III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI FDI Ở NƯỚCTA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam
c. Hạn chế do sự giống nhau về lợithế so sánh
Điều thông thường là khi một nước có cùng lợi thế so sánh với một nước khác trong một ngành sản xuất nào đó thì nước thứ nhất sẽ tránh đầu tư vào ngành đó tại nước thứ hai, bởi nếu không thì sẽ có khả năng tạo ra đối thủ cạnh tranh cho chính mình trong lĩnh vực đó.
Nghiên cứu về lợi thế so sánh của các nền kinh tế của các nước ASEAN một kết luận quan trọng là: trong các nước ASEAN, chỉ trừ nền kinh tế của Singapore và ở mức độ nhất định là nền kinh tế của Malaixia, là có tính bổ sung nhất định đối với kinh tế Việt Nam, còn các nước có trình độ phát triển thấp hơn của khối này như Thái Lan, Inđônêxia và Philippin hiện còn có nhiều ngành có lợi thế so sánh giống Việt Nam như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, một số ngành công nghiệp nhẹ...Một ví dụ điển hình là cả ba nước trên đều vẫn đang có lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như sản xuất dụng cụ thể thao-du lịch, may mặc, giày thể thao. Trong khi đây cũng là những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh khá lớn. Do vậy, điều cũng dễ hiểu là các nước ASEAN sẽ không đầu tư vào các ngành đó trong giai đoạn hiện nay. Thực tế hiện nay, các nước NICs như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông là những nước đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam vào những ngành đó, là nơi họ đang mất dần lợi thế so sánh để chuyển sang các ngành công nghệ cao.
Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với việc các nước đầu tư vào lĩnh vực mà nó chuyên môn hóa cao như đã nhận định ở phần trên vì đây là hai mặt của một vấn đề. Bởi vì thường một nước có trình độ chuyên môn hóa cao trong một lĩnh vực nào đó song đồng thời lại đang mất dần lợi thế so sánh trong lĩnh vực đó do chi phí và giá thành sản xuất trong nước tăng nhanh, sẽ có xu hướng đầu tư ra nước ngoài vào ngành đó. Đây cũng là một cách để nước đầu tư chuyển giao công nghệ tỏ ra không còn phù hợp, tạo điều kiện trang bị công nghệ mới.
Kết quả xem xét đối với các nước đầu tư ASEAN đặt ra vấn đề là trong quá trình thu hút FDI, Việt Nam cần phải nắm được những điểm mạnh và cả những hạn chế từ phía các nhà đầu tư để có chiến lược và đối sách phù hợp. Việt Nam cần thu hút không chỉ lượng vốn đầu tư lớn hơn mà còn cả chất lượng đầu tư cao hơn từ Mỹ, Nhật Bản, các nước EC và các nước công nghiệp phát triển khác như Úc, Canada...Những nước này, chỉ trừ Nhật Bản, hiện còn đầu tư một cách khá hạn chế vào Việt Nam.