CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX (Trang 40)

3.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty

Sơ đồ 6: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex. Đại hội đồng Cổ đông có các quyền hạn sau:

• Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ.

• Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

• Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm. • Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.

CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG XN CB TS XK ĐỒNG THÁP XÍ NGHIỆP F72 XÍ NGHIỆP PHÚ TÂN XÍ NGHIỆP NAM LONG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ DÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BP NUÔI TRỒNG CUNG

ỨNG NGUYÊN LIỆU

XN CB TS XK HÒA PHÁT AN GIANG

• Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, phê chuẩn Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị của Công ty gồm 08 thành viên, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền sau:

•Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.

•Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.

• Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.

• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.

• Đề xuất mức cổ tức hàng năm và các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo quy định tại Điều lệ Công ty, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiệ n theo quyền hạn và trách nhiệm sau:

• Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi trình Hội đồng quản trị.

• Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, gồm 03 thành viên là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Các thành viên Hội đồng quản trị được kiêm nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc.

+ Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc có nhiệm vụ: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông; thực hiện kế hoạt kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty; các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty.

+Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc thường trực tại trụ sở chính của Công ty trong việc giải quyết các vấn đề sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Quản lý tất cả các phòng ban thuộc khối văn phòng chính của Công ty, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau, trên cơ sở các nội qui, qui chế, qui định, định mức của Công ty và quy định của pháp luật nhà nước.

• Triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, giám sát chấn chỉnh sửa lổi các Phòng, Ban chức năng của Công ty trong việc thực hiện chủ trương quyết định của Tổng Giám Đốc, nội qui, qui chế, qui định, định mức về sản xuất kinh doanh mà Công ty đã ban hành.

• Thực hiện cải tiến liên tục các chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP, BRC từng bước đưa vào thực hiện 100% các chương trình nêu trên trong toàn bộ các lãnh vực có liên quan đến chất lượng sản phẩm.

3.2.2. Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh 3.2.2.1. Phòng Kinh tế - Kế hoạch 3.2.2.1. Phòng Kinh tế - Kế hoạch

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình sử dụng vốn, tài sản, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực trong toàn Công ty.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán thống kê, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ qui định của Công ty.

- Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các Xí nghiệp thành viên và của Công ty.

- Thực hiện báo cáo chính xác kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của Công ty cho Ban giám đốc và cấp trên theo đúng qui định của nhà nước và qui chế của Công ty.

- Tổng hợp nhu cầu từ các xí nghiệp, phòng ban, phân xưởng về vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ,… tổ chức hợp đồng thu mua và cung ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất.

- Lập và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty theo từng tháng, quí, năm đề nghị điều chỉnh giá thành và chi phí một cách kịp thời và phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý vốn hàng hóa, tài sản, tiền mặt chi phí của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả không bị chiếm dụng, không thanh toán lãng phí ở tất cả phòng ban văn phòng, chi nhánh, phân xưởng, xí nghiệp của Công ty.

- Kiểm tra chặt chẽ tính khách quan chính xác, đúng định mức qui định của tất cả các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giá mua nguyên liệu, định mức vật tư, công cụ, tài sản, chi phí trong quá trình lưu thông, trong sản xuất tại xí nghiệp, phân xưởng phát hiện kịp thời những tiêu cực hoặc sai sót (nếu có).

- Hình thức kế toán đang áp dụng tại phòng là hình thức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, thực hiện hạch toán chứng từ trên máy vi tính và bằng hình thức chứng từ ghi sổ.

Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu , kiểm tra

Sơ đồ 7: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ

3.2.2.2. Phòng quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm

- Đề ra các qui định, qui phạm quản lý chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ sản xuất.

- Thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP, BRC và hoàn thiện quản lý chất lượng theo ISO phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và đòi hỏi của thị trường.

- Nghiên cứu cải tiến mẫu mã bao bì ngày càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

3.2.2.3. Phòng kinh doanh

- Theo dõi, ký kết và thực hiện các hợp đồng các L/C đã ký với khách hàng, triển khai nhanh, chính xác các yêu cầu chất lượng bao bì, mẫu mã sản phẩm của khách hàng cho Phòng Quản lý chất lượng & Phát triển sản phẩm và hai xí nghiệp trực thuộc, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, giao nhận hàng hóa cho khách hàng đảm bảo ngăn nắp kho hàng, an toàn về chất lượng và đúng hợp đồng được ký kết.

