Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và Chính Phủ

Một phần của tài liệu 224 Nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. (Trang 76)

6. Điểm nổi bật của luận văn

3.3Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và Chính Phủ

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ:

- Trong hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của NHTM.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn như:

+ Cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ.

+ Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để một khi NH thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối với tài sản đảm bảo thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế, .. thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững để hội nhập quốc tế.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

™ Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng:

- Sớm hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng,

Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

- Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

- Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn... phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

™ Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả:

- Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối.

trong nước và thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo cho các TCTD hoạt động đúng định hướng của NHNN và hạn chế rủi ro.

™ Công tác thanh tra:

- Tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm phát hiện qua thanh tra.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức; nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

- Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi nhánh, đơn vị tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.

™ Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành NH (CIC)

- Nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngành NH, NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng cho CIC ngành NH, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính

xác. Những trường hợp phát hiện thông tin không chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng như bồi thường thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thông tin không chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thưởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thông tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lượng thông tin cung cấp.

- Thông tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chỉ tiêu định lượng như hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ như: tư cách người vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, dư nợ vay và chất lượng tín dụng trong các thời kỳ, ...

- CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng quý có thông báo toàn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

Trong Chương 3, tác giả đã đề ra một số giải pháp đối với ACB nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay theo tiêu chuẩn quốc tế; Như là hoàn thiện chính sách tín dụng, chuẩn hóa quy trình tín dụng, quy trình Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế và giám sát nghiêm ngặt việc tuân thủ quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra. Trong đó, yếu tố con người là xuyên suốt, quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác Quản trị rủi ro tín dụng của mình.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro, rủi ro tín dụng chiếm khoảng 60% trong tổng rủi ro của NH Châu Á (theo nghiên cứu của McKinsey & Company). Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là sự kiểm soát được những rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến. Rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp, bao gồm những rủi ro có thể kiểm soát được và những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Và hậu quả của rủi ro tín dụng thường rất nặng nề, không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến nền kinh tế của quốc gia.

Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tất cả chỉ trong giai đoạn khởi đầu và hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH.

Trên cơ sở đó, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như những kinh nghiệm trong thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đỗ Linh Hiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong giai đoạn hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm. Chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC Danh mục viết tắt Danh mục bảng Danh mục sơ đồ, hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU...1 1. Đặt vấn đề...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Kết cấu của luận văn...2

6. Điểm nổi bật của luận văn...3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG...4

1.1 Hoạt động tín dụng...4

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng...4

1.1.2 Bản chất của tín dụng ... 4

1.1.3 Phân loại tín dụng ... 5

1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng... 7

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ... 7

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng: ... 7

1.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội... 9

1.2.3.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng...9

1.2.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội ... 9

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng ... 10

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro ... 10

1.3.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng ... 10

1.3.3 Đo lường rủi ro tín dụng... 11

1.3.3.2 Mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng... 12

1.3.3.3 Xác định mức độ rủi ro tín dụng ... 16

1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel:... 18

1.3.4.1 Nhận diện và phân loại rủi ro... 18

1.3.4.2 Tính toán, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi xảy ra rủi ro:... 18

1.3.4.3 Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp với từng loại rủi ro và tài trợ rủi ro... 22

1.3.4.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống ... 23

1.3.5 Kinh nghiệm Quản trị RRTD tại một số nước... 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc... 25

1.3.5.2 Kinh nghiệm của Nhật ... 26

1.3.5.3 Kinh nghiệm của Mỹ và Châu Âu - xử lý nợ xấu... 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU... 28

2.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu... 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:... 28

2.1.2 Kết quả hoạt động của ACB ... 29

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ACB ... 34

2.2.1 Hoạt động tín dụng tại ACB: ... 34

2.2.2 Công tác quản trị RRTD tại ACB:... 40

2.2.2.1 Hệ hống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ACB: ... 40

2.2.2.2 Chính sách tín dụng hiện hành của ACB ... 42

2.2.2.3 Quy trình tín dụng ... 45

2.2.2.4 Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng... 47

2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ACB trong thời gian qua: ... 48

2.3.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan ... 49

2.3.1.1 Từ phía khách hàng vay: ... 49

2.3.2 Nhóm nguyên nhân khách quan: ... 52

2.3.2.1 Môi trường kinh tế không ổn định: ... 52

2.3.2.2 Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: ... 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ... 57

3.1 Định hướng, chính sách của ACB trong năm 2009 ... 57

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ACB ... 59

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng: ... 59

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ACB... 61

3.2.2.1 Quy trình cho vay:... 61

3.2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng: ... 65

3.2.3 Về nhân sự và cơ cấu tổ chức ... 69

3.2.3.1 Phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, các phòng ban: ... 69

3.2.3.2 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả trong toàn hệ thống:... 70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.3 Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng:... 71

3.2.4 Giải pháp hỗ trợ... 73

3.2.4.1 Đối với Hội sở:... 73

3.2.4.2 Đối với chi nhánh... 74

3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và Chính Phủ... 76

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ:... 76

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước... 77

KẾT LUẬN...80

Phụ lục: Ví dụ về xếp hạng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu 224 Nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. (Trang 76)