Các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu 244914 (Trang 119 - 123)

2. Đầu tư giáo dục ở Việt Nam

2.4. Các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác định 7 nhóm giải pháp lớn để phát triển giáo dục - đào tạo là: 1) Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; 2) Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục; 3) Đổi mới lý giáo dục; 4) Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường hợp các cơ sở giáo dục; 5) Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục, 6) Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; 7) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Chuyên đề chỉ phân tích giải pháp tăng cường nguồn tài chính, cơ s vt cht cho giáo dc.

Giáo dục nước ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng với sự hạn chế về nguồn lực. Muốn phát triển giáo dục phải vừa tăng ngân sách giáo dục, vừa phải huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để cho tổng chi phí xã hội dành cho giáo dục. Trong các nguồn lực giáo dục, ngân sách giữ vai trò chủ đạo, và được sử dụng ưu tiên cho các bậc học phổ cập; đào tạo bồi dưỡng giáo viên; đào tạo cán bộ một số ngành trọng điểm; trợ giúp các đối tượng khó khăn và các đối tượng chính sách. Đại hội đảng VIII và Nghị quyết TW2 đã xác định “Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục”. “Nếu khôn nhận thức rõ, không đầu tư đúng mức cho giáo dục thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các ngành và làm chậm tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có người nói: Đất nước còn nghèo,

không thểđầu lư nhiều cho giáo dục mà phải tập trung lo kinh tế trước. Nói như vậy không đúng. Chính vì muốn thoát cảnh đói nghèo, nên phải phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực thì mới phát triển nền kinh tếđược “(Nguồn 2 tr. 84, 85).

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác định việc tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục như sau: Tăng đầu tư ngân sách Nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hoá và hiện đại hoá trưởng sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

a. Ngân sách Nhà nước là nguồn chủ yếu của giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong mối tương quan với các ngành khác. Nâng tỷ lệ cho giáo dục trong ngân sách Nhà nước từ 15% năm 2000 ít nhất lên 18% năm 2005 và 20% năm 2010; tranh thủ các nguồn tài chính vay với lãi xuất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tổ chức quốc tế và các nước.

Ngân sách Nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu bút đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước. Có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em người có công và diễn chính sách, cơ hội học tập cho con em gia đình nghèo. Trong thời gian 2001 - 2005, hàng năm Nhà nước dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa 400 - 500 cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.

Huy động nhiều nguồn tài chính khách kết hợp với các nguồn vốn trong và ngoài nước và sựđóng góp của xã hội cho sự phát triển giáo dục.

b. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủđộng tài chính, cần thực hiện chếđộ tài chính công khai và chếđộ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục.

c. Về cơ sở vật chất. Các địa phương có chính sách cụ thể xây dựng trường sở để đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, lăng số lượng học sinh phổ thông trung học và hoạt động cả ngày tại trường lên tới 70% nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theo chuẩn quốc gia lên tới 50% vào năm 2010. Đặc biệt xây dựng trường kiên cố, bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai. Thực hiện chế độưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục (Năm 2003, Nhà nước phát hành công trái (khoảng 2200 tỷđồng để xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển giáo dục).

Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị, phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và 100% trường đại học, cao đẳng được nối mạng internet. Mở cổng kết nối internet trực tiếp cho hệ thống đại học.

Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010, tất cả các trường phổ thông để có thư viện nhà trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường đại học trong từng vùng tấn tới kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.

Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, đầu ngành. Xây dựng các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng.

Câu hỏi và bài tập nghiên cứu

Câu 1. Đồng chí hãy trình bày những nét chính về tình hình đầu tư phát triển giáo dục của các nước trên thế giới, trên cơ sở đó khẳng định những điểm chung vềđầu tư phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Câu 2. Phân tích sáu cải cách then chốt đảm bảo ưu tiên phát triển giáo dục mà Ngân hàng thế giới đã đề ra, liên hệ với thực tiễn Việt Nam.

Câu 3. Dựa vào số liệu thống kê về mức chi cho giáo dục đào tạo trong những năm qua, hãy so sánh và đánh giá:

- Mức chi cho giáo dục từ 1998 đến 2002. - Tỷ lệ chi ngân sách cho từng bậc học.

