Phân tích các tỷ số thanh toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 103)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.1 Phân tích các tỷ số thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn l à xem xét tài sản

lưu động của doanh nghiệp có đủ để trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Từ Bảng cân đối kế toán của 3 năm 2006 - 2008 ta tính toán các tỷ số về khả năng thanh toán như sau:

Bảng 19: CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008

(1) Tài sản lưu động Triệu đồng 435.240 780.945 474.533 (2) Nợ ngắn hạn Triệu đồng 361.420 740.856 467.240 (3) Hàng tồn kho Triệu đồng 256.595 597.602 51.800 (4) Tiền và tương đương tiền Triệu đồng 7.940 12.509 19.832 Tỷ số thanh toán hiện hành (1)/(2) Lần 1,20 1,05 1,02 Tỷ số thanh toán nhanh (1-3)/(2) Lần 0,49 0,25 0,90 Tỷ số thanh toán tức thời (4)/(2) Lần 0,02 0,02 0,04

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

Tỷ số thanh toán hiện hành (tỷ số lưu động)

Tỷ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán hiện thời của công ty là cao hay thấp.

Năm 2006, tỷ số này có giá trị là 1,2 lần có nghĩa là vốn lưu động của công ty có khả năng thanh toán gấp 1,2 lần số nợ cần thanh toán, hay 1 đồng nợ có 1,2 đồng vốn của công ty có khả năng đảm bảo chi trả. Năm 2007 tỷ số này giảm 0,15 lần so với năm 2006, chỉ đạt 1,05 lần, năm 2008 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 1,02 lần; nguyên nhân là do tài sản lưu động ở năm 2008 giảm. Mặc dù, chỉ tiêu này giảm qua các năm nhưng con số giảm chưa đáng kể. Từ chỉ tiêu này ta thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan.

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Mặc dù hàng tồn kho cũng là một lọai tài sản lưu động nhưng tính

thanh khoản của nó thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh.

Ở thời điểm năm 2006, khả năng thanh toán của công ty là 0,49 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn có 0,49 đồng vốn bảo đảm. Tỷ số thanh này năm 2007 là 0,25 lần giảm 0,24 lần so năm do nợ ngắn hạn tăng lên quá nhiều. Nhưng đến năm 2008 con số này tăng trở lại đạt 0,9 lần, và tăng 0,64 lần so năm 2007.

Tỷ số thanh toán nhanh cũng như tỷ số lưu động, nếu như giá trị của tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn, tỷ số này thường biến động từ 0,5 – 1 lần, ở mức biến động này doanh nghiệp có khả năng đảm bảo trả nợ khi đến hạn, nếu nhỏ hơn 0,5 lần thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ lúc cần thiết.

Từ bảng phân tích trên ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm tăng qua các năm nhưng ở năm 2008 thì tỷ số này đã tăng lên 0,9 lần chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty đã khả quan hơn. Tuy nhiên, nhìn chung qua 3 năm giá trị tỷ số này đều nhỏ hơn 1, đây là một tiềm ẩn mất khả năng thanh toán các món nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán tức thời

Hệ số này đo lường mức độ khả năng đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn.

Vì công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên giá trị tỷ số này chỉ là tiền và các khoản tương đương tiền trên nợ ngắn hạn.

Năm 2006, tỷ số thanh toán tức thời của công ty là 0,02 lần, năm 2007 vẫn là 0,02 lần, tức 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,02 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo. Đến năm 2008 tỷ số này tăng lên 0,04 lần. Qua 3 năm thì tỷ số này là khá thấp, chứng tỏ tiền và tương đương tiền rất ít, tài sản ngắn hạn đa phần là hàng tồn kho và các khoản phải thu, công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán tức thời cao.

4.2.2 Phân tích các tỷ số về quản trị tài sản

Nhóm tỷ số này cho biết hiệu quả đem lại của những khoản mục mà công ty đã đầu tư vào nó, nó đã được đầu tư đúng đắn hay chưa và hiệu quả như thế nào?

Từ số liệu của Bảng cân đối kế toán cùng với Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta tính toán được bảng các tỷ số về quản trị tài sản thể hiện ở bảng 20 trang 95.

