Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 33)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Trong năm 2008 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ, giá trị tổng sản phẩm nội địa GDP tăng 10,24% so với cùng kỳ, trong đó ngành nông nghiệp tăng 4,45%, lâm nghiệp tăng 35,94%, ngành thủy sản giảm 10,68%, ngành công nghiệp tăng 22,84%, ngành xây dựng tăng 22,3%, ngành dịch vụ tăng 25,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, nông – lâm – ngư nghiệp từ 56,06% năm 2007 giảm còn 51,56% vào năm 2008, công nghiệp – xây dựng từ 19,35% năm 2007 tăng lên 21,09% năm 2008, dịch vụ từ 24,59% tăng lên 27,36% vào năm 2008.

Nhìn chung, kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2008 tiếp tục phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng, sản lượng lúa vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá, xuất khẩu đạt giá trị cao, một số vấn đề xã hội bức xúc như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm giải quyết tốt hơn. Tuy nhiên một số lĩnh vực, sản phẩm chưa đạt kế hoạch và còn một số công trình, dự án chậm triển khai, chưa hoàn thành đúng tiến độ… đã hạn chế kết quả tăng trưởng GDP chung của tỉnh.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TRÀ VINH

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, là ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo quyết định số 769/TTG ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch là Housing Bank of MeKong Delta, viết tắt là MHB.

MHB chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 08 tháng 04 năm 1998 theo Quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. MHB là một ngân hàng đa năng với chức năng chính là huy động vốn và cho vay nhằm mục tiêu hỗ trợ nhân dân vùng ĐBSCL xây dựng và phát triển nhà ở góp phần thúc đẩy chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL. Với vốn điều lệ ban đầu là 744 tỷ đồng và một Hội sở chính với tổng số cán bộ nhân viên là 84 người. Đến ngày 31/12/2008 tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 35.200 tỷ đồng và đã xây dựng được một mạng lưới với 180 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, một văn phòng đại diện tại Hà Nội, một Sở giao dịch, một Trung tâm thẻ với tổng số hơn 2.600 cán bộ, nhân viên.

MHB có trụ sở chính đặt tại số 09 Võ Văn Tần, Quận 03, TP Hồ Chí Minh, số điện thoại là (08)9302501.

Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày 06 tháng 02 năm 2002 Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký công văn số 142/NHNN-CHN chấp thuận cho ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long thành lập ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh. Ngày 08 tháng 05 năm 2002, Hội đồng quản trị ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã ký quyết định số 12/2002/QĐ-NHN-HĐQT thành lập ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh. Đến ngày 18 tháng 09 năm 2002 thì ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh đã chính thức đi vào hoạt động với tên viết tắt là “MHB Trà Vinh”. MHB Trà Vinh là đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng. Hiện nay do điều kiện kinh tế ở các huyện đã và đang phát triển và số lượng khách hàng tương đối đông và ở xa, nên MHB Trà Vinh đã thành lập 06

phòng giao dịch ở huyện Duyên Hải, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang và Thị xã Trà Vinh. Lập kế hoạch thành lập thêm 02 phòng giao dịch ở huyện Châu Thành và Trà Cú nhằm đảm bảo phủ khắp mạng lưới trên toàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu vốn thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

MHB Trà Vinh được thành lập đã tạo thêm một kênh cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nguồn vốn diều chuyển để cung cấp vốn dưới các hình thức cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, thương nghiệp... đã góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 3.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hện nay, cán bộ nhân viên của toàn Chi nhánh là 111 người trong đó cán bộ tín dụng là 48 người, chiếm 43% trong tổng số nhân viên toàn chi nhánh. Đồng thời chi nhánh có các phòng ban sau: Phòng Hành chánh nhân sự, phòng Nghiệp vụ kinh doanh, phòng Kế toán – Ngân quỹ và Bộ phận kiểm tra nội bộ.

Bộ máy tổ chức của MHB Trà Vinh gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, trong đó có 1 phó phụ trách về mảng tín dụng và 1 phó phụ trách về mảng kế toán.

