II/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3. Tình hình thực hiện công tác chứng nhận chất lượng ở Việt Nam
3.1. Loại hình chứng nhận
Bắt buộc: áp dụng đối với các trường hợp liên quan tới an toàn, vệ sinh, sức khoẻ & môi trường.
Tự nguyện: bao gồm nhiều đối tượng với mục đích quảng cáo, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thương trường.
3.2. Đối tượng chứng nhận
Chứng nhận hệ thống quản lý: các hoạt động chứng nhận phù hợp với các HTQLCL theo các tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP, ISO 14000, SA 8000... đồng thời là hoạt động chứng nhận tự nguyện
Chứng nhận sản phẩm: gồm cả 2 loại: tự nguyện & bắt buộc (tuỳ theo quy định của nhà nước).
Hai loại đối tượng chứng nhận trên đây là hai hình thức khác nhau. Chứng nhận hệ thống để tạo lòng tin, còn chứng nhận sản phẩm là khẳng định sản phẩm đạt một mức chất lượng theo yêu cầu. Hiện nay trên cả nước có gần 200 doanh nghiệp với khoảng 20 chủng loại sản phẩm đã được chứng nhận và cấp dấu chất
lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN, tiêu chuẩn nước ngoài và quốc tế khác.
3.3. Hoạt động tư vấn chứng nhận
Như đã giới thiệu ở trên, Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam là đơn vị được quốc tế công nhận có đủ năng lực trong công tác đánh giá, chứng nhận . QUACERT chiếm khoảng 40% thị phần công tác chứng nhận ở Việt Nam.
Bên cạnh QUACERT có khoảng 20 tổ chức chứng nhận nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có những tổ chức chưa đăng ký hoạt động theo luật định.
Cho đến nay khoảng 85% doanh nghiệp được chứng nhận ISO 9000 ở nước ta là nhờ tư vấn hướng dẫn.
Điều đáng nói ở đây là xung quanh việc xin chứng nhận hệ thống còn rất nhiều điều bất cập: một số doanh nghiệp thì quá tốn kém để xin chứng nhận, số khác thì chỉ cần có chứng chỉ còn lơ là hệ thống. Có nhứng doanh nghiệp thiếu nghiêm túc trong ý thức và quá trình thực hiện, họ chỉ cần chứng chỉđể nổi danh chứ không quan tâm thực tới chất lượng. Nói tóm lại, hoạt động này cần phải được chấn chỉnh ngay nhất là khi nó còn quá mới mẻ ở nước ta.
Ngoài ra việc chứng nhận HTQLCL cũng có những điểm còn yếu: Còn thiếu hoặc không có các tiêu chuẩn cho nhiều mặt hàng hiện nay ở Việt Nam; Năng lực thử nghiệm thấp, nhiều sản phẩm không thử được tại Việt nam hoặc thử được nhưng kết quả không đảm bảo; Nhà nước chưa có nhiều biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích động viên hoạt động đánh giá sự phù hơp về tiêu chuẩn. Song nhìn nhận một cách khách quan thì hoạt động chứng nhận ở Việt Nam, dưới tác động của Pháp lệnh chất lượng hàng hoá sửa đổi và xu thế nhận thức của cả các doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận, hiện nay đang trên đà phát triển mạnh.
III/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ RÚT RA BÀI HỌC