Bảng 20: CÁC TỶ SỐ VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008

(1) Doanh thu thuần Triệu đồng 3.339.653 4.706.148 7.097.962 (2) Vốn lưu động Triệu đồng 435.240 780.945 474.533 (3) Giá trị TSCĐ bình quân Triệu đồng 138.161 200.522 251.037 (4) Tổng tài sản Triệu đồng 650.799 1.023.278 727.379 (5) Giá vốn hàng bán Triệu đồng 3.267.183 4.632.330 7.012.432 (6) Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 211.520 427.098 324.701 (7) Khoản phải thu bình quân Triệu đồng 125.979 121.891 249.870 (8) Doanh thu bình quân/ ngày Triệu đồng 9.277 13.073 19.717 Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) Lần 15,45 10,85 21,60 Kỳ quay vòng HTK (360/vòng

quay HTK) Ngày 23,31 33,19 16,67 Kỳ thu tiền bình quân (7)/(8) Ngày 13,58 9,32 12,67 Vòng quay vốn lưu động (1)/(2) Lần 7,67 6,03 14,96 Vòng quay vốn cố định (1)/(3) Lần 24,17 23,47 28,27 Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) Lần 5,13 4,60 9,76

4,60 9,76 5,13 28,27 23,47 24,17 14,96 6,03 7,67 0,00 10,00 20,00 30,00 2006 2007 2008 Năm Lần Vòng quay tổng tài sản Vòng quay vốn cố định Vòng quay vốn lưu động

Hình 13: Biểu đồ biểu diễn một số tỷ số về quản trị tài sản từ năm 2006 đến năm 2008

Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này nói lên tốc độ lưu chuyển hàng hóa bao nhiêu vòng trong kỳ. Giá trị tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, tình hình tiêu thụ hàng hóa tốt bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản hao hụt cũng như vốn bị ứ đọng. Tuy nhiên, nếu giá trị tỷ số này lớn cũng có thể do giá trị hàng tồn kho bình quân thấp, trong trường hợp này công ty không đủ hàng để cung cấp cho khách hàng, điều này dễ làm mất khách. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho nhỏ có thể là do tình hình tiêu thụ chậm hoặc do tồn kho hàng hóa quá mức cần thiết.

Qua bảng 20 ta thấy số v òng quay hàng tồn kho năm 2006 là 15,45 lần, đến năm 2007 là 10,85 lần, giảm 4,6 lần so với năm 2006. Năm 2008 lại tăng lên 21,60 lần, tăng 10,75 lần so với năm 2007. Nhìn chung tổng thể 3 năm thì năm 2008 công ty có tốc độ lưu chuyển hàng hóa tốt nhất vì ở năm này sản lượng xuất bán nhiều nhất. Sở dĩ năm 2007 tốc độ lưu chuyển hàng hóa giảm là vì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho rất nhiều, công ty cần có những biện pháp hợp lý trong khâu dự trữ hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Kỳ quay vòng hàng tồn kho

Kỳ quay vòng hàng tồn kho còn được gọi là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày này thể hiện thời gian bị chiếm dụng vốn nên nó có giá trị càng nhỏ càng tốt. Năm 2006 tỷ số này có giá trị 23,31 ngày, năm 2007 là 33,19 và đến năm 2008 giảm xuống còn 16,67 ngày.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của công ty. Tỷ số này cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản nợ phải thu. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt nhưng còn tùy thuộc vào chính sách riêng của mỗi công ty trong việc thanh toán tiền hàng. Từ bảng 20 ta thấy năm 2006 chỉ tiêu này đạt 13,58 ngày, năm 2007 giảm xuống còn 9,32 ngày, năm 2008 là 12,67 ngày. Mặc dù chỉ tiêu này có giá trị dao động giữa 3 năm nhưng đối với công ty xăng dầu kinh doanh theo phương thức bán hàng trả ngay và trả chậm thì khá là hợp lý.

Vòng quay vốn lưu động

Tỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh.

Từ bảng 20 cho thấy vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2006 là 7,67 lần, tức 1 đồng vốn lưu động hoạt động mang lại 7,67 đồng doanh thu, đến năm 2007 thì 1 đồng vốn lưu động hoạt động đem lại 6,03 đồng doanh thu, giảm 1,64 đồng so với năm 2006. Năm 2008 vốn lưu động hoạt động có hiệu quả hơn khi mà 1 đồng vốn sinh ra 14,96 đồng doanh thu. Nguyên nhân là vì doanh thu năm này tăng lên rất nhiều trong khi vốn lưu động ở năm này lại giảm.

Vòng quay vốn cố định

Số vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Ở bảng 20 cho thấy năm 2006 số vòng quay vốn cố định là 24,17 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định ở năm này là khá hiệu quả. Nhưng đến năm 2007 do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng cao mà phần lớn tài sản cố định đầu tư mới chưa được sử dụng, không góp phần làm tăng doanh thu nên làm cho số vòng quay vốn cố định giảm còn 23,47. Đến năm 2008, phần vốn cố định đầu tư thêm ở năm 2007 đã được đưa vào sử dụng làm cho tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn tốc độ tăng vốn cố định nên góp phần dẫn đến số vòng quay vốn cố định tăng hơn năm 2007 là 4,8 lần, tức đạt 28,27 lần.

