MỘT SỐ BIỆNPHÁP ĐỂ HUY ĐỘNG TỐI ĐA CÁC NGUỒN VỐN:

Một phần của tài liệu 396 Chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 48 - 51)

Trong chiến lược về vốn thì phạm trù “huy động vốn”, “sử dụng vốn” và “quản lý vốn” có hiệu quả là không thể tách biệt. Công ty cần thiết phải huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên vấn đề tiếp theo của huy động là sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả. Vậy nên các giải pháp đưa ra đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả huy động hay sử dụng vốn.

1. Sử dụng tín dụng thuê mua:

Trong điều kiện hiện nay, chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không tránh khỏi giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác mà lại không bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của mình. Ở phần thực trạng ta thấy vốn đi chiếm dụng của công ty là nhỏ hơn vốn công ty bị chiếm dụng.

Vì để đáp ứng được nhu cầu về vốn công ty đã vay ngắn hạn ngân hàng một lượng tiền lớn (tuy nhiên có giảm đến năm 2000, cuối 1998 vay 76 tỷ, năm 1999 vay xấp xỉ là 61 tỷ, cuối năm 2000 vay xấp xỉ là 40 tỷ). Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, do phải bớt một phần lợi

nhuận trả lãi cho ngân hàng. Nguyên nhân là do: khả năng tự bổ sung vốn kém, nợ nhiều.

Các giải pháp:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo uy tín đối với khách hàng để thắt chặt mối quan hệ. Như thế khả năng thanh toán tiền cho công ty cũng tốt lên và làm tăng nguồn tiền của công ty.

- Nên thực hiện các đơn thanh toán giao nhận hàng và nhận tiền song song, có thể chậm lại thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn và hợp lý.

- Các biện pháp tạo nguồn tín dụng hợp lí:

Xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn, công ty phải xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng năm. Từ đó cân đối các nguồn huy động cho sản xuất kinh doanh để nhằm xây dựng cơ bản được cơ cấu vốn lưu động hợp lý, không ngừng nâng cao khả năng tài chính của công ty, giảm được các khoản vay ngân hàng, vốn bị chiếm dụng, đề cao chữ tín trong kinh doanh nhằm ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng, tăng vị thế trên thương trường.

Chỉ tiêu “Ký thu tiền bình quân” dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong tiêu thụ sản phẩm thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân mỗi ngày. Nếu “Kỳ thu tiền bình quân” là thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu thanh toán, còn nếu lớn thì bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán.

Kỳ thu tiền bình quân =

Từ đó ta có thể tính toán chỉ tiêu này cho công ty trong hai năm 1999 và 2000 là:

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh

Mức %

1. Doanh thu bình quân một ngày 851.867.283 832.250.530,3 -19.616.752,7 -2,32. Các khoản phải thu 64.981.412.736 67.223.889.650 2.242.476.914 3,45 2. Các khoản phải thu 64.981.412.736 67.223.889.650 2.242.476.914 3,45 3. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 76 81 5

Như vậy cuối thời điểm năm 2000 so với cuối thời điểm năm 1999 thì ký thu tiền bình quân tăng 5 ngày, chứng tỏ năm 2000 công ty thực hiện không tốt công tác thu nợ so với năm 1999. Bình quân ký thu tiền của cả hai năm đều lớn.

2. Giải quyết nhanh chóng lượng thành phẩm tồn kho nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động nhanh vòng quay của vốn lưu động

Thực tế trong mấy năm qua ở công ty tồn tại một lượng hàng tồn kho khá lớn. Trong đó gồm có: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho là chiếm một tỷ trọng lớn. Để giải quyết vấn đề này cần các biện pháp sau:

+ Quản lý nguyên vật liệu cho tốt để tránh tình trạng tồn kho, ứ đọng vốn. Muốn vay phải xay dựng kế hoạch nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất thật chính xác, đúng thời điểm. Tạo mối quan hệ tốt, tin tưởng với các nhà cung ứng là một việc quan trọng.

+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm:

Xây dựng hình thành bộ phận marketing, nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường, tận dụng mọi năng lực sản xuất của công ty và nắm bắt nhanh các thông tin khác để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Nhưng đối với khách hàng nào thì cũng phải lấy chất lượng là mục tiêu cung ứng và giá cả hợp lý.

Sản phẩm Hải Hà nói riêng và sản phẩm bánh kẹo của toàn ngành sản xuất bánh kẹo nói chung chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu nóng ẩm. Do vậy, đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lao động, khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường trọng điểm của công ty là các vùng gần trụ sở chính của công ty mà trụ sở chính đóng tại Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc, sức mua lớn... rất thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi và tăng khả năng cạnh tranh của công ty ở vùng thị trường này so với các đối thủ khác ở xa như Biên Hoà, Quảng Ngãi... Nhưng ngược lại việc thâm nhập của công ty vào các thị trường ở xa như miền Trung, miền Nam lại gặp nhiều khó khăn do các yếu tố địa lý, khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu tiêu dùng khác nhau.

Có thể nói hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo xảy ra khá

Một phần của tài liệu 396 Chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w