và thúc đẩy hồi phục đã giúp Việt Nam trở thành một trong những gương mặt sáng giá của khu vực và trên thế giới, có sức hút cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Về quản lý hành chính, Chính phủ đã hoàn thành giai đoạn 2 thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện giúp DN môi trường hoạt động thông thoáng, đỡ phiền hà hơn, giảm chi phí hơn trước.
Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã lắng nghe phản ánh của các DN thuỷ sản nhiều hơn. Các chính sách và giải pháp quản lý được đặt ra linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, chẳng hạn hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nông dân NTTS, nhanh chóng tham gia làm thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương, triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đáp ứng yêu cầu chống sản phẩm khai thác bất hợp pháp của EU, khởi kiện ra WTO về việc Hoa Kỳ áp dụng cách tính thuế chống bán phá giá tôm bất hợp lý đối với Việt Nam, điều chỉnh chính sách thuế NK nguyên liệu thuỷ sản dành cho chế biến, v.v… Các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT như Cục Thú y, Nafiqad, Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thuỷ sản và Nghề Muối, … cũng tôn trọng ý kiến DN hơn khi xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách và văn bản quản lý mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, "Việt Nam đứng trong top 10 thế giới về phát triển thủy sản, với sản lượng thủy sản xuất khẩu đứng thứ 7 thế giới”.
Trong khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, thì thị trường Nga có bước nhảy vọt mạnh mẽ, tăng 274,6%, trong đó chủ yếu là các sản phẩm cá đông lạnh.
Sự tăng trưởng ấn tượng tại các thị trường EU và Nga, sự ổn định ở thị trường Nhật và Hoa Kỳ... đã cho thấy doanh nghiệp chế biến thủy sản VN có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Ở đây, cần có sự ghi nhận nỗ lực chung của ngành thủy sản, đặc biệt là các doanh nghiệp không chỉ trong việc khai thác thị trường mà cả trong tổ chức sản xuất.
Xuất khẩu cá tra, basa tuy tăng trưởng cao nhưng hiện cũng đang “mắc cạn” tại 2 thị trường lớn là Nga và Hoa Kỳ. Cả 2 thị trường này đều đang có sự thay đổi chính sách nghiêm ngặt hơn trong kiểm tra chất lượng VSATTP từ Việt Nam, nhất là cá tra, basa.
Trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản từ trước tới nay, có thị trường đặt yêu cầu cao, nhưng cũng có thị trường như Liên bang Nga không định ra tiêu chuẩn cụ thể nào. Gần đây, Nga mới đặt ra qui trình rõ ràng, theo tiêu chuẩn của họ, trong đó có yêu cầu sang tận nơi kiểm tra việc nuôi trồng, chế biến thuỷ sản ở Việt Nam.
Liên bang Nga cũng yêu cầu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào nước này từ ngày 15-1-2007.
Sau khi kiểm tra thực tế, Nga đã chấp thuận bước đầu 11 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm sang Nga. Như vậy, đây chỉ là giải quyết vướng mắc về phương pháp và thủ tục hành chính xuất nhập khẩu
Năm 2007, xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga tăng 7,24% so với năm 2006, và đạt 113,24 triệu USD.
Năm 2008:
Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết thị phần hàng thủy sản của Việt Nam tại thị trường Nga đang gia tăng và hiện Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho quốc gia này, sau Nauy, Trung Quốc và Đan Mạch.
Theo Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), năm 2007 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt 113,8 triệu USD, chỉ thấp hơn Đan Mạch khoảng 1
triệu USD. Riêng 5 tháng đầu năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Nga 37.600 tấn thủy sản, thu về gần 68 triệu USD, tăng 41% về khối lượng và 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nga, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực cải thiện các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhà nhập khẩu. Đến 2008, đã có 38 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang Nga.
Tại hội chợ Vietfish 2008 diễn ra ở Việt Nam hồi tháng 6, VASEP và Hiệp hội các nhà kinh doanh và Chế biến Thuỷ sản Nga đã ký thoả thuận hợp tác dựa trên nhu cầu phát triển kinh doanh giữa các doanh nghiệp thủy sản hai nước.
Thoả thuận này có hiệu lực đến hết tháng 6/2013, sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên mở rộng thương mại, tăng cường hợp tác trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh trong tháng 7/2008, Hiện thị trường Nga đang thu hút được rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản do nhu cầu về cá tra, cá basa tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nga trong tháng 7, tăng gấp 64 lần so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị đạt 38 triệu USD.
Thị trường Nga xuất khẩu có chững lại, nhưng giá trị vẫn đạt 194,7 triệu USD, trong đó riêng cá tra, cá basa là 170 triệu USD. Trong năm 2008, Nga vẫn là “lực hút” lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Thị trường đơn lẻ này tiếp tục đứng đầu về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam với mức tăng trên 142% về khối lượng và tăng 109% về giá trị so với năm 2007.
Cuối năm 2008 đến hết năm 2009:
Có thể nói, cùng với sự tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu 2008 là những bát nháo. Các doanh nghiệp (DN) cùng xuất một lượng lớn cá tra sang thị trường Nga, nhà nhập khẩu Nga cạnh tranh, giảm giá bán ra thị trường từ 60 rúp/kg xuống còn 40 rúp/kg, dẫn đến việc một số nhà nhập khẩu bị phá sản, cho đến nay còn một số nợ chưa được giải quyết.
Trong khi đó nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá bán từ 1,7 USD/kg (cá nguyên con) xuống 1,3 USD/kg, nhưng lại tăng tỷ lệ mạ băng từ 20% lên 30% làm chất lượng cá bị giảm xuống, mất uy tín cá tra.
Trước tình hình này, cuối năm 2008, Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga bị dừng lại vào cuối năm 2008 khi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nga có quyết định tạm ngừng nhập cá tra, basa của các doanh nghiệp Việt Nam kể từ ngày 20/12/2008. . Cùng lúc với việc ra đời Ban Điều hành (BĐH) nhập khẩu Nga, BĐH xuất khẩu vào thị trường Nga từ Việt Nam cũng được thành lập và 10 công ty đã được phía Nga chấp nhận hàng xuất khẩu.
Cho tới tháng 5/2009, sau nhiều lần đàm phán, cam kết thị trường Nga đã mở cửa trở lại, cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt. Có 39 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Nga trong số 606 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cả nước. Đây là một con số nhỏ nhưng cũng là "tín hiệu khả quan" trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Theo ông Dương Ngọc Minh, Trưởng Ban Điều hành xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mặc dù chỉ được phép xuất khẩu từ tháng 6/2009, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga đã gia tăng mạnh, với tổng khối lượng lên đến 36.000 tấn trong năm 2009, trị giá 70 triệu USD. Với xu thế này, dự kiến, năm 2010, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thủy sản vào Nga đạt mức tương đương năm 2008 (120 triệu USD), trong đó riêng cá tra là 100 triệu USD.
Xuất khẩu vào Nga tính đến ngày 15/7/2009 mới chỉ đạt 24 triệu USD, bằng 28% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 6 kim ngạch xuất khẩu vào Nga đạt 11.26 triệu USD, thấp hơn mức 17.23 triệu USD cùng kỳ năm 2008.
Tính đến ngày 15/07, Cục Hải quan cho biết mới chỉ có 22 doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga. Doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách công ty có giá trị xuất khẩu vào Nga là Công ty CP Việt An với 3.68 triệu USD, tiếp theo là Công ty CP Hùng Vương với 2,8 triệu USD.
Mặt hàng xuất khẩu vào Nga thì cá tra và basa vẫn là mặt hàng chủ yếu. Trong đó sản phẩm Filê đông lạnh đạt 19.75 triệu USD chiếm 82% tổng giá trị xuất khẩu,đạt hạng
5 trong các thị trường xuất khẩu cả nước. Các sản phẩm khác chế biến từ cá tra và basa là Filê tươi ướp lạnh và Filê khác cũng chiếm tỷ trọng cao so với mặt hàng thủy sản khác. Giá các sản phẩm xuất khẩu vào Nga có giá thường thấp hơn giá thị trường khác.
Hiện thủy sản Việt đang "chinh phục" lại thị trường Nga, và đất nước này chắc chắn hứa hẹn một tiềm năng tăng trưởng cao vì vậy hơn bao giờ hết, thủy sản Việt cần chú trọng đảm bảo chất lượng hàng hóa đặc biệt là mặt hàng cá tra, ba sa.
Tại buổi tổng kết tình hình xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Nga năm 2009 vừa được tổ chức, ông Dương Ngọc Minh, Trưởng ban điều hành cho biết, năm 2009, trong khi giá xuất khẩu vào các thị trường khác giảm từ 10%-15% thì giá xuất khẩu vào Nga tăng từ 5%-7% so với năm 2008. Theo ông Minh, qua sự hợp tác và kiểm soát chất lượng, năm 2009 không có trường hợp các lô hàng vi phạm nặng phải tạm dừng nhập khẩu vào Nga.
7 tháng đầu năm 2010
Ông Dương Ngọc Minh, Trưởng ban điều hành xuất khẩu cá tra, basa sang Nga cho biết: trong 7 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến từ cá tra, basa vào thị trường Nga đạt hơn 20.000 tấn.
Với giá bán trung bình là 1,71 đô la Mỹ/kg, tăng 11,2 % sản lượng (hơn 2.000 tấn), giá bình quân tăng 0,09 đô la Mỹ/kg so với cùng kỳ năm 2009.
Nguyên nhân sản lượng xuất khẩu cá tra, basa vào Nga tăng một phần là nhờ các mặt hàng như thịt gà, bò, heo đang phải chịu những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường nước này nên cá là mặt hàng được tiêu thụ chủ yếu.
Ban điều hành xuất khẩu thủy sản vào Nga cũng khẳng định, mục tiêu xuất khẩu đạt 100 triệu USD trong năm 2010 nhiều khả năng sẽ đạt được. Dự kiến, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ tham gia Hội chợ thực phẩm Thế giới Moscow 2010 diễn ra từ ngày 14/9 đến 17/9. Hội chợ thủy sản lần này sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh về nghề nuôi trồng và chế biến cá tra, basa Việt Nam qua đó tìm kiếm thêm những bạn hàng mới tại các nước trong khu vực Đông Âu.
Tuy nhiên, Ban điều hành cũng cảnh báo, từ tháng 9-2010, thời điểm của mùa vụ đánh bắt cá hồi, Nga sẽ siết chặt các mặt hàng thủy sản nhập khẩu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến mặt hàng cá da trơn nhập khẩu vào thị trường này.
Ngoài ra, từ 1-10-2010 tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga áp dụng Quy định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, mục tiêu xuất khẩu đạt 100 triệu USD vào Nga năm 2010 nhiều khả năng đạt được.