Một số đề xuất hoàn thiện hóa công cụ chính sách tiền tệ 2.1 Lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động bổ sung

Một phần của tài liệu 231618 (Trang 49 - 52)

2.1. Lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động bổ sung

Các chỉ tiêu được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động chịu tác động trực tiếp của các công cụ CSTT và phản ánh tức thời những thay đổi của tình trạng CSTT. Một chỉ tiêu được lựa chọn đúng và thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn sẽ là căn cứ chính xác để điều chỉnh chiều hướng cũng như liều lượng tác động của CSTT hàng ngày. Đây là yêu cầu quan trọng nhất cho cơ chế tác động gián tiếp của CSTT. Việc lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động bổ sung dựa vào các căn cứ sau:

Thứ nhất, NHNN không hoàn toàn độc lập trong việc chi phối các kênh cung ứng tiền tệ cơ sở. Nguyên nhân của sự biến động khối tiền MB nằm ở bản chất biến động thường xuyên của số dư tiền gửi NSNN và yêu cầu điều chỉnh tỷ giá mà NHTW không kiểm soát được. Các khoản thu, chi thường xuyên của chính phủ tác động đến quá trình vận hành CSTT hàng ngày và chi phối khả năng kiểm soát khối tiền cơ sở của NHNN. Riêng đối với Việt Nam, sự chi phối quá mạnh của yêu cầu tăng dự trữ ngoại tệ cũng như áp lực của tình trạng nhập siêu hầu như triệt tiêu khả năng kiểm soát chủ động lượng tiền MB của NHNN

Thứ hai, lãi suất liên ngân hàng thời gian qua bắt đầu phản ánh quan hệ cũng cầu của thị trường và biến động tuân thủ các điều kiện khách quan của nó, nhất là sau khi chính sách lãi suất được tự do hóa. Những biến động của lãi suất liên ngân hàng từ năm 2005 đến nay thực chất đã phản ánh khá chính xác cung cầu thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, có thể thấy lượng MB mà NHNN bơm ra hay rút vào là kết quả của việc điều tiết bị động chứ không phải là mục tiêu điều tiết chủ động của NHNN. Thực tế này có thể nhín thấy qua mức biến động của lãi suất trúng thầu nghiệp vụ thị trường mở từ năm 2006 đến nay

Thứ tư, khả năng điều tiết thị trường liên ngân hàng qua kênh nghiệp vụ thị trường mở của NHNN đã được cải thiện đáng kể .

2.2. Đảm bảo một hệ thống NHTM lành mạnh

NHTM Việt Nam thực sự đang trong tình trạng “ mở” với hầu hết các rủi ro, đặc biệt là rủi ro thị trường. Điều này xuất phát từ thực trạng chênh lệch kỳ hạn bảng cân đối, từ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng lớn, từ cơ cấu dư nợ tín dụng chứa đựng các khoản mục đầu tư rủi ro và khó thu hồi, công cụ cạnh tranh chủ yếu là lãi suất… Với đặc điểm này, hệ thống NHTM khó có thể phản ứng tích cực với những điều chỉnh của chính sách tiền tệ đặc biệt là chính sách tiền tệ thắt chặt. Tình trạng thanh khoản đẩy mặt bằng lãi suất ngân hàng lên cao quá mức ( tiêu biểu như năm 2008) đã buộc NHNN phải điều chỉnh lại liều lượng điều tiết tiền tệ và ảnh hưởng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát. Thực trạng hiện nay của hệ thống NHTM là hậu quả của quá trình buông lỏng hoạt động thanh gia giám sát ngân hàng trong nhiều năm qua của cả NHNN cũng như hoạt động kiểm soát, kiểm soát nội bộ các NHTM trong khi cơ chế giám sát thường xuyên của thị trường chưa hình thành. Để đảm bảo một hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh, có khả năng chuyển tải các tác động của NHNN tới nền kinh tế, những vấn đề cần tập trung trước mắt:

Thứ nhất, giám sát chặt chẽ và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn đã quy định: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn mở rộng tin dụng, quy trình tín dụng cà thẩm định tín dụng, giới hạn cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản. Kiểm soát chặt yêu cầu mở thêm chi nhánh.

