Hoàn thiện hệ thống kinh doanh lúa gạo và cơ chế điều hành xuất

Một phần của tài liệu 517Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và giải pháp (27tr) (Trang 59 - 60)

II. Những giải pháp chủ yếu cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

3. Hoàn thiện hệ thống kinh doanh lúa gạo và cơ chế điều hành xuất

khẩu.

Trong những năm qua, ngành lúa gạo đã đạt đợc những thành tựu đáng khâm phục,những thành tựu đó đợc xây dựng từ những đổi mới trong cơ chế, chính sách của Nhà nớc đã giúp cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh lúa gạo có môi trờng thông thoáng hơn để thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa cho năm 2001 và những năm tiếp theo chúng ta cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:

+Với mạng lới kinh doanh lúa gạo: Cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia vào mạng lới này. Tuy nhiên, các đơn vị xuất khẩu phải là các đơn vị có tiềm lực, có mạng lới thu mua trực tiếp tới hộ nông dân. Chỉ sử dụng t thơng ở những nơi, những khâu cần thiết, tìm cách hạn chế mặt tiêu cực của t th- ơng, ngăn chặn tình trạng t thơng nớc ngoài núp bóng thơng lái trong nớc chen vào chi phối thị trờng làm ảnh hởng xấu đến việc xuất khẩu của ta.

+Với cơ chế điều hành: Thành lập quỹ điều hành xuất khẩu gạo lấy từ các nguồn: thu tiền phạt từ các đơn vị vi phạm xuất khẩu gạo kém chất lợng, trích nộp lợi nhuận của các đơn vị đầu mối tơng ứng trên số lợng gạo xuất khẩu theo hiệp định hoặc hợp đồng chính phủ ký kết. Mục đích sử dụng quĩ để đảm bảo tài chính cho các biện pháp cơ bản nhằm khuếch trơng xuất khẩu gạo, thực hiện trợ cấp trợ giá, trợ vốn cho nông dân, cho các nhà xay xát và các đơn vị tham gia lu thông lúa gạo, giải quyết trợ vốn cho các nhà xuất khẩu gạo có khả năng bán hàng trả chậm, tạo điều kiện tăng lợng xuất và nâng cao giá gạo xuất khẩu, mua lúa tạm trữ để điều chỉnh thị trờng nội địa khỏi biến động giá cả. Hơn nữa, để khuyến khích các doanh nghiệp mua lúa gạo hàng hoá trong thời vụ thu hoạch rộ, đa vào tạm trữ tạo chân hàng xuất khẩu ổn định thì Nhà nớc phải có sự bảo hộ thiết thực đối với các doanh nghiệp đợc giao chỉ tiêu mua lúa gạo tạm trữ tránh tình trạng nh hiện nay, doanh nghiệp không mua đủ số tạm trữ theo chỉ tiêu Nhà nớc giao bởi vì nếu mua đủ chỉ tiêu thì doanh nghiệp không có lãi thậm chí còn lỗ mà cái lỗ đó thì vẫn đang đợc xem xét giải quyết chứ cha đợc giải quyết một cách cụ thể. Việc chỉ định doanh nghiệp đại diện giao dịch ký hợp đồng theo hiệp định của Chính Phủ và tham gia đấu thầu là cần thiết vì các hợp đồng theo hiệp định Chính Phủ thầu thờng đợc giá cao, khối lợng lớn giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ đợc hàng hoá và có cơ sở để đấu tranh giá cả với khách hàng khác. Trong thời gian ký hợp đồng hoặc dự đấu thầu, các doanh nghiệp khác không đợc chào bán trực tiếp hoặc gián tiếp vào các thị trờng trên. Để thực hiện

dân chủ công khai tạo sự đoàn kết nhất trí giữa các hội viên thì trớc khi giao dịch kí hợp đồng hoặc dự thầu doanh nghiệp đợc làm đại diện phải thống nhất với tổ điều hành xuất khẩu gạo và Ban chấp hành hiệp hội về giá chào bán, khối lợng và thời gian giao hàng. Khi ký đợc hợp đồng, doanh nghiệp phải lập kế hoạch phân chia thực hiện lịch giao hàng thông qua Ban chấp hành hiệp hội và tổ điều hành.

Một phần của tài liệu 517Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và giải pháp (27tr) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w