III. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY
5. Sức sinh lời TSCĐ a Theo nguyên giá
(1:3)
4,66 4,3 -0,36 -7,73
b. Theo GTCL 8,79 10,34 1,55 17,63
5. Sức sinh lời TSCĐa. Theo nguyên giá a. Theo nguyên giá (1:3)
0,00 0,00287 0,00287 100
b. Theo GTCL 0,00 0,0069 0,0069 100
c. Suất hao phí (3:1) 0,00 0,23247 0,23247 100
Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 1999, 2000 của công ty.
Qua kết quả của bảng ta thấy: năm 1999 tuy doanh thu của công ty cao hơn năm 2000 nhưng năm 1999 lại không có lãi. Vì thế sức sản xuất của TSCĐ của năm 1999 vẫn cao hơn năm 2000 do doanh thu cao hơn và nguyên giá bình quân của TSCĐ năm 1999 lại nhỏ hơn. Nhưng sức sản xuất của TSCĐ theo GTCL thì cả năm 2000 lại cao hơn năm 1999.
- Theo nguyên giá bình quân TSCĐ: Cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh năm 1999 thì tạo 4,66 đồng doanh thu và năm 2000 là 4,3 đồng doanh thu. Như vậy mức giảm
là 0,36 đồng tương ứng giảm 7,73%. Từ đó ta có: để đạt được mức doanh thu như năm 1999 trong điều kiện hiệu suất sử dụng TSCĐ không đổi thì nguyên giá bình quân TSCĐ mà công ty cần là:
299.610.190.909/4,46 = 64.294.032.384 đồng
Như vậy so với thực tế công ty đã lãng phí mất một lượng nguyên giá TSCĐ là
69.650.407.055 - 64.294.032.384 = 5.356.374.671 đồng
- Theo giá trị còn lại: Cứ một đồng bình quân giá trị còn lại của TSCĐ đem vào sản xuất năm 1999 thì tạo ra 8,79 đồng doanh thu còn năm 2000 thì tạo ra 10,34 đồng doanh thu kết quả đem lại cho công ty một mức tăng 1,55 đồng, tương ứng tăng 17,63%.
Vậy nếu sức sản xuất TSCĐ như năm 1999 thì công ty phải sử dụng: 299.610.190.909/8,79 = 34.085.345.951 đồng
Như vậy năm 2000 công ty đã tiết kiệm được một khoản là: 34.085.345.951 - 28.967.377.537 = 5.118.008.414 đồng - Chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ:
Ta có năm 1999 lợi nhuận của công ty bằng 0 nên không xác định được suất hao phí nghĩa là công ty sử dụng vốn cố định không hiệu quả.
Còn năm 2000 thì suất hao phí là 0,23247đồng nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,23247 đồng TSCĐ