Thứ hai, rà soát lại các ngân hàng mới thành lập theo các tiêu chí đảm bảo an toàn, và những tiêu chuẩn về nguồn nhân lực, màng lưới, năng lực áp dụng công nghệ và đa dạng hóa dịch vụ. Trên thực tế, các NH mới thành lập khả năng huy động vốn khó khăn trong khi lợi nhuận phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng mở rộng tín dụng chính là một trong các lý do đẩy các NH này phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao cho nhu cầu tín dụng ( vào thời điểm quý I/2008 có NH sử dụng tới 80% nguồn vốn liên NH để cho vay). Tình trạng này góp phần làm căng thẳng thêm sự mất cân đối cung cầu vốn của hệ thống và ảnh hưởng tới liều lượng cũng như hiệu lực điều tiết của CSTT

Tỷ giá thực phản ánh sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các nước luôn xác định và công bố tỷ giá thực để biết sự tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu ròng, đến tổng cầu và tăng trưởng kinh tế

Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy xuất khẩu ròng phần nào chịu ảnh hưởng của tỷ giá thực chứ không phải tỷ giá danh nghĩa.

2.4.Nới lỏng biên độ dao động tiến tới xóa bỏ biên độ đối với tỷ giá giao ngay

Cơ chế tỷ giá mà Việt Nam đang áp dụng là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước tỷ giá. Bản chất của cơ chế này là tỷ giá được hình thành trên thị trường ngoại hối và NHNN can thiệp vào thị trường để điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết chứ không cần quy định biên độ dao động. Song trước mắt, có thể quy định một biên độ nhất định nhưng không quá hẹp.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc chúng ta thấy, cơ chế tỷ giá của Việt Nam hiện nay là cơ chế tỷ giá mà Hàn Quốc áp dụng từ năm 1990 khi Hàn Quốc chuyển sang cơ chế tỷ giá bình quân thị trường. Thời kỳ đầu Hàn Quốc cũng quy định một biên độ hẹp là ±0,4%, sau đó biên độ này được mở rộng dần và đến năm 2000, biên độ này đã được xóa bỏ, tỷ giá đồng Won được xác định trên cơ sở quan hệ cung cầu ngoại tệ

Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là cơ chế tỷ giá khá linh hoạt. Các nước áp dụng cơ chế tỷ giá này càng nhiều với biên độ dao động rộng hoặc không quy định biên độ, Mỹ đã thực hiện thả nổi tự do từ năm 1973.

2.5. Hoàn thiện, phát triển thị trường ngoại hối trước hết là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Với giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá trong thời gian tới, tỷ giá do NHNN công bố được xác định trên thị trường ngoại hối mà cụ thể là trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Do vậy giải pháp cần thực hiện là hoàn thiện, phát triển thị trường ngoại hối trước hết là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp:

- Mở rộng số thành viên tham gia thường xuyên vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: hiện nay số thành viên tham gia tích cực vào thị trường còn hạn

chế. Nhiều NHTM là thành viên nhưng thường xuyên đứng ngoài cuộc, không tham gia vào thị trường, do đó tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường

- Phối hợp một cách có hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường nội tệ liên ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở để NHNN thực hiện các can thiệp vô hiệu hóa khi cần thiết, bơm hoặc rút tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực đối với lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

KẾT LUẬN

hư vậy, chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ của nó có vài trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ đó như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể.

N

Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng các công cụ của CSTT luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới việc áp dụng các công cụ điều tiết trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy trưởng kinh tế. Tuy vậy thời gian gần đây chúng đã bộc lộ rõ những hạn chế khi nền kinh tế bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó các công cụ điều chỉnh gián tiếp mới được đưa vào sử dụng và chưa thực sự phát huy hết, hoặc chưa thể hiện rõ vai trò của nó do nhiều nguyên nhân gắn với thực lực của nền kinh tế.

Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng và giải pháp đúng trong việc hoàn thiện các công cụ đó. Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần phải có sự phát triển đồng bộ về năng lực NHNN, hệ thống NHTM… và nhiều sự phối hợp đồng bộ khác

Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam phải được coi là cả một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục phát triển về sau

Một phần của tài liệu 231618 (Trang 49 - 52)