Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Điện thoại di động điện tử tiêu dùng thời đại: 2007 - nay (Trang 32 - 33)

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm hay chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ là chiến lược làm khác biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng.

Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạt được, sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công ty thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo nên một vị trí chắc chắn cho hãng trong việc đối phó với các lực lượng cạnh tranh.Khác biệt hoá tạo ra sự cách biệt đối với những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá cả.

Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh và chiến lược tiến công. Công ty cần xây dựng chiến lược định vị nhằm xây dựng hình ảnh khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh khác.

Vì xây dựng chiến lược định vị sản phẩm là sản phẩm có chất lượng cao nên chất lượng sản phẩm là yếu tố quan tâm hàng đầu của công ty. Khi đã định vị như vậy thì chất lượng sản phẩm phải thực sự tốt vì đây là vấn đề cần được giải quyết đầu tiên, còn các yếu tố khác sẽ trợ giúp làm hình ảnh sản phẩm trở lên hoàn thiện hơn. Để

Bên cạnh chính sách kiểm tra chất lượng.Apple cũng không ngừng cải tiến sản phẩm.Nói đến Apple, người ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo. Sáng tạo từ việc tung ra sản phẩm mới, đến cách đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Bên cạnh đó là sự thiết kế hoàn hảo trong tất cả các dòng sản phẩm. Ngay cả đến những chi tiết mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình. Bất kỳ đối thủ nào có ý định cạnh tranh với những sản phẩm mới nhất mà Apple vừa đưa ra đều chẳng mấy chốc bị tụt hậu vì chỉ sáu tháng ngay sau đó, Apple đã đưa ra những sáng tạo mới và hoàn thiện hơn rất nhiều. Nhiều các thế hệ máy mới ra đời và mỗi một thế hệ sản phẩm mới ra đời đều có sự cải tiến các đặc tính kỹ thuật, hoặc bổ xung các chức năng mới làm cho nó trở lên ưu việt hơn, số lượng chủng loại sản phẩm của Apple khá phong phú và đa dạng. Động lực thực sự cho sự tăng trưởng của Apple chính là những phần mềm và dịch vụ hoạt động trên các sản phẩm của họ: phần mềm iTunes và cửa hàng iTunes để quản lý, tải, mua nhạc và nội dung truyền thông; phần mềm iPhone và iPad để tạo ứng dụng và dịch vụ App Store để bán ứng dụng.

Ta có thể thấy các ứng dụng tối thiểu được Apple giảm đi để giảm chi phí – để có được mức chi phí mục tiêu: Camera kém khi chụp, không có led. Phần mềm ứng dụng rất ít, giao tiếp kiểu cũ gần như bị loại bỏ (thanh trượt, bàn phím ảo), Giao tiếp Bluetooth, wifi không mạnh và thường chỉ tích hợp với chính Apple… và còn rất nhiều yếu tố khác như: chi phí bảo dưỡng cao, phải đăng ký 2 năm thuê bao...

Nhưng những yếu tố khác lại rất tuyệt vời, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn: Cấu hình tương đương với 1 máy tính để bàn cách đây 10 năm, ổ cứng 8-16GB. Thiết kế bắt mắt với màn hình rộng. Cảm ứng đa chạm đầu tiên giúp người dùng có thể giao tiếp nhẹ nhàng bằng ngón tay.

Một phần của tài liệu Điện thoại di động điện tử tiêu dùng thời đại: 2007 - nay (Trang 32 - 33)