MỘT SỐ CÔNG CỤ LẬP KẾ HOẠCH CÓ SỰ THAM GIA

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương (Trang 129 - 134)

GIA

X.1.1. Sơ đồ VENN

Khái niệm. Một sơ đồ VENN (Venn là tên người đã nghĩ ra cách làm sơ đồ này) cho thấy mối quan hệ giữa các cơ quan, các tổ chức, nhóm và những cá nhân trong cộng đồng ; vai trò và tầm quan trọng của họ trong việc đưa ra các quyết định đối với một vấn đề cụ thể nào đó (ví dụ như xác định mục tiêu trong KHPT KTXH ở địa phương).

Tác dụng. Mục đích của công cụ này có thể dùng để đánh giá chính sách, thể chế; các mối quan hệ trong cộng đồng giữa cán bộ và người dân; cụ thể :

- Xác định những tổ chức/nhóm/cá nhân nào quan trọng/tích cực trong cộng đồng

- Xác định ai tham gia vào các tổ chức đơn vị tại địa phươnng (xét về giới và về kinh tế).

- Tìm ra sự tương tác giữa các tổ chức và nhóm (cộng đồng dân cư) như thế nào về mối quan hệ hợp tác kênh thông tin và cung cấp dịch vụ.

Các bước tiến hành

- Vẽ cắt một vòng tròn vào trọng tâm của tờ giấy thể hiện chủ thể của các mối quan hệ (hoặc chủ đề). Viết mục đích/chủ đề nghiên cứu (ví dụ về thể chế).

- Nhận dạng các cơ quan, các yếu tố có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. - Cắt hoặc vẽ những vòng tròn. Mỗi vòng tròn sẽ đại diện cho một cơ

quan. Kích thước vòng tròn càng lớn thể hiện tầm quan trọng càng lớn và ngược lại.

Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP

- Các vòng tròn càng gần vòng tròn chủ đề ở trung tâm thể hiện việc ảnh hưởng càng trực tiếp.

- Các vòng tròn của các cơ quan, yếu tố càng chồng chéo lên nhau cho thấy mối quan hệ các cơ quan, yếu tố này càng mật thiết, đặc biệt trong việc đưa ra quyết định đối với chủ đề đang nghiên cứu.

X.1.2. So sánh cặp đôi

Khái niệm. Công cụ này cho phép nhanh chóng xác định các ưu tiên hay các vấn đề chính của địa phương hay từng nhóm dân cư trong cộng đồng, đồng thời còn xác định được cả các tiêu chí phân loại và sẽ dễ dàng hơn khi so sánh các mức ưu tiên của các đối tượng khác nhau. So sánh cặp đôi là công cụ tốt cho việc lập ra các kế hoạch can thiệp vào cộng đồng.

Tác dụng. Dùng để so sánh, lựa chọn mục tiêu ưu tiên.

Các bước tiến hành.

- Lựa chọn các vấn đề phân loại cần ưu tiên (nên ít hơn 6). - Vẽ bảng phân loại so sánh (hoặc dùng thẻ để điền) - Ghi lại các tiêu chí khi so sánh ưu tiên

- Lập bảng so sánh cho các cá nhân khác và bảng trả lời của họ

Lưu ý:

- Nên thảo luận theo nhóm mục tiêu

- Gợi ý để người dân xác định đúng vấn đề đưa ra

- Trong quá trình thảo luận sẽ có những trường hợp lấn át, phân tán (người điều hành phải khéo léo lôi cuốn sự tham gia của mọi người).

Bảng phân tích các vấn đề. Bảng này sẽ được sử dụng sau khi hoàn thành công cụ so sánh cặp đôi với cùng nhóm đối tượng tham gia. Mục tiêu chính là tìm ra các nguyên nhân của những vấn đề được xếp hạng ưu tiên, biện pháp đối phó hiện tại của người dân và những cơ hội cho một giải pháp tích cực lâu dài.

Bảng 10.1. So sánh cặp đôi để tìm vấn đề ưu tiên

Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP Vấn đề Giao thông Nước tưới Ốm đau Nghiện hút Thất học Vốn Sâu bệnh

Giao thông X Nước Gthông Gthông Gthông Gthông Gthông

Nước tưới X X Nước Nước Nước Nước Nước

Ốm đau X X X Nghiện Thất học Vốn ốm đau

Nghiện hút X X X X Nghiện Nghiện Nghiện

Thất học X X X X X Thất học Thất học Vốn X X X X X X Vốn Sâu bệnh X X X X X X X Cộng điểm 6 7 2 5 4 3 1 Xếp hạng ưu tiên 2 1 6 3 4 5 7

Mức độ ưu tiên đối với từng vấn đề sẽ phản ánh qua số lần được lựa chọn trong bảng, xuất hiện càng nhiều thì càng được ưu tiên cao. Theo đó, chấm điểm tối đa 7 (do có 7 vấn đề) cho vấn đề được lựa chọn nhiều nhất, lần lượt cho đến 1 (vấn đề không được lựa chọn lần nào - sâu bệnh).