Vòng quay tổng tài sản

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Năm 2006, 1 đồng vốn tạo ra được 5,13 đồng doanh thu, năm 2007 cứ 1 đồng vốn tạo ra được 4,6 đồng doanh thu, giảm 0,53 đồng so với năm 2006, đến năm 2008, 1 đồng vốn đem lại được 9,76 đồng doanh thu, tăng 5,16 đồng so với năm 2007. Điều này thể hiện công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

4.2.3 Phân tích các tỷ số về quản trị nợ

Bảng 21: CÁC TỶ SỐ VỀ QUẢN TRỊ NỢ

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2006 2007 2008

Các khoản phải thu Triệu đồng 144.902 98.880 400.861 Nợ phải trả Triệu đồng 452.561 802.536 535.494 Tài sản lưu động Triệu đồng 435.240 780.945 474.533 Tổng tài sản Triệu đồng 650.799 1.023.278 727.379 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 198.238 220.742 191.885 Tỷ số các khoản phải thu/TSLĐ % 0,33 0,13 0,84 Tỷ số các khoản nợ phải trả/TSLĐ % 1,04 1,03 1,13 Tỷ số nợ/tổng tài sản Lần 0,70 0,78 0,74 Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu Lần 2,28 3,64 2,79

Tỷ số các khoản phải thu / tài sản lưu động

Tỷ số này phản ánh tình hình bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Năm 2006, tỷ số này là 0,33 lần; đến năm 2007 tỷ số này giảm 0,2 lần chỉ còn 0,13 lần, nhưng đến năm 2008 thì tỷ số này lại tăng lên 0,84 lần chứng tỏ số vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng hơi cao so với các năm trước.

Tỷ số các khoản nợ phải trả / tài sản lưu động

Tỷ số các khoản phải trả trên tài sản lưu động thể hiện tình hình doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hay đối tác ra sao. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty sử dụng vốn của nhà cung cấp ở mức cao, số nợ cần phải trả đều lớn hơn tài sản lưu động hiện có. Năm 2006 tỷ số này là 1,04 lần, năm 2007 có giảm xuống nhưng với mức biến động nhỏ 1,03 lần. Đến năm 2008 tỷ số này tăng cao, tăng 0,1 lần so với năm 2007 đạt 1,13 lần.

Tỷ số nợ/tổng tài sản

Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ tr ên tổng tài sản của công ty trong năm 2007 đạt 0,78 lần, tăng so với năm 2006 là 0,08 lần, nguyên nhân là do trong năm 2007 tổng số nợ phải trả của công ty tăng lên. Đến năm 2008 tỷ số này giảm 0,04 lần so với năm 2007, còn 0,74 lần. Nguyên nhân trong năm 2008 nợ phải trả của công ty là 535.494 triệu đồng, giảm 267.042 triệu đồng so với năm 2007 tuy nhiên tổng tài sản giảm xuống 295.899 triệu đồng. Nhìn chung, công ty có tỷ số nợ cao, đều lớn hơn 0,5 điều này chứng tỏ các chủ nợ đã cung cấp hơn phân nửa tổng số vốn tài trợ cho công ty.

Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng so với năm 2006 là 1,35 lần, đạt 3,64 lần có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty đã vay 3,64 đồng nợ. Đến năm 2008 tỷ số này giảm xuống 0,85 lần so với năm 2007, chỉ còn 2,79 lần. Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt chưa cao.

4.2.4 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

Bảng 22: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.347 1.670 3.432 Doanh thu thuần Triệu đồng 3.339.653 4.706.148 7.097.962 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 198.238 220.742 191.885 Giá trị tài sản bình quân Triệu đồng 541.027 837.039 875.329

Tổng chi phí Triệu đồng 3.327.610 4.703.636 7.093.841 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 0,22 0,04 0,05 Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu % 3,71 0,76 1,79 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản % 1,36 0,20 0,39 Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí % 0,22 0,04 0,05

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

Hình 14: Biểu đồ biểu diễn một số tỷ số về khả năng sinh lời từ năm 2006 đến năm 2008

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0,22%, tức 100 đồng doanh thu tạo tra 0,22 đồng lợi nhuận, sang năm 2007 tỷ suất này giảm đáng kể chỉ còn 0,04%, tiếp tục đến năm 2008 là 0,05%. Sở dĩ 2 năm 2007 và 2008 tỷ suất này có giá trị thấp là do công ty có những khoản chi phí quá cao nên mặc dù doanh thu có tăng lên qua các năm nhưng lợi nhuận tạo ra không nhiều. Tỷ suất

0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 2006 2007 2008 Năm % Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/vốn Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản

doanh lợi của công ty nói chung chưa cao, vẫn ở mức thấp do đó công ty cần có biện pháp cải thiện.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vốn tự có này hoạt động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)