Giải pháp về thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (Trang 75 - 77)

II. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội

1.5. Giải pháp về thuế

Chính sách và pháp luật thuế giai đoạn 2006-2010 để đáp ứng được quá trình hội nhập và mở cửa thị trường.

Chính sách pháp luật thuế hiện hành được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm mức điều tiết, nhưng mở rộng đối tượng chịu thuế nên hầu hết các sắc thuế đã thực hiện tốt chức năng điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư, đã tiến gần đến mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ thuế công bằng, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa người trong nước và người nước ngoài; thực hiện đúng các cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác, đang góp phần đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO

Để đảm bảo chính sách nhất quán mở cửa thị trường nói chung và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, chúng tôi chủ trương tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế theo hướng đồng bộ, cơ cấu hợp lý, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, đổi mới công nghệ, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế, hải quan nhằm đảm bảo chính sách động viên GDP phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến dần tới thông lệ quốc tế.

Những năm tới trình Quốc hội sửa đổi và bổ sung Luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế tài nguyên và pháp luật phí, lệ phí (sửa đổi) và trình Quốc hội ban hành mới các Luật: thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập cá nhân thay cho pháp lệnh thuế TNCN đối với người có thu nhập cao hiện hành và Luật quản lý thuế – một bước đột phá trong hành chính thuế ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Giải pháp từ phía Hà Nội.

Những giải pháp từ phía Nhà nước sẽ góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh, thi đua thu hút vốn FDI với các địa phương khác, Hải Phòng cũng cần có sự chủ động và những nỗ lực mạnh mẽ của riêng mình

Theo Sở KH&ÐT, muốn đạt được mục tiêu đã đặt ra cần phải có những giải pháp thích hợp. Trước hết phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về môi trường, tiềm năng đầu tư, thương mại, du lịch, định hướng phát triển, tạo dựng và đề cao hình ảnh Hà Nội với thế giới. Thường xuyên tổ

chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội nhằm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư để giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư, bảo đảm nhanh gọn, chính xác, thuận lợi cho nhà đầu tư. Triển khai mở văn phòng đại diện kinh tế của Hà Nội ở nước ngoài, như Mỹ, Nhật, Tây Âu. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư theo hướng thông thoáng và tập trung một đầu mối. Ðơn giản các tiêu chí xem xét, thẩm định dự án, rút ngắn thời gian xét duyệt, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư. Ðịnh kỳ tổ chức đối thoại, thiết lập "đường dây nóng" giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp FDI để kịp thời giải quyết vướng mắc cho DN.

Tạo cơ chế khuyến khích, ưu đãi như xây dựng quỹ đất để nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn địa điểm đầu tư bằng cách đền bù giải tỏa trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật. Ðối với các dự án ưu tiên, thành phố sẽ chịu một phần chi phí đền bù, GPMB. Chính quyền sở tại sẽ giúp các nhà đầu tư giải quyết đền bù, GPMB. Ðối với các dự án đặc biệt, thành phố sẽ ứng trước tiền đền bù, GPMB và nhà đầu tư cam kết thanh toán khoản tiền này. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN tập trung bằng các cơ chế, chính sách cụ thể. Có chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư cao như công nghiệp điện tử, thông tin, công nghệ sinh học, hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, giao thông công cộng... Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tập đoàn, DN có tiềm lực tài chính mua lại các dự án FDI hoạt động kém hiệu quả.

Thành phố khuyến khích và giúp đỡ các DN nước ngoài tham gia đầu tư, xây dựng khu đô thị mới và hạ tầng đô thị, giao thông công cộng bằng xe điện, xe buýt, cầu qua sông Hồng, các bệnh viện và trường học quốc tế. Nâng cao năng lực hoạt động của DN trong nước, tạo điều kiện hợp tác với DN nước ngoài. Có kế hoạch đồng bộ để giúp DN giảm chi phí trung gian trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là một số giải pháp sau.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w