- Liên hệ với thực tiễn địa phương về chi cho giáo dục đào tạo.

Câu 4. Đánh giá hiệu quả phát triển giáo dục đào tạo trong những năm qua về các mặt:

- Phát triển về quy mô giáo dục. - Chất lượng giáo dục.

- Vấn đề bình đẳng trong giáo dục (Vùng miền và bình đẳng giới) qua các bậc giáo dục.

KT LUN CHUNG

Giáo dục và kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế. Nhất là trong điều kiện kinh tế toàn cầu và nền kinh tế tri thức, nền kinh tế lấy sự sản xuất, phổ biến và ứng dụng tri thức là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thì giáo dục lại càng có vị trí quan trọng. Giáo dục là nhân tố cơ bản để hội nhập vào nền kinh tế thế giới; phát triển kinh tế - xã hội; góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng cường sức khoẻ, chất lượng cuộc sống... (HDI). Tuy nhiên, giáo dục không thể có được những thành quả to lớn nếu không có chi phí thoả đáng. Chi phí cho giáo dục càng cao thì hiệu quả của nó đối với kinh tế - xã hội và con người càng lớn. Đối với nước ta, giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, đầu tư giáo dục và đầu tư phát triển. Đầu tư cho giáo dục cần được ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, chỉ đầu tư cho giáo dục không thôi cũng không đạt được hiệu quả. Cần chú ý đầu tư cả vốn vật chất và vốn người, trong đó vốn người là quan trọng. Thông qua vốn người, vốn vật chất mới có điều kiện để phát huy tác dụng.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Bằng phương pháp phân tích tỷ suất lợi nhuận ta thấy: đầu tư vào giáo dục đem lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội và cá nhân. Vì vậy, các chính phủ và gia đình và mỗi thành viên trong xã hội cần phải quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục ngày càng cao trong tỷ lệ GDP. Cần huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư cho giáo dục (ngân sách Nhà nước, gia đình, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và cả vay vốn để phát triển giáo dục) trong đó nguồn vốn ngân sách giữ vai trò chủđạo.

Nhờ có đầu tư, trong những năm qua giáo dục đã đạt được các thành tựu nhất định. Giáo dục đã có sự tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập trong đầu tư phát triển giáo dục. Đó là những khó khăn về vốn, hiệu quả của đầu tư chưa cao. Vì vậy vấn đề đặt ra cần phải nâng cao chất lượng của hiệu quảđầu tư bằng cách ưu tiên hơn nữa đối với giáo dục và quan tâm đến hiệu quả của đầu tư.

Đầu tư cho giáo dục được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: Cấp độ vĩ mô (Nhà nước): Đầu tư cho giáo dục = Ngân sách + Chính sách. Cấp độ trung gian bằng việc phân bổ các nguồn tài chính, các nguồn nhân lực, vật lực, cụ thể hoá các chính sách phát triển giáo dục cho phù hợp với khả năng của nền kinh tế và thực tiễn đất nước. Cấp độ nhà trường đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các nguồn tài lực, nhân lực, vật lực như thế nào để vừa phù hợp với quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, vừa mềm dẻo cho đạt hiệu quảđầu tư cao.

Chuyên đề kinh tế học giáo dục mới cho ta những vấn đề chung về mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục. Nó vẫn chưa chỉ ra được cách quản lý cụ thể các nguồn vốn đầu tư cao có hiệu quả. Tất nhiên, đây là vấn đề khó lại phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá và phong tục tập quán mỗi địa phương. Do vậy, việc đầu tư và sử dụng các nguồn lực giáo dục sao cho có hiệu quả cần được tiếp tục suy nghĩ trong thực tiễn công tác của mỗi chúng ta.

PHN PH LC

Để nghiên cu tình hình thc tin địa phương vđầu tư phát trin giáo dc, hc viên có th da vào mt s các gi ý điu tra sau:

PH LC 1. BNG GI Ý ĐIU TRA TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO GIÁO DC CP HUYN

Một phần của tài liệu 244914 (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)