c. Về vấn đề vốn
2.2 Tình hình xuất khẩu của ngành công nghiệp tàu thủyViệt Nam trong thời gian qua
thời gian qua .
Tuy còn có nhiều hạn chế về năng lực công nghệ và khả năng tài chính như đã trình bày, nhưng trong thời gian qua ngành CNTT Việt Nam, đặc biệt là Tổng công ty CNTT Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong sản xuất kinh doanh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Do hiện tại không có số liệu tổng hợp toàn ngành CNTT Việt Nam về trị giá xuất khẩu trong các năm qua nên Chuyên đề tốt nghiệp xin được sử dụng số liệu về tình hình xuất khẩu của Tổng công ty CNTT Việt Nam để phân tích.
Ở Tổng công ty CNTT Việt Nam đã từng có thời gian công tác xuất khẩu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình hợp tác và phân công chuyên môn hoá với khối SEV rất có triển vọng. Trị giá xuất khẩu năm đầu tiên thực hiện Hiệp định đóng tàu cho Liên Xô (1991) đạt xấp xỉ 3 triệu RUP chuyển nhượng. Vào thời điểm đó có 3 đơn vị thuộc Liên hiệp đóng tàu Việt Nam ( Nay là Tổng công ty CNTT Việt Nam) đã tham gia chương
trình xuất khẩu, mà theo đó phía Liên Xô sẽ thanh toán cho ta bằng một phần trang thiết bị để đổi mới công nghệ chế tạo. Các sản phẩm xuất khẩu tại các đơn vị bao gồm (3):
Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng-Hải Phòng: 02 tàu đánh cá vỏ thép kiểu Seiner-175CV cho vùng Viễn Đông, trị giá: 1.223.000 RUP chuyển nhượng.
Nhà máy đóng tàu Hạ Long-Quảng Ninh: 07 bộ xà lan không tự hành. Loại chở hàng mặt boong trọng tải 200 tấn mỗi chiếc. Trị giá: 792.850 RUP chuyển nhượng.
Nhà máy cơ khí 622-Thành phố Hồ Chí Minh: 02 tàu kéo biển cho Cảng Ki-ép, loại công suất 175CV; trị giá 1.051.000 RUP chuyển nhượng.
Chương trình đang được triển khai khá thuận lợi thì xảy ra sự tan rã của Liên bang Xô viết. Sự sụp đổ của Liên Xô (cũ) không chỉ làm cho ngành CNTT Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do mất thị trường, bạn hàng xuất khẩu ổn định (Hiệp định đóng tàu quốc gia có điều chỉnh giá đã được ký kết cho thời gian 5 năm và mặc nhiên gia hạn cho 5 năm tiếp theo), mà còn làm ảnh hưởng đến kế hoạch đổi mới công nghệ của ngành.
Giai đoạn 1993-1997 là thời gian khá gian nan trong công tác xuất khẩu của ngành CNTT Việt Nam. Không có thị trường xuất khẩu sản phẩm đóng mới các đơn vị phải hướng vào tìm nguồn tiêu thụ nội địa, phục vụ chương trình phát triển đội tàu vận tải pha sông-biển loại 1.400 tấn và nhập khẩu tàu cũ phá dỡ tái xuất sắt thép. Trong năm 1996 nhà máy đóng tàu Sông Cấm-Hải phòng có ký được hợp đồng chế tạo 01 du thuyền cho chủ tàu là tư nhân người Pháp. Đây là loại du thuyền loại vỏ thép có buồm, có lắp máy đẩy, trang bị nội thất khá hiện đại do chủ tàu cấp, nhà máy lắp ráp. Tuy nhiên ,giá chế tạo rất thấp với 230.000 Frăng Pháp không bằng 1/3 giá
chế tạo của Hồng Kông. Do đó, sau hợp đồng này không đơn vị nào muốn ký kết tiếp(2)(3).
