Chương III: Giải pháp tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp (Trang 65 - 82)

II. Thực trạng:

Chương III: Giải pháp tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

nhà nước

I. Nhóm nhân tố vĩ mô:

I.1. Đổi mới và hoàn thiện các công tác hoạch định chiến lược:

Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức nào đi chăng nữa vấn đề được nêu ra đầu tiên đó chính là hiệu quả.Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là mục tiêu và cũng là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh,của nền sản xuất,là thước đo mọi mặt của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như từng đơn vị sản xuất nói riêng.

Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp.Nhưng để làm được điều đó thực không đơn giản.Làm thế nào để có thể vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm lại vừa đảm bảo già thành cạnh tranh để doanh nghiệp có thể vững càng trước các đối thủ của mình?Để có thể thực hiện được điều đó doanh nghiệp không thể hoạt động theo kiểu được chăng hay chớ, đến đâu hay đến đó.Tất yếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đó không phải là tất cả mà vấn đề quan trọng hơn cả có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của doanh nghiệp đó là nhất thiết phải hoạch định được một chiến lược kinh doanh lâu dài,làm kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai được nhất quán và hiệu quả.

Chiến lược chính là một cơ sở quan trọng để lập các quy hoạch và kế hoạch đặc biệt là quy hoạch hóa và kế hoạch đầu tư.Một chiến lược đúng,một chủ trương đúng đắn đôi khi đã đem lại 50% sự thành công của dự án; là điều

kiện tối quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngành và doanh nghiệp. Một chủ trương đầu tư sai sẽ không đem lại hiệu quả cho đầu tư hoặc hiệu quả là rất thấp trên mọi phương diện cả đối với doanh nghiệp,với ngành,với nền sản xuất. Thậm chị đó còn là một sự lãng phí nguồn lực trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn như hiện nay.Bởi vậy để đảm bảohiệu quả hoạt đông đầu tư ,góp phần giảm bớt thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư thì yêu cầu đặt ra là cần thiết phải thực hiện tốt các khâu trong công tác quản lý chiến lược đối với nhiều loại chiến lược như: chiến lược phát triển ngành,vùng,chiến lược sản phẩm,thị trường tiêu thụ,thị trường vốn…Bởi lẽ đó chính là những điều kiện thiết yếu để làm tốt công tác quy hoạch và kế hoạch hóa đầu tư.

Lý thuyết thì là như vậy,tuy nhiên trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm được như vậy,hãy còn tồn tại nhiều bất cập tồn tại xung quanh vấn đề này.Do vậy trong giải pháp này một số kiến nghị được đề ra như sau: -Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hoạch định chiến lược của ngành,quan tâm hơn nữa đến cả chi tiêu hiện vật và chi tiêu giá trị.Trong khi hoạch định chiến lược tổng hợp cần đặc biệt chú ý đến chỉ tiêu dài hạn vì nó định hướng cho sự phát triển trong tương lại của cả ngành,cả khổi DNNN. -Đặc biệt cần tính đến những thay đổi có thể xảy ra trong tương lại để có những phương án hỗ trợ kịp thời và chủ động bổ sung các khiếm khuyết và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới để vẫn thực hiện đúng định hướng của chiến lược.Đó chính là những yêu cầu đặt ra cho khâu tổ chức thực hiện chiến lược.Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành bại của dự án do đó đây là một khâu cũng hết sức quan trọng cần được quan tâm đúng mức. -Kiểm tra,giám sát,đánh giá chất lượng là khâu cuối cùng trong công tác hoạch định chiến lược,nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng là cung cấp những thông tin phản hồi về tình hình thực hiện và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để thực hiện tốt hơn.Tuy nhiên đây lại cũng là một trong những khiếm khuyết của hầu hết các chiến lược,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của các DNNN.Nhiều văn bản thiếu vắng các quy định về đánh giá và kiểm tra thực hiện.Do đó,cần điều chỉnh trong công tác kiểm tra và đánh giá kết quả ,bổ sung các quy định vào các văn bản chiến lược mà còn thiếu góp phần nâng cao hiệu quả &chất lượng đầu tư phát triển trong DNNN.

I.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư:

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành vùng nhằm đảm bảo sự đồng bột thống nhất giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương.Là một trong những biện pháp vĩ mô quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của DNNN.Quy hoạch phát triển ngành còn phản ánh sự phù hợp giữa ngành và các vùng lãnh thổ có liên quan đến tiềm năng điều kiện và sắp xếp và bố trí các các yếu tố của lực lượng sản xuất để đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành.Có không ít dự án lớn do không chú trọng đến khía cạnh này khi nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện phải dời đi dời lại gây tổn thất lãng phí ,hiệu quả đầu tư thấp.Hậu quả là nhiều nhà máy xây xong, không có nguyên liệu phải hoạt động cầm chừng,nhiều nhà máy, cảng biển hoạt động với công suất thấp,không đem lại hiệu quả kinh tế, …Hay một bài học đắt giá trong những năm trước do tập trung vốn vào một số ngành nghề cụ thể không theo quy hoạch thống nhất,quá tham vọng vào khả năng hạn chế của thị trường ( đường,than…) đã làm cho những ngành này rơi vào tình trạng khó khăn, khi có khủng hoảng xảy ra….Do vậy việc hoàn thiện quy hoạch các ngành các địa phương và lãnh thổ đảm bảo sự đồng bộ giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương là điều kiện đầu tiên,là căn cứ quan trọng để xác định chủ trương đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án đầu tư,từ đó xây dựng quy hoạch đầu tư,xác định được các dự án cần đầu tư và từng bước cơ cấu lại các khoản chi.Nhìn chung với vai trò quan trọng như vậy thì công tác này cần được ngày một hoàn thiện hơn theo hướng sau:

