4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
3.1.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Tin Học Cát Tường.
Địa chỉ: 37A, Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 0710.731.213 Fax: 84710834209
Số tài khoản: 100314851006846_Ngân hàng Eximbank Cần Thơ. Mã số thuế: 1800639781
Giấy phép thành lập số: 5702001166 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 09/08/2006.
Đại diện đơn vị: Bà Nguyễn Thị Hoàn.
Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Ngọc Thơ. Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Email: cattuong2006@vnn.vn
ngocthonguyen2007@yahoo.com.vn
3.1.2. Nội dung kinh doanh
Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Tin Học Cát Tường kinh doanh bao gồm các mặt hàng: Máy vi tính, máy văn phòng; Cung cấp, tư vấn thiết kế và lắp đặt mạng; Sữa chữa – bảo trì máy vi tính, máy notebook, máy in, máy fax; cho thuê máy chiếu,…
Phương thức kinh doanh: Bán lẻ.
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty kinh doanh chuyên: Cung cấp máy vi tính, máy văn phòng,… , cung cấp, tư vấn thiết kế và lắp đặt mạng, sữa chữa – bảo trì máy vi tính, máy notebook (HP, Compac, IBM), máy in, máy fax,… , cho thuê máy chiếu (Projectos).
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY3.2.1. Cơ cấu tổ chức 3.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty gồm có: Giám đốc, Giám đốc điều hành, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận kế toán và Bộ phận bán hàng.
Sơ đồ 3.1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIN HỌC CÁT TƯỜNG
Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Đứng đầu là Ban Giám Đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, các ph òng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó.
Bộ máy gọn nhẹ, đơn giản, cơ cấu hợp lý, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau đã làm cho hoạt động của công ty đi vào nề nếp và đồng bộ. GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN KHO THỦ QUỸ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BỘ PHẬN KỸ THUẬT BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN BÁN HÀNG
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 3.2.2.1. Giám đốc 3.2.2.1. Giám đốc
Là người đứng đầu trong Công ty, tổ chức điều hành mọi hoạt động trong Công ty, đại diện cho mọi quyền lực và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước.
3.2.2.2. Giám đốc điều hành
Là người có quyền hạn sau Giám đốc, có thể thay mặt cho Giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.2.2.3. Bộ phận kỹ thuật
Theo dõi tình hình máy móc, thiết bị của từng cơ quan, từng khách hàng. Sữa chữa, bảo trì máy móc của khách hàng. Liên hệ với khách hàng những vấn đề có liên quan.
3.2.2.4. Bộ phận kế toán
Là một tổ chức về nhân sự để thực hiện vi ệc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kế toán đến ban quản lý giúp họ đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Thực hiện tốt chế độ hoạch toán, thực hiện báo cáo theo quy định về tài chính và tính giá hàng hóa hợp lý để thu hút khách hàng và phát triển kinh doanh. Bộ phận kế toán bao gồm: Kế toán trưởng, kế toán công nợ, kế toán kho và thủ quỹ.
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp giúp Giám đốc kiểm tra và theo dõi tình hình tài chính của Công ty và làm mọi việc của công tác kế toán nh ư trích các khoản thuế, thu hồi các khoản nợ, thanh toán nợ cho nhà cung cấp. Cuối năm báo cáo tài chính, quyết toán thuế…
- Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình công nợ của Công ty, thường xuyên nhắc nhở các đối tượng công nợ thanh toán kịp thời.
- Kế toán kho: Theo dõi lượng hàng hóa trong kho, cập nhật tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa một cách thường xuyên và liên tục.
- Thủ quỹ: Thực hiện mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt tại doanh nghiệp, bảo quản tiền mặt tại doanh nghiệp, ghi chép vào sổ tiền mặt các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và đối chiếu với kế toán vào cuối tháng, báo cáo thu, chi quỹ theo định kỳ cho Ban Giám Đốc.
3.2.2.5. Bộ phận bán hàng
Là bộ phận trực tiếp giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm của Công ty ra thị trường. Đồng thời cũng là bộ phận trực tiếp tiếp cận với nhu cầu thị trường, giúp Ban quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và đem về doanh thu cho công ty.
3.2.3. Hình thức kế toán sử dụng tại Công ty
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Sơ đồ hình thức kế toán tại Công ty.
Sơ đồ 3.2: SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CÁT TƯỜNG
* Ghi chú
: ghi hàng ngày. : ghi cuối tháng.
: quan hệ đối chiếu, kiểm tra.