Từ năm 1998 đến nay, Tổng công ty CNTT Việt Nam đã bước đầu có một số biện pháp tìm kiếm thị trường xuất khẩu và đã đạt được một số kết quả như thể hiện trong bảng sau(3)(4)]
Bảng 6
Kim ngạch xuất khẩu năm Trị giá (USD)
1999 316.548
2000 320.086
2001 1.976.313
Cũng theo số liệu của Tổng công ty CNTT Việt Nam; năm 2001 ngoài kim ngạch đã thực hiện như nêu trên lần đầu tiên Tổng công ty đã ký được hợp đồng xuất khẩu một số chủng loại phương tiện thuỷ cho Cộng hoà I rắc gồm:
01 tàu hút bùn công suất 1000m3/h ,trị giá 2,8 triệu USD 02 tàu hút bùn công suất 1500m3/h ,trị giá 5,4 triệu USD/chiếc 01 tàu khảo sát luồng trị giá 900.000 USD
01 tàu công tác trị giá 600.000 USD
Do quy định cấm vận của Liên Hợp Quốc với I rắc, nay các hợp đồng trên đang chờ được cấp giấy phép thực hiện. Các hợp đồng này được ký sau khi Tổng công ty CNTT Việt Nam đã thắng trong đấu thầu quốc tế với các nhà cung cấp từ các nước như Đức, Nga, Trung Quốc.
Ngoài ra Tổng công ty cũng đang đàm phán với chủ tàu Fabricius-Đan mạch về đơn hàng đóng mới 02 chiếc tàu hàng đa năng-container 7500DWT. Điều này cũng là một căn cứ chứng minh triển vọng cạnh tranh và thâm nhập vào một số phân đoạn thị trường tàu thuỷ quốc tế của CNTT Việt Nam là thực tế.
Tuy nhiên, giá trị tổng sản lượng xuất khẩu của ngành CNTT Việt Nam trong mấy năm gần đây đạt thấp là do chưa có được quy hoạch đầu tư và chiến lược thị trường thích hợp trong giai đoạn mới.
Sau các biến cố tại Liên Xô (cũ) và Đông Âu làm ảnh hưởng đến chiến lược thị trường tiêu thụ cũ, ngành CNTT Việt Nam lâm vào khủng hoảng thị trường tiêu thụ, mất định hướng. Các đơn vị chỉ chủ yếu tìm thị trường tiêu thụ tạm thời,
làm mọi công việc để có doanh thu kể cả phi tàu thuỷ, mà không xây dựng lại chiến lược marketing cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Công tác bán hàng tại các đơn vị chủ yếu do giám đốc đơn vị thực hiện thông qua mối quan hệ cá nhân với các chủ hàng nội địa hoặc các cơ quan đại lý tàu biển. Hầu hết các đơn vị không có kế hoạch tiếp thị và bán hàng quốc tế được xây dựng một cách đúng mức. Công tác xúc tiến xuất khẩu không được phân công cho cán bộ chuyên trách rõ ràng tại đơn vị mà nằm chung trong chức năng kinh doanh tại phòng kế hoạch-kinh doanh. Tại tất cả các đơn vị không có một cán bộ nào chuyên trách marketing quốc tế. Đa phần các đơn hàng xuất khẩu của các đơn vị thực hiện là do bộ phận kinh tế đối ngoại của Tổng công ty ( trước năm 1998 là Liên hiệp) tìm kiếm và giới thiệu.
Do không có kế hoạch xúc tiến bán hàng quốc tế, nên việc tuyên truyền- quảng cáo được thực hiện không định hướng vào nhóm khách hàng nào cụ thể và bằng sản phẩm nào cụ thể. Tài liệu quảng cáo đa phần chỉ đơn giản là tờ bướm giới thiệu ảnh giám đốc và một vài ví dụ sản phẩm đã làm của đơn vị. Hình thức tài liệu nghèo nàn do đơn vị tự thiết kế Marketing sản phẩm, hình ảnh tàu thiết kế tự chụp nên chưa thu hút sự chú ý của khách hàng. Nội dung giới thiệu làm bằng tiếng Việt hoặc có dịch sang tiếng Anh nhưng sai cả chính tả nên rất kém sức thuyết phục. Có thể nói tóm tắt là chưa có hoạt động
Marketing quốc tế đúng tầm để có thể tác động tốt và hiệu quả lên khách hàng tiềm năng.