- Cân đối giá bán, đề xuất giá mua đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả, thường xuyên theo dõi cân đối hiệu quả kinh doanh từng thời vụ, từng khách hàng, để Tổng Giám đốc có chiến lược, sách lược kinh doanh cụ thể.

3.2.2.4. Phòng cơ điện lạnh và xây dựng cơ bản

- Quản lý vận hành hệ thống điện, điện lạnh, nước, một cách khoa học đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn tiết kiệm.

- Theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng qui trình, đúng định kỳ, hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố bất ngờ, không để cho máy móc thiết bị xuống cấp.

- Lập các phương án thiết kế xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn mua sắm tài sản cố định cho toàn Công ty theo đúng trình tự qui định của nhà nước tùy từng loại hình và mức độ đầu tư, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, giá thành hợp lý và phục vụ thiết thực cho sản xuất kinh doanh.

3.2.2.5. Phòng tổ chức hành chánh

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý nhân sự của toàn Công ty, sắp xếp bố trí nhân sự một cách phù hợp cho sản xuất kinh doanh, tránh nơi thừa, nơi thiếu, phù hợp với sở trường và khả năng của từng người.

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc kiểm tra vấn đề về tuyển dụng, cho thôi việc đối với người lao động, quản lý ngày giờ công lao động, khen thưởng, cách chức, sa thải lao động, kiểm tra việc thực hiện qui chế, qui định về tiền l ương, tiền thưởng, các chính sách khác đối với người lao động, đảm bảo đúng nội qui, qui định của Công ty và đúng qui định Luật lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.6. Đội kiểm soát

- Kiểm soát qui trình, qui phạm sản xuất tại 03 xí nghiệp sản xuất trực thuộc, kiểm tra các công đoạn sản xuất như: kích cỡ nguyên liệu khi mua, xử lý

hóa chất,… đến thành phẩm nhập kho, đảm bảo tính khách quan và đúng theo qui trình cho từng loại sản phẩm (tập trung vào 3 khâu: ngâm hóa chất, mua bán thành phẩm sau phân cỡ và thành phẩm sau khi cấp đông đóng gói).

- Thực hiện phòng chống tiêu cực trong tất cả các khâu, nhất là khâu đánh giá chất lượng nguyên liệu, phân cỡ mua hàng và thành phẩm nhập xuất kho.

3.2.2.7. Văn phòng tại thành phố Cà Mau

- Thực hiện việc trung chuyển giao nhận hàng hóa, tiền vốn, vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ từ các nơi về Công ty và từ Công ty đi tất cả các nơi khác.

- Thực hiện các quan hệ giao dịch với ngân hàng, theo dõi tình hình tiền vay, lãi vay, phí, thủ tục vay vốn, vay theo đồng tiền nào thì hiệu quả, theo dõi việc thanh toán trả nợ vay ngân hàng, tỷ giá bán ngoại tệ, các hợp đồng bán ngoại tệ, nắm chặt dư nợ ngân hàng. (nắm bắt chặt chẽ dư nợ vay ngân hàng).

- Liên hệ giải quyết các thủ tục về hải quan, kiểm dịch, Nafiquacen, ngân hàng liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời.

3.2.2.8. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh

- Thực hiện các quan hệ giao dịch tiếp thị bán h àng ở cả thị trường trong và ngoài nước (quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa nhằm đưa doanh số, số lượng hàng tiêu thụ nội địa ngày càng tăng lên); hướng dẫn, đưa đón khách hàng; thiết lập mối quan hệ nhiều mặt trong kinh doanh giữa Công ty và khách hàng (quan tâm đến thị trường khách hàng lớn, thị trường truyền thống). Nắm bắt nhanh tất cả các nguồn thông tin về diễn biến giá cả, nhu cầu từng thị tr ường, từng khách hàng, phản ánh kịp thời cho Tổng Giám đốc Công ty và Phòng Kinh doanh.

