Bước sang năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi ở hầu hết các khu vực nhưng không đồng đều và quá trình phục hồi vẫn khá mong manh, lạm phát tại nhiều nước và giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng. Trong bối cảnh kinh tế phục hồi và áp lực lạm phát tăng, hầu hết các nước chấm dứt hoặc rút dần các biện pháp kích thích kinh tế, trong đó một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại để kiểm soát lạm phát. Thị trường tài chính thế giới biến động phức tạp do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và nguy cơ xảy ra ở một số nước khác ở châu Âu. Do độ mở cửa kinh tế lớn hơn nhiều so với các nước trên thế giới và trong khu vực, nên nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi những tác động từ môi trường kinh tế thế giới. Để đạt được mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), chính sách tiền tệ đã được điều hành một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính
• Về lãi suất:
Trong giai đoạn cuối năm 2009, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng cũng hạn chế
cho vay do tốc độ tăng trưởng cả năm 2009 đã đạt 37,73% (tăng hơn 10% so với dự kiến đầu năm).
Sự khó khăn về nguồn vốn của cả ngành ngân hàng và các doanh nghiệp khiến một số dư luận cho rằng Ngân hàng Nhà nước có khả năng nâng lãi suất cơ bản khi bước vào năm 2010, qua đó giúp các ngân hàng thương mại có được biên độ rộng hơn để điều chỉnh mức lãi suất huy động cũng như cho vay.
Tuy nhiên, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2010 diễn ra ngày 23/12 vừa qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho biết dù sẽ rất nỗ lực để đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010 nhưng bình ổn các chỉ số vĩ mô như lạm phát, nhập siêu, chỉ số giá... vẫn sẽ là những mục tiêu hàng đầu.
Đây chính là nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 8% để theo dõi các diễn biến khác của nền kinh tế trong giai đoạn đầu năm.
Kể từ đó đến nay NHNN tiếp tục giữ ổn định lãi suất mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn (8%/năm), lãi suất tái chiết khấu (6%/năm), lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (7%-8%/năm); Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 8%/năm.
• Về nghiệp vụ thị trường mở:
Tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá nhằm bảo đảm khả năng thanh toán, an toàn hệ thống, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và phát tín hiệu giảm lãi suất thị trường ở mức hợp lý; Tiếp tục thực hiện hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng qua hình thức cho vay tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ. Trong tháng 2/2010, do khó khăn thanh khoản hệ thống ngân hàng, thị trường biết đến lượng vốn mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ qua thị trường mở có từ 12.000 – 15.000 tỷ đồng; nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường 2 phiên/ngày.
Trong ngày 3/3 vừa qua, kết quả đấu thầu cũng lên tới 10.005 tỷ đồng qua 2 phiên. Tuy nhiên, kể từ ngày 4/3 đến nay, lượng tiền “bơm” qua thị trường mở đã giảm mạnh và hiện chỉ còn duy trì mỗi ngày 1 phiên. Cụ thể, khối lượng trúng thầu ngày 4/3 chỉ có 3.200 tỷ đồng, đến ngày 10/3 là 2.983 tỷ đồng; đặc biệt trong các ngày 11,12 và 15/3, lượng tiền chỉ còn tương ứng 796,454 và 742 tỷ đồng.
Lãi suất hình thành qua nhưng phiên đầu thầu vừa qua ổn định ở 8%/năm, bằng với lãi suất tái cấp vốn hiện hành, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 14 ngày. Trong những thời điểm căng thẳng về vốn khả dụng, lãi suất hình thành qua đấu thầu có thể cao hơn lãi suât tái cấp vốn. .
Kết quả trên cho thấy sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã dần được cải thiện. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước trong báo cáo mới đây cũng khẳng định điều này, bên cạnh con số 30.000 tỷ đồng vốn khả dụng dư thừa được công bố.
• Về dự trữ bắt buộc:
Nhằm giúp các TCTD tăng khả năng huy động vốn và thanh toán cũng như giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất có thêm nguồn cung từ nguồn vốn vay ngân hàng nhằm thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển, ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7, 14 và 28 ngày, thực hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất, lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày được điều chỉnh giảm từ 7,8% - 7,5% - 7%/năm, kỳ hạn 14 ngày được điều chỉnh giảm từ 8% -
7,5%/năm và 28 ngày là 8%/năm; thực hiện cho vay tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ với các NHTM với kỳ hạn 28 ngày và 90 ngày, lãi suất hoán đổi ngoại tệ kỳ hạn 28 ngày được điều chỉnh giảm từ 8,5% - 8% - 7,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 90 ngày được điều chỉnh giảm từ 8,5% - 8%/năm, bảo đảm khả năng thanh toán, an toàn hệ thống, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và phát tín hiệu giảm lãi suất thị trường ở mức hợp lý.