Công tác Marketing quốc tế bắt đầu được quan tâm và đặt đúng vị trí hơn ở Tổng công ty CNTT Việt Nam vào năm 2000. Tổng giám đốc Tổng công ty trực tiếp điều hành và tham gia thực hiện nhiệm vụ tiếp thị quốc tế cùng với sự trợ giúp của một Phó Tổng giám đốc và cán bộ chuyên môn thuộc Ban Quan hệ quốc tế. Tuy hạn hẹp về kinh phí song trong hai năm 2000-2001 Tổng công ty đã tham gia được 02 hội chợ chuyên ngành đóng tàu tại Châu Âu là Shipbuilding and Marine Machineries-SMM 2000 (HamBurg-Đức) và POSIDONIA tại
PIRAEUS, Hy lạp. Tổng công ty cũng đã thành lập được Công ty xúc tiến thương mại tại Hamburg-Đức (VINASHIN TRADING HOUSE) nhằm bước đầu thiết lập được đầu cầu chiến lược, giới thiệu tên tuổi ngành đóng tàu Việt Nam với các chủ tàu Đức và Châu Âu. Cũng trong thời gian trên Tổng công ty đã thăm dò thị trường Trung đông (I rắc-Tiểu vương quốc ả rập) với sản phẩm thử nghiệm thị trường là các tàu kéo biển, tàu hút bùn chế tạo theo thiết kế và thiết bị đồng bộ Châu Âu. Tín hiệu từ thị trường này là khá tích cực. Tổng công ty đã ký kết được các hợp đồng xuất khẩu 02 chiếc tàu hút bùn 1.000m3/h-1500m3 và 02 tàu dịch vụ cảng cho khách hàng I rắc trị giá gần 10 triệu USD (4).
Trong khuôn khổ các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ở Tổng công ty cũng đã triển khai một số biện pháp khá tích cực, như xác lập kế hoạch kinh doanh dài hạn hướng vào thị trường; vay nợ trung và dài hạn kể cả vay nước ngoài để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Xác định phân đoạn thị trường tự thân chưa có khả năng đầu tư trong giai đoạn 10 năm tới để tìm kiếm đối tác nước ngoài cùng liên doanh sản xuất; thực hiện xuất khẩu sản phẩm từ liên doanh để tạo tên tuổi và sự thừa nhận xuất sứ hàng hoá của thị trường tàu thuỷ quốc tế. (Trường hợp Liên doanh với Tập đoàn Hyundai tại Liên doanh Nhà máy tàu biển HYUNDAI-VINASHIN là một ví dụ). Từng bước xây dựng chương trình sản phẩm mẫu cạnh tranh quốc tế thông qua sự hỗ trợ của chính phủ. Sản phẩm cạnh tranh được thực hiện hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế từ thiết kế, đến thi công dưới sự giám sát của cơ quan Đăng kiểm tàu biển quốc tế. Đây chính là bước tập dượt nhằm tiêu chuẩn hoá quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu và tạo "Hồ sơ kinh nghiệm" cho một vài đơn vị trọng điểm.
Ngoài các hoạt động mang tính tác nghiệp cụ thể, ở Tổng công ty đang xây dựng chiến lược kinh doanh 2002-2010 và kế hoạch Marketing quốc tế cho giai đoạn 2002-2005 với sự cộng tác của một cố vấn Đan mạch về xuất khẩu tàu thuỷ. Đây sẽ là nền tảng tốt cho hoạt động Marketing quốc tế trong ngành CNTT Việt Nam từng bước đi vào chuẩn hoá, có định hướng, kế hoạch và đạt hiệu quả
cao. Tuy nhiên để công tác xuất khẩu sản phẩm của ngành CNTT đạt được mục tiêu cao về doanh số xứng đáng với năng lực và tiềm năng cần phải có một số định hướng rõ ràng và biện pháp mạnh bạo hơn nữa.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU TÀU THỦY CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM