0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ (Trang 39 -46 )

- Tên tiếng Anh: MOTILEN CANTHO BUILDING MATERIALS JOINT STOCK COMPANY.

n. Nhà máy ống thép: Sản xuất và quản lí các sản phNm ống thép của công ty.

3.3.2. Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phNm hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ, sản phNm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí. Tuy nhiên, để

làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ là công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nhưng thế mạnh của công ty là chuyên kinh doanh VLXD, trang trí nội, ngoại thất. Trong đó các mặt hàng sản xuất và kinh doanh chủ yếu của công ty là: sản xuất tấm lợp, ống thép, tôn sóng vuông, xi măng, xà gồ, cửa composite, gạch, ngói, sắt, sơn…

Nhìn chung, doanh thu của từng mặt hàng có sự biến động qua 3 năm trong đó mặt hàng chính của công ty là tấm lợp, đây là mặt hàng chiếm tỉ lệ cao trong doanh số bán của công ty.

Bng 3: DOANH THU THEO CƠ CU MT HÀNG QUA 3 NĂM ĐVT: 1.000 đồng MT HÀNG NĂM CHÊNH LCH 2007/2006 CHÊNH LCH 2008/2007 2006 2007 2008 S tuyt đối (%) S tuyt đối (%) -Tấm lợp 33.502.202 29.151.092 35.470.098 -4.351.110 -12,99 6.319.006 21,68 -Ống thép 11.736.413 9.368.679 7.021.133 -2.367.734 -20,17 -2.347.546 -25,06 -Tole sóng vuông 6.133.060 7.208.439 7.660.110 1.075.379 17,53 451.671 6,27 -Xi măng 9.312.168 12.464.596 10.087.928 3.152.428 33,85 -2.376.668 -19,07 -Xà gồ 2.178.670 2.701.019 3.021.104 522.349 23,98 320.085 11,85 -Cửa composite 179.424 88.350 133.701 -91.074 -50,76 45.351 51,33 -Hàng hóa khác 6.593.445 5.220.420 8.690.281 -1.373.025 -20,82 3.469.861 66,46

Ngun: Phòng Tài chính- Kế toán

Qua bảng 3, ta thấy doanh thu của mặt hàng tấm lợp giảm vào năm 2007 sau đó tăng trở lại. Cụ thể là năm 2007 giảm 4.351.110 ngàn đồng (tức giảm 12,99%) so với năm 2006. Đến năm 2008 tăng 6.319.006 ngàn đồng (tương đương 21,68%). Nguyên nhân mặt hàng này giảm năm 2007 là do trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngày càng có nhiều công ty gia nhập ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, và đồng bằng sông Cửu Long là thị trường không tránh khỏi sự thâm nhập của một số công ty lớn như: Tấm Lợp Đất Phương Nam, Tấm Lợp Đà Nẵng, Tấm Lợp Phía Bắc,…Do năm 2007 công ty chuyển sang hình thức cổ phần, được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất nên doanh thu của tấm lợp chiếm 49,25% trong tổng doanh thu, tăng 6.319.006 ngàn đồng so với năm 2007, tương đương 21,68%. Kết quả này là nhờ sự cố gắng nổ lực của tập thể công ty trong công tác tiêu thụ, trong năm vừa qua công ty đã kí nhiều hợp đồng cung ứng tấm lợp cho các công ty xây dựng.

Mt hàng ng thép

Mặt hàng này của công ty luôn giảm qua các năm. Năm 2007 giảm 2.367.734 ngàn đồng (tương đương 20,17%). Đến năm 2008 tiếp tục giảm thêm 2.347.546 ngàn đồng (tức giảm 25,06%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong những năm qua giá thép nguyên liệu trên thị trường thế giới luôn tăng cao nên đã đNy giá thép trong nước cũng tăng theo. Kết quả là mặt hàng ống thép của công ty sức tiêu thụ giảm làm ảnh hưởng đến doanh số bán. Trong năm 2008 công ty chỉ kí kết được một số hợp đồng nhỏ cho các công ty xây dựng.

Mt hàng tôn sóng vuông

Qua bảng 3 ta thấy mặt hàng này luôn tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 1.075.379 ngàn đồng (tương đương 17,53%)so với năm 2006, Năm 2008 tăng 451.671 ngàn đồng (tăng 6,27%) so với năm 2007. Nguyên nhân mặt hàng này luôn tăng qua các năm là do đây là mặt hàng được công ty chú trọng sản xuất, công ty luôn quan tâm đến chất lượng và có nhiều chính sách bán hàng như chiết khấu, dịch vụ hậu mãi… Ngoài ra còn do mặt hàng này công ty luôn giữ được chữ tín về chất lượng tại khu vực ĐBSCL nên rất được khách hàng tín nhiệm. Mặc dù hiện nay mặt hàng này đang có những đối thủ cạnh tranh như Tôn Hoa

Sen, các xưởng cán tôn…nhưng công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng đó là một biểu hiện tốt công ty cần phải duy trì trong thời gian tới.

Mt hàng xi măng

Năm 2007 mặt hàng này tăng 3.152.428 ngàn đồng (tương đương 33,05%) so với năm 2006. Năm 2008 giảm 1 lượng là 2.376.668 ngàn đồng (tương đương 19,07%). Nguyên nhân năm 2007 doanh thu từ xi măng tăng là do trong năm công ty đã kí nhiều hợp đồng cung ứng cho các công ty xây dựng và các cửa hàng, đại lý. Năm 2008 mặt hàng này giảm do vào quí 3 do ảnh hưởng giá xi măng trong nước tăng đột biến vì thiếu nguồn nguyên liệu, có lúc giá xi măng lên đến 80.000-90.000 ngàn đồng/bao do đó sản lượng tiêu thụ bị giảm đôi chút. Chính vì vậy mà doanh số bán ra của công ty đã giảm so với năm 2007.

Mt hàng xà g

Mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu của công ty. Qua 3 năm ta thấy mặt hàng này luôn có sự tăng trưởng đáng kể về doanh số. Năm 2007 tăng 522.349 ngàn đồng (tương đương 23,98%) so với năm 2006. Đến năm 2008, mặt hàng này lại tăng thêm 1 lượng là 320.085 ngàn đồng (tương đương 11,85%) so với năm 2007. Cũng như các mặt hàng trên, mặt hàng này tăng là do công ty đNy mạnh việc nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Mt hàng ca composite

Mặt hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2007, mặt hàng cửa giảm 91.074 ngàn đồng (tương đương 50,76%) so với năm 2006, đến năm 2008 tăng lên tới 51,33% (với số tuyệt đối là 45.351 ngàn đồng).

Hàng hóa khác

Hàng hóa khác của công ty bao gồm: cửa nhựa, thép lá, sắt phi 6, sắt phi 8, tấm shera, ngói mũi tàu, ngói bánh ú, sắt hộp, sắt ống, kẽm sóng tròn, tôn nhựa, lavapo, bồn inox, sơn, bột trét, gạch… Trong đó mặt hàng gạch chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2007 hàng hóa khác của công ty giảm 1.373.025 ngàn đồng (tương đương 20,82%). Nguyên nhân năm 2007 công ty nhượng lại nhà máy gạch Tuy Nen cho đơn vị khác vào tháng 04/2007. Năm 2008 hàng hóa khác tăng khá nhanh 66,46% (với số tuyệt đối là 3.469.861 ngàn đồng. Nguyên nhân

là do năm 2007 công ty đã mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, vì vậy công ty đẵtng số lượng hàng hóa nên đã làm cho doanh số bán tăng.

Nhìn chung, các loại mặt hàng của công ty có sự biến động qua các năm như tấm lợp, ống thép, xi măng, cửa. Bên cạnh đó có những mặt hàng luôn tăng trưởng ổn định như tôn, xà gồ.

Qua phân tích ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau một năm cổ phần có sự tăng trưởng đáng kể. 3.4 PHÂN TÍCH CHI PHÍ Bng 4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUA 3 NĂM ĐVT: 1.000 đồng CH TIÊU NĂM CHÊNH LCH 2007/2006 CHÊNH LCH 2008/2007 2006 2007 2008 S tuyt đối (%) S tuyt đối (%) GVHB 59.334.039 53.296.224 56.578.435 -6.037.815 -10,18 3.282.211 6,16 CPBH 3.146.968 3.162.574 4.457.990 15.606 0,5 1.295.416 40,96 CPQLDN 4.027.278 3.542.770 4.741.987 -484.508 -12,03 1.199.217 33,85 CP tài chính 2.438.663 1.096.543 2.057.190 -1.342.120 -55,03 960.647 87,61 Chi phí khác 902.178 1.084.668 628.908 182.490 20,23 -455.760 -42,02 Tng chi phí 69.849.126 62.182.779 68.464.510 -7.666.347 -10,98 6.281.731 10,10

Ngun: Phòng Tài chính- Kế toán

69,849,126 62,182,779 68,464,510 58,000,000 60,000,000 62,000,000 64,000,000 66,000,000 68,000,000 70,000,000 S tin 2006 2007 2008 Năm

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cNn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Cụ thể năm 2006 giá vốn hàng bán chiếm 84,95% tổng chi phí, năm 2007 chiếm 85,71% tổng chi phí và năm 2008 chiếm 82,64% tổng chi phí . Điều đó cho thấy, giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự tăng giảm của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận.

3.4.1 Giá vn hàng bán

Qua bảng 4, ta nhận thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của công ty. Năm 2007, giá vốn hang bán của công ty là 53.296.224 ngàn đồng, giảm so với năm 2006 một lượng 6.037.815 ngàn đồng, tương đương 10,18% và năm 2008, công ty có giá vốn hàng bán là 56.578.435 ngàn đồng, so với năm 2007 giá vốn tăng 3.282.211 ngàn đồng, tức là tăng 6,16%. Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là do trong những năm gần đây thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng giảm bất thường. Ngoài ra giá vốn hàng bán giảm hay tăng còn tùy thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Giá vốn hàng bán là nhân tố mà công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hay ít, nguyên liệu đầu vào mà công ty mua được, nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, vật liệu xây dựng lại là mặt hàng có tính mùa vụ. Do đó, công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào

cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ (Trang 39 -46 )

×