Ngày 29/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 20/2010/TT-
NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể, đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên 40% tổng dư nợ được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND thấp hơn so với mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường, áp dụng kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 10/2010.Đối với các tổ chức có tỷ trọng dư nợ cho vay nói trên trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 70% trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND được áp bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi (theo Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009, với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng, không bao gồm Agribank, là 3%; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1%).Đối với các tổ chức có tỷ trọng dư nợ cho vay nói trên trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.Mục đích chính của thông tư trên là nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) thông qua công cụ điều hành chính sách tiền tệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này.
• Về chính sách tỷ giá:
Từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp “vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như: Tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch từ ±5% xuống còn ±3%; Yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng; Bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD…
Các tháng đầu năm 2010: Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1.2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010
Từ giữa tháng 2/2010 đến nay : tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam so với đôla đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh 2 lần về biên độ và tỷ giá công bố.
Ngày 10/2, ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng
giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng cho ngày 11/2/2010 là 18.544 VND/USD, tăng 603 đồng/USD (từ mức 17.941 đồng/USD) .Mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng là nhằm cân đối hài hòa cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô. Đến 17/8/2010, NHNN tiếp tục thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3% nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu. Sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ lên 18.932 VND/USD (ngày 18/8/2010), cung cầu ngoại tệ đã ổn định, tỷ giá trên thị trường tự do giảm và hiện đang ở mức 19.480-19.520 VND/USD. Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại ở mức 19.475-19.500 VND/USD.
Mặt khác, để ổn định thị trường ngoại hối, tăng cung ngoại tệ cho các NHTM và hạn chế việc găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, NHNN đã sử dụng công cụ tiền tệ
gián tiếp, khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng. Đồng thời với việc nâng tỷ giá danh nghĩa NHNN đã thực hiện hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, hạ lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp, cùng lúc NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực mua lại ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đồng thời, NHNN bán ngoại tệ ở mức hợp lý để hỗ trợ ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất. Ngoài ra, cơ quan này cũng tiến hành đóng cửa sàn vàng, góp phần quan trọng ổn định tỷ giá cũng như ổn định thị trường ngoại hối.
3.3. Kết quả 6 tháng đầu năm 2010:
- Tín dụng ước tăng 11,35%, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 11,5%, phù hợp với tình hình thực tế khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp, ODA, và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đang có sự cải thiện, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức 6,16%, tạo tiền đề quan trọng để cả năm đạt 6,5% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
- Lạm phát được kiềm chế ở mức 4,78% so với tháng 12-2009, góp phần khả thi đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát từ 7% - 8% trong năm 2010.
- Mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động giảm 1%/năm; lãi suất cho vay giảm 1%/năm. Hiện nay lãi suất huy động niêm yết phổ biến 11% - 11,2%/năm, lãi suất huy động vốn bình quân 10,6%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ của các NHTM nhà nước 12% -
12,5%/năm, các NHTM cổ phần 13%/năm; đối với các đối tượng khác, lãi suất cho vay 14% - 16%/năm. Lãi suất cho vay bình quân 6 tháng đầu năm nay là 13,4%/năm, xấp xỉ cùng kỳ năm 2007 (13,04%/năm). Trong thời gian tới, các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện từng bước lộ trình giảm lãi suất huy động VND về mức 10%/năm theo chủ trương của Chính phủ. Hoạt động của các TCTD về cơ bản an toàn, bảo đảm khả năng thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cho phép dưới 3%.
- Thị trường ngoại hối được cải thiện rõ rệt theo xu hướng ổn định về thanh khoản và tỷ giá; từ cuối tháng 3, NHNN không phải bán ngoại tệ để can thiệp trên thị trường ngoại hối và đã mua được ngoại tệ từ các TCTD, tâm lý của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và dân cư có biểu hiện tích cực, giảm lo ngại về tình hình kinh tế vĩ mô.
Những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần tích cực tác động phục hồi nhanh nền kinh tế nước ta. Trong 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính về cơ bản ổn định, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đều diễn biến khả quan: tăng trưởng kinh tế đạt 6,16% cao hơn nhiều so với mức tăng 3,87% của cùng kỳ 2009; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 26,7%; xuất khẩu tăng 17%; nhập siêu chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, vốn đầu tư phát triển khá nhờ vốn FDI, ODA và đầu tư gián tiếp có sự cải thiện; CPI tăng 4,78% so với cuối năm 2009. Tuy nhiên, nhập siêu và lạm phát vẫn có sức ép tăng khi nền kinh tế hồi phục. Việc giảm lãi suất thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ gặp một số khó khăn do mặt bằng lãi suất hiện nay chịu tác động của cả nhân tố làm tăng và giảm đan xen nhau, lãi suất huy động đang giảm dần phù hợp với điều kiện thực tế của các tổ chức tín dụng