Các yếu tố môi trường vi mô

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HUY NAM (Trang 39 - 45)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.2. Các yếu tố môi trường vi mô

4.1.2.1. Nhà cung ứng

- Khi nói đến các nhà cung ứng ta chỉ nghĩ là cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị máy móc. Bên cạnh đó thì còn các nhà cung ứng vốn và lao động. Tuy nhiên các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào rất là quan trọng. Đối với công ty Huy Nam thì nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu mua lại các chủ vựa. Các nhà cung ứng của công ty thì nhiều nhưng không có nhà cung ứng lớn. Do đó mà công ty tốn nhiều thời gian và chi phí trong việc thu mua. Tuy nhiên các nhà cung ứng này vẫn duy trì mối quan hệ tốt với công ty từ khi công ty thành lập. Tỷ lệ các nhà cung ứng công ty Huy Nam như sau:

Nhà cung ứng của công ty TNHH Huy Nam 14% 9% 13% 8% 14% 16% 26%

Hoàng Minh Đông Bùi Thị Như Ý Nguyễn Văn Thành Nguyễn Hữu Vĩnh Lê Thị Thanh Vân Nguyễn Văn Tư Khác

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Huy Nam)

Hình 6: Các nhà cung ứng của công ty TNHH Huy Nam

+ Chủ vựa chiếm tỷ lệ lớn nhất của công ty là Nguyễn Văn Tư chiếm 16% . Bên cạnh đó thì chủ vựa Lê Thi Thanh Vân và Hoàng Minh Đông chiếm 14%, Nguyễn Văn Thành chiếm 13%. Đây là các chủ vựa có mối quan hệ lâu dài với công ty từ khi công ty thành lập. Công ty luôn thanh toán tiền đầy đủ và đúng hẹn nên được các chủ vựa hài lòng và gắn bó với công ty.

+ Nhà cung ứng Bùi Như Ý chiếm 9% và Nguyễn Hữu Vĩnh chiếm 8%. Đây là hai nhà cung ứng mới của công ty nhưng chiếm tỷ lệ khá lớn. Bên cạnh đó thì còn các nhà cung ứng khác chiếm tỷ lệ khá lớn là 26%. Vì các nhà cung ứng của công ty nhiều nhưng mỗi công ty chiếm tỷ lệ nhỏ nên công ty ít khi bị thiếu hụt nguyên liệu lớn.

Tóm lại công ty nên giữ mối quan hệ tốt tất cả các nhà cung ứng mà đặc biệt là nhà cung ứng Văn Tư, Thanh Vân và Minh Đông. Bên cạnh đó tìm thêm nhà cung ứng mới để công ty có thêm nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Nhà cung ứng vốn: Nguồn cung ứng thứ hai của công ty là các ngân hàng. Do làm ăn có uy tín nên được sự tín nhiệm của các ngân hàng rất cao. Hiện nay công ty đang giao dịch với sáu ngân hàng: Vietcombank, Saccombank, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Eximbank, ngân hàng phát triển Kiên Giang, ngân hàng NN và PTNT Kiên Giang. Việc trả nợ của công ty luôn đúng thời hạn nên được các ngân hàng cho vay thêm và gia hạn nợ đầu tư vào sản xuất để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

- Nhà cung ứng thứ ba của công ty là nguồn nhân lực. Tỉnh Kiên Giang có nguồn lực lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Nên đối với những ngành nghề mà công ty cần thì phải gởi đi đào tạo. Do đó mà tốn nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên đối với lao động phổ thông tham gia sản xuất là nhiều nhưng không ổn định vì chủ yếu là dân nhập cư. Nên đây là yếu tố gây khó khăn cho công ty. Vì khi mới nhận công nhân vào đào tạo thành nghề thì thời gian ngắn họ nghĩ phải tuyển thêm nhân viên mới nên lại tiếp tục đào tạo nữa.

4.1.2.2. Khách hàng

Công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp. Nên việc tìm thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Thị trường chủ yếu là Châu Âu, Nhật, Nga, và các thị trường khác. Do đó dễ bị tồn động hàng hóa khi các thị trường này giảm nhập khẩu. Trong những năm qua thì các thị trường này có giảm. Cơ cấu các doanh thu theo các thị trường như sau:

Bảng 4: CƠ CẤU DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Huy Nam)

- Thị trường Châu Âu chiếm khoảng trên 36,30% doanh thu năm 2008 của công ty. Đây là khách hàng truyền thống và gắn bó với công ty từ khi công ty thành lập. Tuy nhiên năm 2008 doanh thu giảm nhưng chủ yếu do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Đồng thời đây là thị trường yêu cầu về an toàn thực phẩm rất cao.

- Thị trường Nhật: Đây cũng là khách hàng truyền thống và khó tính của công

Thị trường

xuất khẩu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Giá trị (Ngàn USD) Tỷ trọng (%) Châu Âu 1.893 4.863 43,35 1.636 4.678 43,86 1.187 3.799 36,30 Nhật 618 3.271 29,16 427 2.714 25,45 594 3.066 29,31 Nga 659 1.613 14,38 163 437 4,09 455 1.320 12,62 Khác 625 1.471 13,11 894 2.837 26,60 762 2.278 21,77 Tổng 3.795 11.218 100 3.119 10.666 100 2.999 10.461 100

còn 25.45%. Trong 3 năm qua thị trường này tương đối ổn định. Vì vậy mà cần phải giữ uy tín với khách hàng này đồng thời nâng giá trị để xuất khẩu nhiều hơn. - Thị trường Nga: Thị trường này chiếm khoảng 12,62% trong năm 2008. Đây không phải là con số nhỏ, mặc dù trong thời gian gần đây Nga kiểm soát rất nghiêm ngặt khi các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam.

