Nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu 244914 (Trang 84 - 85)

5. Mối quan hệ giáo dục giữa phổ thông với việc phát triển nguồn nhân lực

5.3. Nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực:

Dựa trên việc xem xét vai trò và yếu tố con người trong quá trình phát triển thì có thể khái quát thành hai quan điểm chính:

Quan điểm thứ nhất:

- Xem con người như một tác nhân của sự phát triển. Theo quan điểm này, nhân lực (Man powew) là một nhân tố của sản xuất (tương tự như vốn, tài nguyên, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ) với mục tiêu làm tăng trưởng kinh tế.

- Nguồn nhân lực (Human resource - HR) là lực lượng người sẽ và đang có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu lao động của các ngành nghề trong xã hội. (Thực chất đó là kiến thức trình độ lành nghề, năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có và tiềm năng trong một cộng đồng nhất định). Những dấu hiệu đặc trưng của nguồn nhân lực theo quan niệm này là:

+ Về số lượng, đó là số người có sức khoẻ sẽ bổ sung vào lực lượng lao động.

+ Về chất lượng, đó là trình độ văn hoá, kỹ năng lao động được chuẩn bị, mức độ được chuẩn bị về phẩm chất đặc điểm, nghề nghiệp, tâm thế sẵn sàng tham gia lao động vì lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội; mức độđược chuẩn bị về năng lực tổ chức quản lý, tư duy kinh tế, tư duy kinh tế có thể hợp tác lao động hiệu quả, thích ứng kịp thời với sự thay đổi yêu cầu lao động xã hội.

- Do những đặc trưng trên của nguồn nhân lực, có thể thấy rằng phát triển nguồn nhân lực là nâng cao năng lực của con người để họ tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Đó chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực của con người vì sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo cách hiểu như vậy thì các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực là: Mức tăng năng suất lao động, mức độ tham gia lao động của nguồn nhân lực (tỷ lệ thất nghiệp); kết cấu lao động, kết cấu ngành nghề trong xã hội, mức thu nhập, khả năng thích ứng với thị trường lao động hiện đại (Human Resource).

- Các yếu tố tác động đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực là: Development - HDR.

+ Trình độ phát triển kinh tế (quy mô tăng trưởng; cơ cấu kinh tế; phát triển nguồn nhân lực; khả năng tiết kiệm và đầu tư; tình trạng kỹ thuật lao động; hệ thống kết cấu hạ tầng; thu nhập và đời sống dân cư...). Các yếu tố kinh tế vĩ mô, thị trường, chính sách ... và đặc biệt là sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

+ Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo (quy mô giáo dục và đào tạo, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường, hệ thống cơ sở vật chất, hiệu quả trong và ngoài của giáo dục và đào tạo). Điều này phụ thuộc vào quan niệm về lợi ích của đầu tư phát triển nguồn

ích xã hội, giữa người ra quyết đầu tư và người được đầu tư, giữa nhu cầu sử dụng nhân lực được đào tạo ở các lĩnh vực đặc biệt).

+ Tình hình dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ (thực trạng dinh dưỡng, thực trạng hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng dân cư, thực trạng môi trường sống...).

+ Số lượng cá nhân, họ gia đình và cộng đồng.

Theo quan điểm thứ hai: Xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển (quan điểm này được UNESCO đưa ra vào những năm 80). Theo quan điểm này thì “con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển” (Jacqụes Hallack - Investing in the Future. Setting Educational Phoritiess in the developing Wordl - UNDP - 1990, tr. 89)

Phát triển không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà thực chất là để mở rộng khả năng lực chọn của con người (sự lựa chọn này là vô hạn và thay đổi theo thời gian).

+ Trên cơ sở, quan niệm về nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở vai trò là động lực của tăng trưởng kinh tế mà còn được coi là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội.

+ Theo quan niệm này, phát triển chất lượng nguồn nhân lực là việc mở rộng khả năng lựa chọn cho con người, mang lại cho con người sự gia tăng thu nhập, cơ hội họcc tập, sức khoẻ và tuổi thọ, đóng góp vào quá trình duy trì, phát triển và tái tạo con người.

(Chương trình phát triển của Liên hợp quốc: UNDP đã lượng hoá trình độ phát triển nguồn nhân lực và đưa ra chỉ số phát triển nguồn nhân lực (Human Development Index - HDI) bao gồm 3 bộ phận cấu thành: mức thu nhập bình quân/người theo phương pháp sức mua tương đương (Perechasisng Power Partity - PPP); trình độ học vấn trung bình của người dân; sức khoẻ và dinh dưỡng của con người thể hiện qua tuổi thọ trung bình).

Một phần của tài liệu 244914 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)