Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 25 - 30)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính

chính

2.1.2.1 Khái niệm doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.

- Doanh thu thuần: Doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu th ương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại), các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp), chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

- Doanh thu hoạt động tài chính: là doanh thu phát sinh từ hoạt động liên doanh, liên kết mang lại, thu từ tiền gửi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu từ việc đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.

2.1.2.2. Khái niệm chi phí

- Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

- Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân

viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.

2.1.2.3. Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế.

Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục ti êu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.

Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:

- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong k ì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt

động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:

+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.

+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.

+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.

+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.

+ Lợi nhuận về mức chênh lệch của lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.

+ Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ.

- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.

Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.

+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ.

+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…

Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường.

2.1.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế đến lợi nhuận.

Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn. Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :

L = ∑Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti)

Gọi:

L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i. Pi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i.

Zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.

CBHi: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

CQLi: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. Ti: Thuế của sản phẩm hàng hóa loại i.

Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số:

 Nhóm QiZi: nhân tố Qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng.

 Nhóm QiPi: nhân tố Qi là nhân tố số lượng, nhân tố Pi là nhân tố chất lượng.

 Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố QiZi, QiPi,CBH, CQL.

Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm QiZi, QiPi, CBH, CQL là giữa các nhân tố Zi, Pi, CBH, CQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng. Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi.

Quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau:

Xác định đối tượng phân tích:

∆L = L1 – L0

L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). 1: kỳ phân tích

0: kỳ gốc

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

(1) Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng hàng hóa LQ = (T – 1) L0gộp

Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc ∑ Q1i * P0i

Mà T = * 100% ∑ Q0i * P0i

L0 gộp là lãi gộp kỳ gốc, L0 gộp = ∑ (Q0* P0i - Q0* Z0) Q0Z0: giá vốn hàng hóa ( giá thành hàng hóa) kỳ gốc. (2) Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm

LC = LK2 – LK1

Trong đó: LK1 = T x (∑Q0i* P0i - ∑Q0i* Z0i) – CBH0 - CQL0 LK2 = ∑Q1i* P0i – (∑Q1i* Z0i + CBH0 + CQL0) (3) Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm

LP = ∑Q1i (P1i – P0i ) (4) Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm

LZ = ∑ Q1i (Z1i – Z0i) (5) Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng

LCBH= ∑ Q1i ( CBH1i – CBH0i) (6)Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp

LCQL = ∑ Q1i (CQL1i – CQL0i) (7) Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế đến lợi nhuận

LT = ∑Q1i ( T1i – T0i)

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

L= L(Q) + L(C) + L(Z) + L(CBH) + L(CQL) + L(P) + L(T)

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.1.2.5. Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp nhất.

- Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước.

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh v à khả năng sinh lời của công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)