Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN:

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (Trang 73 - 75)

II. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội

1.2. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN:

- Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn,

kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn.

Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư nhằm tạo nên một bước ngoặt. Cuối tháng 10, một loạt các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư (Nghị định 108), Luật Doanh nghiệp (Nghị định 88) và Nghị định 101 về việc đăng ký lại của các doanh nghiệp FDI bắt đầu có hiệu lực. Tinh thần của các Nghị định là Chính phủ sẽ phân cấp triệt để cho ủy ban nhân dân các địa phương xem xét, cấp phép và quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn, không hạn chế về quy mô, hình thức đầu tư. Bộ KH&ĐT sẽ chuyển các dự án đầu tư đang thụ lý về các địa phương, tới đây bộ sẽ là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, xúc tiến đầu tư, theo dõi đánh giá hoạt động đầu tư và tiến hành thanh tra, hậu kiểm...

Rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tránh tình trạng đầu tư chồng chéo, tràn lan, manh mún dẫn đến sự lãng phí và kém hiệu quả, trong đó Chính phủ đóng vai trò chỉ huy thống nhất trên phạm vi toàn vùng, có biện pháp bảo đảm, nâng cao tính hiệu lực pháp lý của các quy hoạch đã công bố. Trên cơ sở quy hoạch chung của vùng, các địa phương xây dựng chiến lược và các dự án kêu gọi đầu tư phù hợp với khả năng của mình và phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban Vùng; duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. (Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường ĐTNN ở Việt Nam đối với các nhà ĐTNN tiềm năng).

- Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập qũy, vay vốn đầu tư ; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ĐTNN ở cả trung ương lẫn địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w