Về quản trị các hoạt động hỗ trợ bán hàng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Sơn Hải (Trang 62 - 67)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

6. Về quản trị các hoạt động hỗ trợ bán hàng

Các hoạt động xúc tiến đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong công tác thiết kế và thông tin, đặc biệt là quảng cáo. Do vậy, công ty nên kết hợp với các tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện đồng thời phải tăng ngân sách cho các hoạt động xúc tiến bán hàng. Sự phân bổ trước ngân sách và ngân sách đủ lớn là điều kiện để mạnh dạn lựa chọn hoạt động xúc tiến với quy mô và phạm vi phù hợp.

Cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc chủ yếu thông qua con số phỏng đoán và những thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải đánh giá thường xuyên, bám sát các mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong các kế họach công tác thị trường.

- Quảng cáo :

Công ty cần tận dụng thời điểm các thông điệp quảng cáo sơn chưa bão hoà, thị trường đang trong giai đoạn phân chia thi phần chưa ổn định để đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, nhất là trên thị trường mới. Công ty cần nhanh chóng triển khai sớm các hoạt động quảng cáo trước khi chính thức khai trương văn phòng đại diện.

+ Quảng cáo trên thị trường truyền thống:

thị trường truyền thống của công ty bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh trong khi các hoạt động quảng cáo tập trung chủ yếu trên thị trường Hải Phòng. cần mở rộng phạm vi quảng cáo ra toàn bộ thị trường. Công ty có thể quảng cáo riêng biệt trên từng tỉnh với cùng một chương trình quảng cáo. Điều đó sẽ tiết kiệm chi phí quảng cáo cho công ty hơn nữa lại đảm bảo được hiệu lực quảng cáo và có khả năng điều chỉnh một chút cho phù hợp với đặc điểm từng thị trường.

Trên thị trường truyền thống, với mục tiêu tăng doanh số bán và do khách hàng đã khá quen thuộc với nhãn hiệu sơn tổng hợp nên công ty chỉ cần tập trung quảng cáo sản phẩm sơn tường kết hợp với quảng cáo thương hiệu sản phẩm. Có thể nói, sản phẩm sơn tường của công ty ít được biết đến nhất. Người tiêu dùng lại 

chưa tín nhiệm và ưa chuộng. Vì vậy, công ty phải tiến hành quảng cáo cho sơn tường trên các phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi như truyền hình, tạp chí, báo có tính chất tư vấn tiêu dùng, quảng cáo tại cửa hàng và thông qua các nhân viên bán hàng, quảng cáo tập trung thành từng đợt có tần suất xuất hiện cao nhằm lôi cuốn sự chú ý của người tiêu dùng. Đối với sơn đặc chủng, công ty chi cần quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành và các báo ngày, báo tuần và tạp chí có độc giả là những người làm công tác quản lý. Quảng cáo này xuất hiện đều đặn nhưng không quá thường xuyên nhằm nhắc nhở người tiêu dùng vàcủng cố thị trường của công ty. Ngoài các quảng cáo tập trung cho hai nhóm sản phẩm trên, công ty cần tiến hành quảng cáo thương hiệu và vị thế công ty đan xen với các quảng cáo sản phẩm. …

+ Quảng cáo trên thị trường mới:

Trên thị trường mới, mục tiêu của công ty là tìm cách chiếm lĩnh dần thị trường, nâng dần thị phần của công ty. Để đến được với đông đảo người tiêu dùng, công ty cần quảng cáo trên các phương tiện: panô, áp phích, biển hiệu dọc đường giao thông… quảng cáo tại các cửa hàng, qua nhân viên bán hàng, trên báo ngày phát tờ rơi, gửi catalogue…Đối với sơn đặc chủng công ty có thể áp dụng riêng một số hình thức ngoài quảng cáo thương hiệu chung như: gửi thư ngỏ, gửi biếu catalogue. ..Để quảng cáo đem lại hiệu quả kich thích cao, công ty cần đặc biệt quan tâm đến khâu thiết kế quảng cáo.

