Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 40 - 43)

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG THANH LONG BÌNH THUẬN

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hộ

Theo tổng cục Thống Kê, dân số của cả tỉnh Bình Thuận năm 2009 là 1.171 nghìn người, mật độ dân số : 149,6 người/km2 , tỷ trọng dân số thành thị so với tổng dân số là 39,5% (Nguồn : binhthuan.gov.vn)

Những năm 2000-2005 và từ năm 2005 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận khá cao. Một phần nhờ có phát triển du lịch và khuyến khích đầu tư vào tỉnh nên tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Thuận rất cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các sản phẩm lợi thế đang trên đà phát triển. Tốc độ tăng GDP bình quân trong 3 năm (2006-2009) ước đạt 14,43% (mục tiêu nghị quyết 14-14,5%), thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 837 USD, tăng 86,4% so với năm 2005. Cơ

cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm từ 30,4% xuống còn 24%; công nghiệp xây dựng tăng từ 32,7% lên 34,6%; dịch vụ tăng từ 36,9% lên 41,4% so với 2005. (Nguồn : dpibinhthuan.gov.vn)

Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian 5 năm qua đã mang lại những lợi thế nhất định cho Bình Thuận trong nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung.

Trong thời gian qua cây thanh long đã thực sự đạt hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Bình Thuận, chiếm 20% giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp và 25% giá trị sản xuất của lĩnh vực trồng trọt. Giá trị xuất khẩu thanh long đóng góp trên 10% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Về mặt xã hội thanh long đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập, làm giàu và giải quyết việc làm cho trên 20.000 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt đã khẳng định được thương hiệu thanh long Bình Thuận trên thị trường và ngày càng mở rộng (Nguồn : Sở Nông nghiệp & PTNT).

Lao động

Bình Thuận có nguồn lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật còn thấp, cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ để có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong sản xuất thanh long, nhu cầu lao động cho xử lý đóng gói của các doanh nghiệp là rất nhiều, đa số là lao động nữ. Do đó, việc phát triển thanh long cũng gắn liền với việc giải quyết việc làm cho người lao động ở các vùng nông thôn.

Giáo dục và đào tạo

Năm 2006 tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia ở hầu hết các xã trong toàn tỉnh. Trong những năm tới, để phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bình Thuận, ngoài việc quan tâm đến chất lượng giáo dục, cần tăng cường củng cố trường học, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn đi lại, xây dựng thêm các trường dạy nghề mà hiện nay chỉ có một trường, các trường trọng điểm có chất lượng cao, các trung tâm

giáo dục thường xuyên để nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt trình độ để tiếp thu các tiến độ kỹ thuật mới áp dụng vào thực tế sản xuất. Đặc biệt trong trường dạy nghề các ngành phục vụ cho phát triển thanh long như kỹ thuật trồng trọt, xử lý sơ chế bảo quản và chế biến nông sản nên được đưa vào nội dung đào tạo.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông nông thôn chính trong tỉnh là 1533,1 km, trong đó chỉ có 46,5 km đường cấp phối sỏi, còn lại là đường đất (chiếm 9%). Các tuyến chính trong khu vực dân cư đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A hoặc B, số còn lại hầu hết chưa đạt cấp đường giao thông nông thôn theo quy định.

Một số xã trồng thanh long lớn ở hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc chưa có đường tốt để vận chuyển sản phẩm.

Trong những năm gần đây, được sự đầu tư đáng kể từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chính vì vậy năng lực tưới ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên so với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao thì khả năng cung cấp nước từ các công trình thuỷ lợi vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc dù, hiện nay toàn tỉnh có trên 260 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ (15 hồ chứa, 50 ao bàu nhỏ, 100 đập dâng kiên cố, 85 đập tạm, 8 trạm bơm, 8 công trình kè) với tổng năng lực thiết kế tưới cho 41.519 ha, song do đa số là đập dâng và ao bàu nhỏ nên khả năng trữ nước để cung cấp trong mùa khô rất hạn chế.

Bảng 2: Nguồn nước tưới thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam

TT Địa phương Nguồn nước (%)

Thủy lợi Giếng khoan Nước trời

1 Hàm Thuận Nam 46,67 61,43 14,76

2 Hàm Thuận Bắc 35,56 78,89 16,67

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận).

Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn tỉnh, tuyến đường dây Phan Rang – Phan Thiết vận hành điện áp 66 KV được nâng lên điện áp 110 KV. Tính đến cuối năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 1.745 km đường dây, bao gồm 845 km tuyến trung thế và 900 km đường hạ thế, 1.442 trạm biến áp với tổng dung lượng gần 100.000 KVA; 107/111 xã, phường, thị trấn có điện lưới, 69,26% số hộ dân dùng điện. Sản lượng điện tiêu thụ toàn tỉnh là 166 triệu kwh, điện bình quân 160 Kwh/người/năm. Ngoài ra đã xây dựng nhà máy điện Diezel Phú Quý 06 máy phát với tổng công suất 3.000 KVA. Đến nay, đã phát triển thêm 588,8 km đường dây trung cao thế, 527 km đường dây hạ thế, 450 trạm biến áp với tổng dung lượng 51.520 KVA, nâng số hộ sử dụng điện lên 82,1% và mức tiêu thụ điện bình quân đầu người lên 227 Kwh/năm; 100% số phường xã có điện, trong đó có 119/122 phường xã sử dụng điện lưới quốc gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 40 - 43)