-Quy hoạch phát triển các ngành cần ưu tiên,chú trọng vào các ngành hướng vào xuất khẩu có hiệu quả và phát huy được lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập.Do điều kiện về vốn còn hạn chế do đó cần thận trọng đối với các ngành nhiều vốn và quan tâm,mở rộng đến các ngành sử dụng nhiều lao động và có thì trường rộng lớn( cả trong và ngoài nước)như: chế biến thủy hải sản,nông sản,dệt may…Để đạt được tính khả thi thì sự quan tâm hỗ trợ của cơ quan nhà nước trong các chính sách ưu đãi về thuế,cho thuê đất,xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chung của các doanh nghiệp trong đó có các DNNN thông qua tín dụng ưu đãi đóng vai trò hết sức quan trọng.

phát triển bền vững ở các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu xác định;đồng thời hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền.Đối với các vùng kinh tế trọng điểm như:Hà Nội-Quảng Ninh-Hải Dương-Hải Phòng; Hồ Chí Minh-Đồng Nai-Bình Dương-Vũng Tàu;Đà Nẵng-Quảng Ngãi cần được đảm bảo phát triển nhanh,bền vững bằng các cơ chế chính sách và phát huy nguồn lực nhằm tạo điều kiện,tích cực tập trung thu hút vốn,tạo ra bước đột phá cho nền kinh tế.Song không vì thế mà bỏ qua khu vực nông thôn,khu vực này cần được từng bước phát triển dựa trên nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của ngân sách nhà nước và nguồn lực tại chỗ.Về lâu dài dưới tác động do các khu vực trọng điểm tạo ra sẽ điều tiết ,hỗ trợ các địa phương còn khó khăn từng bước phát triển.

-Đối với việc xây dựng và quy hoạch các kế hoạch đầu tư cần được cân đối bố trí hợp lý giữa đầu tư mới,đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu;giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ,đầu tư vào tài sản vô hình với đầu tư phát triển nguồn ngân lực sao cho tránh gây lãng phí thất thoát không đáng có mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

I.3. Tăng quy mô vốn cho DNNN:

Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…

Tại sao lại nói quy mô vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư hay nói cách khác quy mô vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư phát triển luốn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau?Câu trả lời rất đơn giản: muốn có hiệu quả đầu tư thì trước hết phải đầu tư.

Dù tài giỏi đến mấy doanh nghiệp cũng không thể nào mà biến từ không thành có được.Doanh nghiệp muốn phát triển thì nhất thiết phải tự hoàn thiện mình hơn,tăng năng suất,nâng cao chất lượng sản phẩm,nâng cao sức cạnh tranh.Mà muốn làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại,một đội ngũ công nhân viên có năng lực có trình độ.Những điều này không thể tự nhiên mà có được.Nó cần có một sự đầu tư đúng mực.Do đó tăng quy mô vốn là một yêu cầu cấp

thiết.Tuy nhiên không phải cứ đầu tư mạnh là có thể đem lại hiệ quả đầu tư cao mà song song với nó còn cần có một cơ chế quản lý tốt.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng quy mố vốn đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất,tăng chất lượng sản phẩm …qua đó tăng hiệu quả đầu tư thì cần tạo cho doanh nghiệp một cơ chế vốn hợp lý,một số chính sách tín dụng hợp lý.Một số giải pháp được đưa ra như sau:

-Cần kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin-cho nhằm làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp.Cơ chế xin-cho, một trong những đặc trưng của thời kì bao cấp kế hoạch hóa tập trung, đã tạo ra sự ì trệ,thiếu năng động của nền kinh tế nói chung và của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DNNN nói riêng.Khi cần doanh nghiệp chỉ cần làm đơn lên trên xin,do đó áp lực cũng như ý thức trách nhiệm đối với mỗi nguồn vốn huy động được không cao,không kích thích được tính năng động của doanh nghiệp…gây ra một sự trì trệ.Do đó, việc quản lý vốn và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp, cần được siết chặt hơn với các quy định pháp lý rõ ràng ,về quyền và trách nhiệm đối với các DNNN, cũng như các cá nhân có liên quan;chuyển từ phương thức cấp vốn và quản lý theo kiểu hành chính sang phương thức quản lý vốn,đầu tư vốn nhà nước vào DNNN trong đó nhà nước là một cổ đông của doanh nghiệp,là chủ đầu tư;chuyển dần từ cơ chế xin-cho sang cơ chế vay-trả của nền kinh tế thị trường( tuy nhiên ở Việt Nam với tính chất là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,do đó, chúng ta không đột ngột chuyển sang cơ chế vay-trả, mà dần dần qua một bước trung gian ,đó là cơ chế vay- trả nhưng có sự hỗ trợ ,ưu đãi đầu tư của nhà nước).