- Khuyến mại:

Khuyến maị có tính chất đột xuất đối với khách hàng nhưng đòi hỏi phải nằm trong kế hoạch kinh doanh của công ty. Có vậy khuyến mại mới có đủ kinh phí, thời gian thực hiện và chuẩn bị đầy đủ lực lượng phục vụ đợt khuyến mại, đồng thời kết hợp tốt với các hoạt động xúc tiến khác

Hiện nay, sự phối hợp giữa khuyến mại với các hình thức xúc tiến khác chưa tốt, nhất là với quảng cáo, hội trợ triển lãm. Công ty cần thông qua quảng cáo để

công khai các đợt khuyến mại đang hoặc sẽ mở, từ đó mới phát huy được khả năng kích thích khách mua hàng của khuyến mại.

Để giữ vững khách hàng của mình, đặc biệt là những người tiêu thụ trung gian và người mua công nghiệp, công ty cũng cần đa dạng hoá các hình thức khuyến mại, nâng cao hơn mức độ hấp dẫn của khuyến mại: tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo, giảm giá trong đợt khuyến mại, tặng vé tham quan, phần thưởng cho khách hàng thường xuyên nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập công ty, nhân dịp ngày lễ tết…

- Chào hàng:

Chào hàng cần đẩy mạnh hơn nữa để phát huy hiệu quả của nó. Trên thị trường Nam Định, Thái Bìnhcông ty cần tiếp tục xây dựng đội ngũ những nhân viên chào hàng có kiến thức chuyên môn và kinh doanh, hình thành một kênh tiêu thụ trực tiếp hướng vào nhóm khách hàng là các dự án doanh nghiệp Nhà nước và cáccửa hàng sơn tư nhân lớn. Xây dựng định mức lao động khoa học, có chế độ đãi ngộ thoả đáng, ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của hai bên.

- Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác: Với kinh nghiệm có sẵn, công ty cần đẩy mạnh các hoạt động này trên thị trường mới cũng như trên thị trường truyền thống. Nhanh chóng xây dựng thêm các bộ chứng chỉ cần thiết để tạo điều kiện tham gia các hoạt động đấu thầu của công ty.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện công ty cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các hoạt động quảng cáo, khuyến mại

Kiến Nghị

Quản lý Nhà nước liên quan đến việc tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, thông thoáng cho các doanh nghiệp. Việc áp đặt sự quản lý của Nhà nước trên các 

lĩnh vực của nền kinh tế như: thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, văn hoá, thông tin, môi trường…đều có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đến việc thực thi các giải pháp trên dù nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp.

Nhà Nước chủ trương thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Do vậy Nhà Nước phải không ngừng kiện toàn hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế để đảm bảo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, gữa các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước cũng như nước ngoài.

Ngành đóng tàu là một bộ phận quan trọng trong chiến lược biển của Việt Nam. Hiện tại 4 quốc gia đứng đầu trong bản đồ công nghiệp đóng tàu thế giới là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức. Ngành đóng tàu Việt Nam muốn lách qua cánh cửa hẹp của khủng hoảng để vươn ra thế giới, nhà nước cần đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm tàu thủy đồng thời quan tâm hơn nữa cho các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu như luyện kim, chế tạo thép, chế tạo động cơ và các ngành sơn công nghiệp

Nhà Nước cũng cần xem xét chính sách cho vay vốn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sao cho hợp lý, thuận tiện,dễ dàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay vốn đầu tư kinh doanh, chớp được thời cơ kinh doanh đúng thời điểm. Như vậy thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nước tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại bởi chỉ có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình thì doanh nghiệp mới có thể thu được

lợi nhuận và lúc đó doanh nghiệp mới có được cơ sở để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt.

Dựa vào kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào việc phân tích tình hình thực tế của công ty Sơn Hải. Với đề tài “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm ở công ty Sơn Hải ” , em mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty từ đó thực hiện được các mục tiêu mà công ty đã đề ra. Cuối cùng, em tin tưởng rằng, với bản lĩnh và vị thế hiện nay của mình, công ty Sơn Hải dưới sự dẫn dắt năng động và nhạy bén của ban lãnh đạo sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Tuy thời gian thực tập tại công ty không nhiều nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú trong công ty Sơn Hải cùng với sự hướng dẫn cuả thầy giáo Thân Thanh Sơn, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Với những hiểu biết thực tế còn hạn chế, chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các cô chú trong công ty,các thầy cô giáo và sự đóng góp của các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Phụ lục 1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 Phụ lục 2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Sơn Hải (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w