- Liên kết chặt chẽ với Phòng Kinh doanh và Tổng Giám đốc Công ty nhằm thực hiện liên tục công việc chào hàng, bán hàng, đảm bảo bán hết sản phẩm hàng hóa Công ty sản xuất và còn mở rộng kinh doanh bên ngoài với quy mô ngày càng lớn, an toàn và hiệu quả.

3.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2005-2007) TRONG 3 NĂM (2005-2007)

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2005, 2006, 2007.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên chỉ tiêu Năm

2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ 775.894 996.271 886.203 220.377 28,4 -110.068 -11,0 2. Các khoản giảm trừ 1.339 0 174 -1.339 -100,0 174 -

3. Doanh thu thuần 774.555 996.271 886.029 221.716 28,6 -110.242 -11,1 4. Giá vốn hàng bán 674.197 888.030 773.738 213.833 31,7 -114.292 -12,9

5. Lợi nhuận gộp 100.358 108.241 112.291 7.883 7,9 4.050 3,7

6. Doanh thu tài chính 240 5.349 2.978 5.109 2.128,8 -2.371 -44,3 7. Chi phí tài chính 20.665 28.438 36.809 7.773 37,6 8.371 29,4 8. Chi phí bán hàng 64.268 59.122 45.174 -5.146 -8,0 -13.948 -23,6 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.536 7.621 11.987 85 1,1 4.366 57,3 10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 8.129 18.409 21.298 10.280 126,5 2.889 15,7

11. Thu nhập khác 94 226 184 132 140,4 -42 -18,6

12. Chi phí khác 44 32 998 -12 -27,2 966 3.018,8

13. Lợi nhuận khác 50 194 -814 144 288,0 -1.008 -519,6

14. Tổng lợi nhuận trước thuế 8.179 18.603 20.484 10.424 127,4 1.881 10,1

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 0 - 0 -

16. Lợi nhuận sau thuế 8.179 18.603 20.484 10.424 127,4 1.881 10,1

Qua bảng trên ta thấy trong năm 2005 tổng doanh thu của Công ty đạt 775.894 triệu đồng, trong đó giá vốn hàng bán là 674.197 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 87% tổng doanh thu → lợi nhuận gộp đạt 100.358 triệu đồng, đây là một kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Đến năm 2006 tổng doanh thu của Công ty đạt 996.271 triệu đồng tăng 220.377 triệu đồng (28,4%) so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm đi 110.068 triệu đồng (11%) so với năm 2006. Nguyên nhân gây nên sự biến động như vậy là do trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng khá cao so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 sản lượng tiêu thụ của Công ty bị sụt giảm nhưng không đáng kể so với năm 2006, đây là nguyên nhân làm cho cho doanh thu trong năm 2007 giảm so với năm 2006 và một nguyên nhân khác là do giá bán của sản phẩm bị giảm xuống. Vấn đề suy giảm doanh thu này không ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp trong năm 2007 của Công ty vì trong năm 2007 giá vốn hàng bán của Công ty cũng giảm theo, giảm 114.293 triệu đồng (12,9%) so với năm 2006.

Những biến động trên làm cho lợi nhuận gộp của các năm 2006, 2007 đều tăng so với các năm trước đó, cụ thể năm 2006 lợi nhuận gộp tăng 7.883 triệu đồng (7,9%) so với năm 2005 và năm 2007 tăng 4.050 triệu đồng (3,7%) so với năm 2006. Chi phí tài chính qua các năm không ngừng tăng lên cụ thể trong năm 2005 là 20.665 triệu đồng, năm 2006 là 28.438 triệu đồng và năm 2007 là 36.809 triệu đồng nguyên nhân là do chi phí lãi vay từ ngân hàng qua các năm không ngừng tăng cao, nhưng ngược lại chi phí bán hàng lại được giảm xuống, năm 2006 giảm 5.146 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 giảm 13.948 triệu đồng so với năm 2006 đây là một nỗ lực phấn đấu của Công ty trong việc ký kết thành công nhiều hợp đồng với các khách hàng quan trọng nên giảm được nhiều chi phí bán hàng.

8.179

18.603

20.484 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX (Trang 40)