Doanh nghiệp không thể tồn tại độc lập một mình mà phải đặt mình vào sự thay đổi của xã hội để điều chỉnh cho phù hợp;do đó tất yếu chịu tác động của các nhân tố xã hội.Các nhân tố xã hội tác động ba gồm:
4.1. Các nhân tố vĩ mô: 4.1.1. Chính sách nhà nước:
Trước hết,ta nói đến các chính sách của nhà nước.Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước- những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.Tại sao lại như vậy?Điều này là rất rõ ràng.Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật,chịu những ràng buộc về thể chể, chính sách,…đối với những quyết định đầu tư,kinh doanh của mình.Với một cơ chế quá khắt khe thì doanh nghiệp khó có thể hoạt động một cách hiệu quả,muốn đầu tư nhưng lại vướng phải các quy định này quy định khác….Ngược lại,một cơ chế thông thoáng sẽ kích thích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mạnh dạn hoạt động.Các cơ chế chính sách
của Đảng và nhà nước chính là nền tảng là kim chỉ nam để các Doanh nghiệp hoạt động theo.Kim chỉ nam,chủ trương chính sách có đúng đắn thì hoạt động mới có hiệu quả.Như chủ trương đề ra là khuyến khích đầu tư,thì theo đó sẽ là những chính sách ưu đãi về tín dụng ,về vốn vay,về thế chấp…điều này sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất,đổi mởi máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm…
4.1.2. Dân số và lao động:
Kế đến chúng ta đề cập đến nhân tố dân số và lao động.Đây cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng tác động đến kết quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp không thể hoạt động mà chỉ cần nhà xưởng và máy móc bởi ai sẽ là vận hành những máy móc đó? Đó chính là con người.Dù khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì nhân tố con người vẫn là cực kỳ quan trọng và không thể thiếu.Đối với doanh nghiệp thì một nguồn nhân lực có chất lượng sẽ góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển.Máy móc có hiện đại đến mấy mà không có biết sử dụng thì cũng không thể tạo ra sản phẩm đem lại hiệu quả đầu tư.Vậy nguồn nhân lực đó cho doanh nghiệp từ đâu mà có?Chính là do xã hội cung cấp.Không chỉ nguồn lao động có trình độ cao mà kể cả nguồn lao động phổ thông cũng vô cùng quan trọng.Một nguồn lao động không phong phú,hay nói đơn giản là thiếu lao động,sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong mở rộng sản xuất,mở rộng kinh doanh…Dân số càng đông lực lượng tham gia vào sản xuất càng nhiều.Dân số trẻ và đội ngũ lao động hùng hậu sẽ tạo những tác động tích cực tới hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp.Không chỉ như vậy,đi đôi với dân số đông còn là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm càng lớn.Điều này sẽ tác động trở lại doanh nghiệp.Cầu tăng thì tất yếu cung cũng tăng theo.Để tăng cung thì các doanh nghiệp lại phải tiếp tục đầu tư phát triển nhằm tăng khối lượng sản phẩm…Cứ như vậy thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
4.2. Các nhân tố vi mô:
4.2.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Cơ sở vật chất kĩ thuật hay cơ sở hạ tầng cũng là những nhân tố không thể không kể đến khi nói đến đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.Các Doanh
nghiệp chỉ quan tâm tới mục tiêu kinh tế. Do đó khi lựa chọn đầu tư các Doanh nghiệp thường chọn những nơi có có sở vật chất kỹ thuật tốt. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm .Doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng kinh doanh thì cần thiết phải có mặt bằng.Nhưng như vậy đã đủ chưa?Chắc chắn là chưa.Để có thể đi vào sản xuất kinh doanh thì còn cần phải có hệ thống đường ống dẫn nước cung cấp nước,hệ thống điện….Những cái này doanh nghiệp có thể tự làm không?Câu trả lời là có nhưng thực sự là rất khó khăn và hiếm có doanh nghiệp nào muốn đầu tư như vậy.Một cơ sở hạ tầng được chuẩn bị tốt sẽ kích thích được các nhà đầu tư tham gia đầu tư hơn rất nhiều,so với những nơi cơ sở hạ tầng không hoàn chỉnh.
4.2.2. Thị trường:
Và một điều mà các doanh nghiệp luôn quan tâm và cần tính đến trước mỗi quyết định đầu tư đó chính là thị trường.Cầu thị trường như thế nào?số lượng và chất lượng ra sao?các đối thủ cạnh tranh như thế nào?sản phẩm thay thế? tiềm năng phát triển của thị trường trong tương lai…..Nghiên cứu thị trường chính là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đi đến quyết định lựa chọn mục tiêu và quy mô của đầu tư.Mục tiêu sẽ là mở rộng sản xuất hay nâng cao chất lượng?theo nhu cầu thị trường thì quy mô sản xuất như thế nào là phù hợp?Tóm lại thị trường chính là nơi tiêu thụ sản phẩm,là động lực để doanh nghiệp đầu tư phát triển.
4.2.3. Nguồn vốn:
Vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng trong hoạt động đầu tư. Đứng trên góc độ vĩ mô, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước được hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn khu vực tư nhân. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế . Dòng vốn này diến ra dưới nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm , mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng , không hoàn toàn giống nhau.
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước , nhu cầu về vốn đầu tư phát triển ngày càng trở nên bức thiết đối với doanh nghiệp. Để có thể huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư , Việt Nam cần chú trọng đối với các điều kiện cơ bản sau:
- Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Điều này liên quan đến một nguyên tắc chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư: Vốn càng được sử dụng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn.
- Đảm bảo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô được coi là hành động quyết đinh cho mọi ý định và hành vi đầu tư.
- Nhà nước và doanh nghiệp cần có các chính sách đồng bộ và hợp lí trên cơ sở có sự tính toán tổng hợp đảm bảo khuyến khích, định hướng các hoạt động thu hút và cung ứng vốn nhằm huy động tổng lực của nền kinh tế cho công nghiệp hóa đất nước.
Tóm lại, qua những vấn đề lí luận trên, có thê thấy rằng các nhân tố xã hội đã tác động không nhỏ và chi phối hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng của đầu tư phát triển trong DNNN hiện nay