3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Là một công ty tư nhân, qua 3 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Tin Học Cát Tường đã từng bước khẳng định vị
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
trí của mình trên thị trường thông qua doanh thu bán hàng liên tục tăng nhanh trong thời gian qua. Điều này được thể hiện rõ qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bảng 3.1:BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006, 2007, 2008)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát tường)
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để biết Công ty kinh doanh có hiệu quả không, sử dụng phương pháp so sánh ta có bảng thể hiện chênh lệch kết
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 1.242.190 7.900.352 11.490.718
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 1.242.190 7.900.352 11.490.718
4 Giá vốn hàng bán 1.128.230 7.597.694 11.069.932
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng 113.960 302.658 420.786
6 Doanh thu hoạt động tài chính 10.330 37.632 21.740
7 Chi phí tài chính 9.400 45.120 20.100
8 Chi phí bán hàng 20.150 57.662 61.858
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 31.700 72.020 101.032
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 63.040 165.488 259.536
11 Thu nhập khác 5.610 9.150 15.690
12 Chi phí khác 2.500 6.788 9.326
13 Lợi nhuận khác 3.110 2.362 6.364
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 66.150 167.850 265.900
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 18.522 46.998 74.452
Bảng 3.2:CHÊCH LỆCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NĂM 2007 VỚI NĂM 2006 VÀ NĂM 2008 VỚI 2007
Đơn vị tính: 1.000 đồng
(Nguồn: Lấy từ Bảng 3.1)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy rằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng từ 1.242.190
STT Chỉ tiêu
2007 / 2006 2008 / 2007
Số tiền % Số tiền %
1 Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 6.658.162 536,00 3.590.366 45,45
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 6.658.162 536,00 3.590.366 45,45
4 Giá vốn hàng bán 6.469.464 573,42 3.472.238 45,70
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng 188.698 165,58 118.128 39,03 6 Doanh thu hoạt động tài chính 27.302 264,30 (15.892) (42,23)
7 Chi phí tài chính 35.720 380,00 (25.020) (55,45)
8 Chi phí bán hàng 37.512 186,16 4.196 7,28
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 40.320 127,19 29.012 40,28 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 102.448 162,51 94.048 56,83
11 Thu nhập khác 3.540 63,10 6.540 71,48
12 Chi phí khác 4.288 171,52 2.538 37,39
13 Lợi nhuận khác (748) (24,05) 4.002 169,43
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 101.700 153,74 98.050 58,42
15 Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp 28.476 153,74 27.454 58,42
ngàn đồng năm 2006 lên 7.900.352 ngàn đồng năm 2007, tức tăng 6.658.162 ngàn đồng, tương đương 536,00%. Sang năm 2008, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 11.490.718 ngàn đồng, vượt hơn năm 2007 là 3.590.366 ngàn đồng tương ứng với 45,45%. Từ năm 2006 – 2008, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong những năm gần đây.
Tuy doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của Công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2007, giá vốn hàng bán của công ty là 7.597.694 ngàn đồng, tăng 6.469.464 ngàn đồng với tỷ lệ 573,42%. Đó là do tình hình thị trường của năm 2007 có nhiều biến động, kéo theo giá vốn hàng bán năm 2008 cũng tăng 3.472.238 ngàn đồng, tương đương với 45,70% so với năm 2007. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 40.320 ngàn đồng, tương đương với 127,19% và năm 2008, chi phí này tiếp tục tăng 29.012 ngàn đồng, tương ứng với 40,28%. Tuy nhiên thì sự gia tăng này chủ yếu là do chính sách tăng lương của Nhà nước.
Tốc độ tăng của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu cũng tương đối cao nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng. Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 102.448 ngàn đồng, tương đương với 162,51% và năm 2008, lợi nhuận tiếp tục tăng 94.048 ngàn đồng, với tỷ lệ là 56,83%.
Tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận chung của Công ty tăng qua các năm.
Năm 2007, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2006 với mức cao 101.700 ngàn đồng tương đương với 153,74% và năm 2008, lợi nhuận tăng 98.050 ngàn đồng với tỷ lệ là 58,42%. Lợi nhuận của Công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao. Do Công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều nên các khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính rất thấp.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua đạt kết quả khá tốt. Doanh thu bán hàng liên tục tăng kéo theo lợi nhuận tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể phát triển mạnh hơn trong tương lai, vì vậy
Công ty nên duy trì và phát huy. Tuy nhiên, đây chỉ là phân tích sơ lược một số chỉ tiêu về kết quả đạt được của Công ty trong ba năm qua. Chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở những chương tiếp theo để có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty qua ba năm (2006, 2007 và 2008).
