Các biện pháp lâu dà

Một phần của tài liệu ĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀIVỚI TĂNGTRƯỞNGVÀPHÁTTRIỂNKINHTẾ VIỆT NAM (Trang 84 - 87)

III. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN FDI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ

2. Các biện pháp lâu dà

• Sớm xây dựng một hệ thống luật thống nhất và hoàn chỉnh, ban hành những luật còn thiếu, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho các nhà đầu tư hoạt động. Nghiên cứu tiến tới xây dựng một luật đầu tư chung cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách đầu tư cần ổn định và nhất quán, đặc biệt chính sách thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Khắc phục tình trạng chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Ban hành quy chế tài chính riêng cho các doanh nghiệp FDI để quản lý và giám sát các doanh nghiệp này chặt chẽ hơn. Đồng thời cần có chính sách quy định về chống độc quyền, bán phá giá, chống gian lận thương mại để tránh hiện tượng chuyển giá nội bộ giữa các doanh nghiệp FDI.

• Đẩy mạnh khâu quy hoạch, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và điều kiện cụ thể của Việt Nam, sớm xây dựng và công bố công khai quy hoạch đầu tư dài hạn của Việt Nam, công bố rộng rãi, rõ ràng các danh mục ngành, lĩnh vực và dự án rất khuyến khích đầu tư, khuyến khích, không khuyến khích và không cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tăng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư.

• Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư sao cho khoa học, đơn giản và thuận tiện. Bằng những quy định được công bố công khai và các hành động cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

• Xét duyệt và công khai chính sách thuế XNK của Việt Nam khi buôn bán với các nước và với các nước AFTA từ đây đến năm 2006 khi Việt Nam thực hiện xong chương trình cắt giảm thuế CEPT. Việc này giúp các nhà đầu tư hoạch định chính sách sản phẩm của mình trong tương lai.

• Tiếp tục cải tổ khu vực doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhân hàng, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và phải coi đây là động lực thu hút đầu tư và phát triển. Cải cách hơn nữa nền kinh tế để có đủ điều kiện gia nhập các tổ chức WTO và APEC.

• Nhà nước cần quan tâm hơn nữa vào phát triển hạ tầng cơ sở vì kinh nghiệm cho thấy muốn thu hút được 1 đồng vốn nước ngoài thì nước chủ nhà phải bỏ ra hơn 2 đồng để phát triển cơ sở hạ tầng.

• Ổn định hơn nữa môi trường kinh tế vĩ mô, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, có chế độ tỷ giá hối đoái uyển chuyển và phù hợp, những chính sách bảo hộ thương mại hữu hiệu..

• Hướng hoạt động của các doanh nghiệp FDI cho phù hợp với yêu cầu hội nhập vào khu vực và thế giới của Việt Nam. Đối với những ngành hàng ta có lợi thế so sánh cao như nông sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động thì nên đầu tư nhiều hơn. Đối với nông nghiệp nên tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt là chế biến nông sản, mở rộng đầu mối xuất khẩu nông sản. Đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày..thì điều quan trọng là thị trường, chất lượng và mẫu mã. Một số mặt hàng ta không có lợi thế so sánh cao thì không nên đầu tư xây dựng mới mà chỉ nên củng cố những dự án đã có để sử dụng hết công suất, đặc biệt là khâu cung ứng nguyên liệu.

• Các doanh nghiệp có vốn FDI phải hướng mạnh vào xuất khẩu hơn nữa vì sức mua của thị trường Việt Nam còn khá thấp, chưa là động lực tích cực để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng đúng với kinh nghiệm thực tế của nhiều nước trong khu vực: tăng cường năng lực xuất khẩu phải là mục tiêu số một của các doanh nghiệp FDI. Muốn vậy, nhà nước cần tiếp tục có những hỗ trợ về thuế, giá cả, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu.

• Chú trọng thu hút các nhà đầu tư mạnh, có những ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Cần quan tâm hơn nữa đến đội

ngũ trí thức trong và ngoài nước, khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc của lực lượng này bởi vì họ có thể làm cầu nối, lựa chọn công nghệ hiện đại và đưa các nhà đầu tư mạnh về Việt Nam. Chú trọng hơn nữa việc đào tạo đội ngũ các nhà quản trị giỏi cho nước nhà để làm đối tác với các nhà đầu tư mạnh.

• Cần đầu tư thích đáng và có cải cách triệt để trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Xây dựng chương trình, cách dạy và cách học sao cho khoa học và phù hợp ở các cấp đặc biệt là các trường dạy nghề, công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng lao động Việt Nam.

Trên đây chỉ là những giải pháp có tính định hướng cơ bản. Để thực hiện được mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần phải cụ thể hóa những giải pháp định hướng trên nhằm quản lý và điều hành FDI một cách hữu hiệu, đảm bảo cân bằng giữa các ngành, các vùng cũng như các loại hình đầu tư, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình thực hiện phải thực sự sáng suốt, linh hoạt, đảm bảo các chính sách quy định luôn phù hợp với điều kiện cụ thể trong nước và bối cảnh quốc tế của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm của tất cả các cơ quan, bộ ngành, các doanh nghiệp và của mỗi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước Việt Nam.

*********

KẾT LUẬN

Quốc tế hóa đời sống kinh tế là một xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội, trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Xu hướng này đã lôi kéo tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không cũng phải từng bước hội nhập vào quỹ đạo của nền kinh tế thế giới. Trong quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí và vai trò ngày

càng quan trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản cấu thành và quy định xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế. Một mặt, đầu tư nước ngoài hiện là hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế, mặt khác nó là nhân tố đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần tích cực trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua. Ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở những kết quả thống kê về mức sản lượng, doanh thu, giá trị kim ngạch xuất khẩu tỷ lệ đóng góp vào GDP, số chỗ làm việc tạo ra...mà điều quan trọng là từ một “cú hích” ban đầu, ĐTTTNN đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam để có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn, tránh nguy cơ tụt hậu phát triển so với các nước và từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Tất nhiên bên cạnh những ưu điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn nhiều vấn đề còn phải bàn như hiện tượng chảy máu chất xám, ô nhiễm môi trường, vi phạm quyền lợi của người lao động cả về vật chất lẫn phẩm giá và lòng tự trọng dân tộc...Mặc dù vậy, không thể chối cãi một điều là đầu tư rực tiếp nước ngoài đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Mỗi chính sách kinh tế, mỗi biến động tài chính tiền tệ, mỗi chiến lược phát triển đều có bóng dáng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng và Nhà nước ta xác định sự thành đạt của các nhà đầu tư gắn liền với sự thành công của Việt Nam , mọi mất mát rủi ro của nhà đầu tư cũng là rủi ro mất mát của Việt Nam và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Chúng ta cần nghiên cứu và giải quyết một cách triệt để những vấn đề đang đặt ra và hoàn thiện các chính sách đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, phát huy tốt nhất những mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của FDI . Hy vọng rằng cùng với tiến trình phát triển của đất nước, các doanh nghiệp FDI không ngừng hoàn thiện, phát triển và khẳng định mình, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam bước lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu ĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀIVỚI TĂNGTRƯỞNGVÀPHÁTTRIỂNKINHTẾ VIỆT NAM (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w