-Các chính sách tín dụng cần được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của thời đại,với đường lối đổi mới của Đảng và chính phủ.Vai trò của tín dụng đối với các hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp ngày càng rõ rệt.Do đó cần có những chính sách thông thoáng hơn trong hoạt động tín dụng ,để giúp các DN nói chung và các DNNN nói riêng có điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn quan trọng này một cách thuận tiện và dễ dàng cũng như hiệu quả hơn như: tiếp tục duy trì chính sách lãi suất dương và điều chỉnh trong từng thời kì sao cho phù hợp với tỉ lệ lạm phát,phù hợp với tính chất,đặc điểm của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn;tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng dần nhằm phục vụ tốt hơn cho đổi mới công nghệ,thiết bị đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước.Có được như vậy,tín dụng mới thực sự góp phần giải quyết khó khăn

về vốn của hệ thống doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

-Đặc biệt là tín dụng đầu tư phát triển-một công cụ tài chính quan trọng giúp nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế,có bản chất là quan hệ cho vay có bảo đảm hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn.Tín dụng đầu tư đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng của tín dụng đầu tư phát triển thì những tác động như sau là không thể thiếu:

+ Thay đổi nhận thức cơ bản về tín dụng đầu tư phát triển trong hệ thống DNNN.Đầu tư vào san xuất kinh doanh phải đem lại hiệu quả,đảm bảo khả năng bảo toàn vốn cũng như chi trả cả gốc và lãi đầy đủ;tránh tâm lý ỉ lại,chuyển từ vốn vay thành vốn cấp phát khi DN không có khả năng chi trả. +Tập trung vốn vào các dự án để kết thúc các dự án một cách dứt điểm đưa vào khai thác nhằm phát huy hiệu quả đầu tư,tránh tình trạng để vốn nằm chết một chỗ gây lãng phí kém hiệu quả.

+Cần tăng quy mô vốn vay cho các dự án,đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư,cần mở rộng khung cho vay đến 100% vốn đầu t nếu xét thấy có hiệu quả kinh tế.

+ Cần có những cải tiến đối với hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư.Hiện nay để được bảo lãnh thì nhà đầu tư phải thông qua 2 đầu mối :tổ chức tín dụng cho vay và quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định.Do đó DN vừa phải chịu lãi suất thương mại lại vừa phải chịu thêm chi phí bảo lãnh.Điều này đã gây nên những khó khăn cho DN trong quá trình tiếp cận nguồn vốn.Chính vì vậy cần có những cơ chế chính sách,những thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện vốn tín dụng đầu tư phát triển thông thoáng,tiến bộ,tích cực và hiệu quả hơn.

I.4. Tăng cường đẩy nhanh công tác sắp xếp,đổi mởi doanh nghiệp nhà nước:

Suốt thời gian dài trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã gây nên những tác động không nhỏ trong cơ chế hoạt động của các DNNN.Để các DNNN có thể ngày càng phát triển,và thực hiện sứ mệnh hỗ trợ điều chỉnh

nền kinh tế vĩ mô của nhà nước thì việc thay đổi là không thể tránh khỏi.Tuy nhiên đây thực sự không phải là một công việc đơn giản và dễ dàng mà nó khá là phức tạp và liên quan tới nhiều vấn đề,nhiều khía cạnh.Do đó để thực hiện được công tác này cần có một hướng đi cụ thể rõ ràng và nhất quán:

-Đổi mới phương thức quản lý DNNN hoạt động công ích.Trong cung ứng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân thì các DNNN hoạt động công ích có vai trò đặc biệt quan trọng.Nhưng DN nào hoạt động ở lĩnh vực nào?tổ chức ra sao?thì lại cần được tính toán,sắp xếp cẩn thận sao cho đạt hiệu quả cao nhất giúp cung cấp kịp thời những hàng hóa xã hội cần thiết.Đồng thời vừa thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển vừa không trở thành gành nặng của ngân sách nhà nước.Như vậy cần:

+ Làm rõ tiêu chí xác định doanh nghiệp công ích,công ích trong lĩnh vực nào?áp dụng tiêu chí này thống nhất trong cả nước.

+Lãi lỗ của DNNN hoạt động công ích chủ yếu phụ thuộc và các chính sách giá và phí của nhà nước.Nếu chính sách sát với thực tế thì DN có lãi và ngược lại.Do đó cần có cơ chế xác định mức giá và phí,mức trợ cấp và bù lỗ cho sản phầm một cách phù hợp để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w