Biểu đồ 3.1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÁT TƯỜNG QUA 3 NĂM
Bên cạnh đó, nhìn từ thực tế tình hình kinh doanh của Công ty ta thấy:
- Mạng lưới cung cấp sản phẩm của Công ty không ngừng được mở rộng ra các tỉnh thành khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
- Với nguồn tài chính tương đối ổn định đã giúp cho Công ty có được chỗ đứng tương đối vững vàng trên thị trường.
- Là một Công ty kinh doanh bán lẻ, Công ty luôn cố gắng nâng cao lợi nhuận và mở rộng thị trường. Song song đó, Công ty luôn quan tâm đến khâu chăm sóc khách hàng, nhờ vậy mà uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao.
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1. Thuận lợi 3.4.1. Thuận lợi
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày và nhu cầu về nó ngày càng tăng. Do đó, kinh doanh mặt hàng phục vụ
0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 2006 2007 2008 Lợi nhuận Chi phí Doanh thu Ngàn đồng 11.528.148 11.262.248 7.947.134 7.779.284 167.850 1.258.130 1.191.980 66.150 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 Năm 265.900
cho sự phát triển của công nghệ thông tin là một thuận lợi rất lớn đối với Công ty do nhu cầu sử dụng của con người ngày càng nhiều để phục vụ cho công việc cũng như đời sống hàng ngày.
Có đội ngũ ban lãnh đạo là những người đã qua đào tạo và nhiều kinh nghiệm, phê duyệt chỉ đạo, điều hành rất sát về thực tế.
Có đội ngũ nhân viên được đào tạo khá kỹ về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là Bộ phận bán hàng. Do đó năng lực chào hàng, giới thiệu và tiếp thị hàng cho khách hàng rất có hiệu quả.
Do Công ty nằm ngay trung tâm Thành phố nên rất thuận tiện cho việc giao tiếp và vận chuyển hàng.
Được sự ủng hộ và tín nhiệm cao của khách hàng khi dùng sản phẩm mà Công ty cung cấp.
3.4.2. Khó khăn
Công ty có nhiều mặt hàng đang cạnh tranh với các Công ty khác trên địa bàn Thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận nên việc đối đầu với các áp lực ngày càng gay gắt, phức tạp.
Do đặc thù của mặt hàng Công ty kinh doanh có giá trị hao mòn hữu hình rất lớn, gây tổn thất không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Nguồn vốn kinh doanh tự có của Công ty không đủ, một phần là vay của ngân hàng.
Do Công ty mới được thành lập nên chưa thu hút được nhiều đối tượng, nhiều khách hàng.
3.4.3. Phương hướng phát triển
Tăng cường số lượng đội ngũ nhân viên cho phù hợp với việc mở rộng kinh doanh mua bán của Công ty.
Đẩy mạnh công tác bán hàng để tăng doanh thu, nắm bắt đầy đủ thông tin kịp thời, bám sát thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dựa trên thế mạnh và uy tín mà Công ty sẵn có trong thời gian qua, công ty đã và đang cố gắng mở rrộng và tìm kiếm thị trường tiềm năng để nhận được nhiều đơn mua bán hàng hơn.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TIN HỌC CÁT TƯỜNG
4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẨM
4.1.1. Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh của Công ty là khâu tiêu thụ mà thực chất là bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, phân tích doanh thu là nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng của Công ty trong kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, để đánh giá một cách tổng quát tình hình doanh thu của Công ty thì trước hết ta phải nắm rõ được tình hình doanh thu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở đây em xin xét ở 3 khía cạnh là: doanh thu về mặt giá trị, doanh thu theo kết cấu mặt hàng và doanh thu theo thị trường.
4.1.1.1. Phân tích doanh thu về mặt giá trị
Như ta đã biết, người ta dùng chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Thông thường thì chỉ tiêu giá trị được sử dụng rộng rãi trong mọi trường hợp vì khối lượng hàng hóa tiêu thụ, khối lượng công việc dịch vụ cung cấp được biểu hiện bằng giá trị hay còn gọi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tại Công ty Cát Tường thì doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.
Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Và để biết được tình hình doanh thu của Công ty như thế nào. Ta có bảng số sau thể hiện tình hình
doanh thu của Công ty Cát Tường về mặt giá trị qua 3 năm (năm 2006, năm 2007 và