- Thị trường khác như Singapo, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Mỹ,…chiếm 21,77% năm 2008 nhưng kim ngạch xuất khẩu của mỗi thị trường này tuy thấp nhưng góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Hai thị trường mới nhất đối với công ty đó là thị trường Úc và Mỹ. Thị trường Mỹ là thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu dùng cao, công ty khó khăn ti ếp xúc các thị trường này vì vậy mà công ty tạo mối quan hệ tốt để giữ chân những khách hàng. Hai thị trường này chủ yếu nhập khẩu tôm đông.

Tóm lại, qua phân tích yếu tố khách hàng của công ty TNHH Huy Nam ta

thấy khách hàng truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty đó là thị trường Châu Âu và Nhật. Bên cạnh đó hai thị trường: Úc và Mỹ mới tham gia là thị trường tiềm năng của công ty. Vì vậy công ty phải tăng chất lượng sản phẩm đồng thời tạo ra sự đa dạng để có mối quan hệ bền vững và lâu dài.

4.1.2.3. Các đối thủ cạnh tranh

a) Các đối thủ trong tỉnh

Bảng 5: CÁC CÔNG TY XUẤT KHẨU THỦY SẢN UY TÍN Ở KIÊN GIANG

STT Tên Công ty Kim ngạch xuất khẩu (USD)

1. Công ty XNK thủy sản Kisimex 26.237.257

2. Công ty TNHH Huy Nam 10.653.376

3. Công ty TNHH Kiên Hùng 7.905.719

Bảng 6: Điểm mạnh và điểm yếu các công ty thủy sản uy tín ở Kiên Giang

STT Tên công ty Điểm mạnh Điểm yếu

1 Công ty XNK thủy sản Kisimex

- Uy tín lâu năm - Sản phẩm đa dạng - Kim ngạch xuất khẩu lớn

- Tài chính vững mạnh

- Không có sản phẩm đặc trưng

2 Công ty TNHH Huy Nam - Năng lực sản xuất cao

- Có sản phẩm đặc trưng.

- Thiết bị hiện đại

- Sản phẩm chưa đa dạng - Nguồn vốn hạn hẹp

- Mới thành lập 3 Công ty TNHH Kiên Hùng - Chi phí quản lý thấp

- Có chính sách đào tạo nhân viên.

- Mới thành lập - Năng lực sản xuất thấp

(Nguồn: Nhận định của Phòng kinh doanh)

Qua phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các công ty thủy sản Kiên Giang ta thấy: Về kim ngạch xuất khẩu công ty đứng thứ 2 chỉ sau công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kisimex. Các đối thủ cạnh tranh có sản phẩm đa dạng và nguồn tài chính vững mạnh nên thuận lợi cho việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh còn một số hạn chế không có sản phẩm đặc tr ưng và năng lực sản xuất còn thấp. Vì vậy trong tương lai công ty tìm nguồn tài chính đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hơn nữa.

b) Các đối thủ trong nước

Bên cạnh các công ty thủy sản trong tỉnh thì còn các công ty thủy sản trong nước. Các công ty xuất khẩu hàng đầu là NAVICO, ARIFISH CO, Minh Phú seafood, Hùng Vương seafoods, Cafatex,..Các công ty này này năng lực sản xuất nhiều và uy tín. Nên việc cạnh tranh gay khó khăn cho các công ty mới gia nhập ngành. Do đó mà công ty cần phải chú trọng nâng chất lượng và cải tiến sản phẩm. Cụ thể các doanh nghiệp này được Bộ Công thương lựa chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu lớn.

Bảng 7: CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

STT Tên Công ty Kim ngạch xuất khẩu (USD)

1. Công ty NAVICO 181.081.619

2. Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú 144.990.000

3. Công ty cổ phần Hùng Vương 75.166.225

4. Công ty TNHH CPTS & XNK Quốc Việt 74.740.000

5. Công ty cổ phần Vĩnh Hòa 74.398.976

6. Công ty cổ phần CBTS & XNK Cà Mau 72.015.288

7. Công ty cổ phần thủy sản Minh Hải 63.015.288

(Nguồn: Bộ Công thương)

4.1.2.4. Sự đa dạng của sản phẩm

Ngày nay xã hội phát triển nhu cầu của con người đòi hỏi càng cao. Không dừng lại ở ăn ngon mặt đẹp mà còn chú trọng vào chất lượng. Do đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cao cấp chế biến từ tôm, ghẹ, cá…xuất hiện. Bên cạnh đó thì còn những sản phẩm cá basa, cá tra,…Trong khi công ty ta chủ yếu là sản phẩm mực đông, vì vậy cần phải nâng chất lượng sản phẩm và tạo ra sự đa dạng để theo kịp với thị trường. Tuy nhiên đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HUY NAM (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)