Kết quả xếp hạng sau khi so sánh cặp đôi cho thấy ưu tiên số 1 của xã X (có số điểm cao nhất) là vấn đề nước tưới cho cây trồng. Trên cơ sở đó ta sẽ phân tích vấn đề này, tìm nguyên nhân và đề xuất kế hoạch giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

Bảng 10.2. Phân tích vấn đề ưu tiên (nước tưới của xã X)

Vấn đề Nguyên nhân Biện pháp đối phó Cơ hội cho các

giải pháp

Nước tưới Ruộng bậc thang Hồ, đập dự trữ nhỏ Hệ thống kênh, mương

xuống cấp

- Đầu tư xây dựng hồ

Sửa chữa hồ/đập kênh mương bằng sức dân (đóng cọc, đắp đập ngăn nước) Tát nước - Chờ mưa Có nguồn nước lớn - Vùng dự án

Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP

chứa vị trí chưa tốt (thiếu sự tham gia đóng góp của dân)

X.1.3. Sắp xếp ưu tiên bằng phương pháp cho điểm theo tiêu chí

Khái niệm. Sắp xếp ưu tiên các mục tiêu là một cách cho phép cộng đồng có thể cùng nhau sắp xếp và lựa chọn các vấn đề ưu tiên theo một hệ tiêu chí nhất định, được thống nhất từ trước trong cộng đồng.

Tác dụng. Phương pháp này giúp cho việc ra quyết định của cộng đồng được thực hiện một cách khách quan, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đa số người dân trong cộng đồng.

Lưu ý: Để đảm bảo việc cho điểm phản ánh được quan điểm, ý kiến của nhiều thành phần dân cư khác nhau, trước khi tiến hành cho điểm, cần lưu ý những điểm chính như sau:

- Để thực hiện được buổi họp cho điểm theo tiêu chí, thì đối tượng tham dự nên bao gồm cả nam và nữ, đại diện cho các nhóm dân cư đặc trưng nhất của địa phương. Các nhóm thảo luận nên bao gồm khoảng từ 8-10 người là tốt nhất.

- Chuẩn bị giấy, bút, hoặc phấn và bảng.

Các bước tiến hành cho điểm theo tiêu chí. Việc cho điểm ưu tiên theo tiêu chí bao gồm những bước chính như sau:

- Xác định các chủ đề cần thảo luận cho điểm, các tiêu chí đánh giá vấn đề đó (như tiêu chí về thời gian, nguồn nhân lực, tài chính...).

- Lập ma trận cho điểm, trong đó các vấn đề cần được đánh giá được ghi theo hàng ngang, trên cùng của ma trận, còn các tiêu chí cho điểm ghi theo cột dọc ngoài cùng, bên trái của ma trận. Như vậy, ma trận cho điểm sẽ có dạng như Bảng 10.3. dưới đây.

Bảng 10.3: Ví dụ về ma trận tổng hợp cho điểm theo tiêu chí

Các vấn đề/Giải pháp Các tiêu chí

A B C

Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP

Tác động môi trường Tạo thu nhập

Sử dụng nguồn lực địa phương Sự tham gia của dân chúng Số người được hưởng lợi Vốn đầu tư Khả năng đáp ứng Chi phí Tạo việc làm Tổng điểm Hạng

Điểm: 3= cao/ khả quan; 2=trung bình; 1 = thấp/không khả quan

- Thống nhất về thang điểm đánh giá cho từng tiêu chí. Đơn giản nhất thì mỗi tiêu chí cho tối đa 3 điểm: khả quan nhất cho 3 điểm, trung bình cho 2 điểm và kém nhất cho 1 điểm. Tuy nhiên, nếu nhà kế hoạch thấy rằng thang điểm 3 chưa đủ phản ánh hết mức độ đánh giá của người dân thì có thể sử dụng các thang điểm lớn hơn như thang điểm 5, 10 hoặc 20, nhưng cần thống nhất từ đầu với nguyên tắc: nếu tiêu chí nào được đánh giá càng cao thì cho điểm càng nhiều. Trong một số trường hợp, nếu tầm quan trọng của các tiêu chí đó không ngang nhau thì có thể qui định mỗi tiêu chí một thang điểm khác nhau. Ví dụ, nếu nhà kế hoạch thấy rằng tạo việc làm có ý nghĩa quan trọng gấp đôi so với việc sử dụng nguồn lực tại chỗ của địa phương thì có thể qui định cho điểm tiêu chí “tạo việc làm” theo thang điểm 10, còn cho điểm tiêu chí “sử dụng nguồn lực tại chỗ của địa phương” chỉ theo thang điểm 5. Khi đó, điểm tổng hợp cuối cùng cũng sẽ phản ánh được tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí.

Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP

Lưu ý: Việc cho điểm mỗi tiêu chí theo một thang điểm khác nhau sẽ làm công việc này phức tạp thêm. Do đó, chỉ nên áp dụng ở những nơi dân trí cao, cộng đồng đã làm quen với việc cho điểm hoặc số lượng tiêu chí được mang ra đánh giá không nhiều. Hơn nữa, việc quyết định áp dụng thang điểm nào cũng phải được sự thống nhất của cộng đồng, tránh sự áp đặt của nhà kế hoạch.

- Mỗi cá nhân tham gia cho điểm lần lượt cho điểm từng vấn đề theo từng tiêu chí một, dựa trên đánh giá chủ quan của mình về mức độ tốt/xấu của vấn đề đang xét theo từng tiêu chí.

- Tổng hợp điểm của từng vấn đề theo các tiêu chí đã cho. Vấn đề hoặc giải pháp nào có số điểm cao nhất sẽ được chọn làm vấn đề/hoặc giải pháp ưu tiên.

Cuối cùng, tổng hợp kết quả đánh giá, cho điểm các vấn đề/giải pháp theo từng mục tiêu.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w