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh Giám đốc Phòng Nghiêp vụ kinh doanh Phòng Hành chánh nhân sự Phòng Giao dịch trực thuộc Bộ phận Kiểm tra nội bộ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phó giám đốc phụ trách kế toán Phó giám đốc phụ trách tín dụng

3.2.2.2. Chức năng của từng bộ phận

- Giám đốc: Là người điều hành và quản lý mọi phòng ban, mọi hoạt động

của Ngân hàng và là người quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay. Cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả lên cấp trên. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi nhánh.

- Phó giám đốc: Là người hỗ trợ cho giám đốc trong việc điều hành và quản lý một số hoạt động của toàn chi nhánh do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc của mình. Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.

- Phòng Hành chánh nhân sự: Tổ chức việc thực hiện quy hoạch cán bộ,

quản lý nhân sự, chi trả lương người lao động, đào tạo nhân viên theo kế hoạch. Thực hiện công tác văn thư hành chánh, quản trị và thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc chi nhánh giao.

- Phòng Nghiệp vụ kinh doanh: Nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch khai thác nguồn vốn, kế hoạch phát triển mạng lưới của Chi nhánh và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao.

Hướng dẫn và tiếp cận khách hàng lập hồ sơ đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Lưu giữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo

dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính theo quy định của Nhà nước, theo chế độ thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL.

Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối.

Tổ chức việc thực hiện thu chi tiền mặt, giải ngân đồng thời bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng và khách hàng.

Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin, kiểm tra ngân quỹ trong phạm vi Chi nhánh.

Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu.

- Bộ phận kiểm tra nội bộ: Thực hiện việc kiểm tra kế toán nội bộ, các

hoạt động của Chi nhánh theo đúng pháp luật và quy định của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL.

Báo cáo kết quả công tác, kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định.

Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước trong việc thanhh tra Chi nhánh.

Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

- Phòng giao dịch: Là phòng giao dịch trực thuộc của MHB Trà Vinh. Các

phòng giao dịch được hoạt động giao dịch riêng, hạch toán phụ thuộc và đồng thời có các phòng ban tương tự như ở ngân hàng chi nhánh cấp I. Các phòng giao dịch hoạt động dưới sự lãnh đạo của giám đốc phòng giao dịch – được giám đốc Chi nhánh cấp I ủy quyền quyết định cho vay, nhưng nếu có những khoản vay vượt quá khả năng ủy quyền thì giám đốc phòng giao dịch phải trình lên ban giám đốc ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của phòng giao dịch mình.

3.2.3. Phạm vi hoạt động 3.2.3.1. Huy động vốn 3.2.3.1. Huy động vốn

- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh thực hiện huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngắn hạn, trung và dài hạn (khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép) theo kế hoạch của tổng giám đốc.

- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác để đầu tư cho các chương trình phát triển nhà ở và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 1: Khung lãi suất tiền gửi của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh ĐVT: %/tháng KỲ HẠN LÃI SUẤT (Trả lãi khi đến hạn) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2/2008 6/2008 8/2008 12/2008 I. TG không kỳ hạn

(kể cả tiền gửi thanh toán) 0,25 0,27 0,25 0,50 0,30 0,27

II. TG tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn 01 tháng 0,45 0,45 0,65 1,41 1,41 0,70 Kỳ hạn 02 tháng 0,57 0,62 0,67 Kỳ hạn 03 tháng 0,65 0,70 0,73 0,78 Kỳ hạn 06 tháng 0,67 0,72 0,74 0,67 Kỳ hạn 09 tháng 0,70 0,75 0,75 Kỳ hạn 12 tháng 0,74 0,77 0,78 Kỳ hạn 18 tháng 0,76 0,785 0,785 1,33 1,33 Kỳ hạn 24 tháng 0,78 0,80 0,785

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)

Trong 3 năm qua, các ngân hàng thương mại hoạt động rất mạnh và liên tục mở rộng thị trường của mình. Vì thế sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Lãi suất là công cụ cạnh tranh chủ yếu của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Vì vậy MHB Trà Vinh đã nhiều lần thay đổi lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế và có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong tỉnh mặc dù lãi suất cao thì chi phí cũng sẽ tăng theo. Năm 2006 và năm 2007, do thị trường không có nhiều biến động, NHNN qui định lãi suất cơ bản thấp nên Ngân hàng áp dụng mức lãi suất ngắn hạn thấp hơn dài hạn. Đến năm 2008, thị trường có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, lãi suất cơ bản do NHNN qui định tăng cao vào những tháng đầu năm 2008 và giảm dần vào những tháng cuối năm. Để có thể cạnh tranh trên thị trường thì MHB Trà Vinh đã nhiều lần thay đổi lãi suất vào năm 2008 cho

phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đặc biệt vào cuối năm 2008, Ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 01 đến 03 tháng cao hơn kỳ hạn 04 đến 12 tháng. Vì Ngân hàng không biết được lãi suất cơ bản do NHNN công bố sẽ biến động như thế nào mà lãi suất tiền gửi lại cố định, nếu Ngân hàng áp dụng kỳ hạn 04 đến 12 tháng cao thì sẽ phải trả lãi cao và chịu thiệt hại rất cao nếu lãi suất cơ bản của NHNN giảm xuống.

Ngoài hình thức trả lãi khi đến hạn Giám đốc các phòng giao dịch được thỏa thuận linh hoạt với khách hàng về các hình thức trả lãi: trả lãi trước, hàng tháng, hàng quí… nhưng phải đảm bảo nguyên tắc lãi suất trả trước, hàng tháng, hàng quí… qui ra tối đa bằng lãi suất trả lãi cuối kỳ.

Khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh và các phòng giao dịch khi có nhu cầu cấp thiết về tài chính có thể vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá tại Chi nhánh hoặc các phòng giao dịch trong toàn tỉnh.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn trả lãi khi đến hạn: Khách hàng có nhu cầu rút tiền gửi trước kỳ hạn thì Chi nhánh sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể nhưng lãi suất được hưởng bằng lãi suất không kỳ hạn hiện hành của Chi nhánh.

3.2.3.2. Cho vay

Tình hình cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh tập trung vào các nội dung như sau:

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn phục vụ việc xây dựng, sửa chửa nhà ở đối với các hộ dân cư trên địa bàn hoạt động là một dạng cho vay chủ yếu tại MHB Trà Vinh. Nghiệp vụ này hỗ trợ cho các khách hàng đặc biệt là hộ nông dân có đủ nguồn lực tài chính để sửa chữa, xây dựng nhà ở. Nhu cầu cho vay dạng này chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó cho vay ngắn hạn dùng để sửa chửa nhà ở, còn cho vay trung hạn hoặc dài hạn thường là xây dựng mới.

- Cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu dân cư tập trung, các đơn vị sản xuất trên địa bàn hoạt động.

Dự án đầu tư của các khách hàng là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các dự án đầu tư của nền kinh tế. Quy mô của các dự án thường ở dạng trung bình không lớn cũng không nhỏ, các dự án này trước khi giải ngân, MHB Trà Vnh thẩm định đầy đủ hồ sơ theo đúng quy trình cho vay dự án đầu tư. Nhìn chung các dự án này khi đưa vào thực hiện mang tính khả thi cao, vì thế khách

hàng thường hoàn trả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng đúng theo thỏa thuận ghi trong hợp đổng tín dụng.

- Cho vay hộ nông dân, gia đình để trồng trọt và chăn nuôi.

Đối với việc cho vay để trồng trọt và chăn nuôi tập trung chủ yếu vào việc cho vay để khách hàng nuôi gia súc, gia cầm; cho vay để trồng trọt các cây ngắn ngày như lúa, bắp, khoai lang. Thời gian cho vay thường là ngắn hạn và tính theo chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng.

- Cho vay chiết khấu chứng từ có giá.

Chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại MHB Trà Vinh. Trong nghiệp vụ này Ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền trước cho các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá khác (kỳ phiếu, trái phiếu…) chưa đến hạn theo yêu cầu của người thụ hưởng bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định gọi là tiền chiết khấu. Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ có giá chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng số cho vay tại Ngân hàng.

Ngoài ra, MHB Trà Vinh còn có thêm một số nghiệp vụ cho vay như cho vay tín chấp lương cán bộ công nhân viên, cho vay tiêu dùng, và các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Bảng 2: Khung lãi suất cho vay của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh ĐVT: %/tháng KỲ HẠN LÃI SUẤT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2/2008 6/2008 8/2008 12/2008 Ngắn hạn 1,03 1,05 1,35 1,625 1,625 1,062 Trung và dài hạn 1,20 1,25 1,35 1,625 1,625 1,062

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)

Đối với lãi suất cho vay Ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất sao cho vừa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)