0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu 224 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU. (Trang 47 -48 )

6. Điểm nổi bật của luận văn

2.2.2.4 Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng

Trong thời gian gần đây, ACB đã có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng phù hợp với mô hình quản trị RRTD theo chuẩn

Basel. Từ năm 2007 trở về trước, nhân viên tín dụng (A/O cá nhân hoặc A/O doanh nghiệp) sẽ tiếp xúc KH, quản lý hồ sơ vay kể từ khi KH có nhu cầu vay vốn cho đến khi họ tất toán khoản vay tại ACB. Năm 2008 mô hình tổ chức được phân chia như sau:

- Phòng KHCN: bao gồm bộ phận tư vấn tài chính cá nhân (PFC) và bộ phận phân tích tín dụng cá nhân (CA).

- Phòng KHDN: bao gồm Giám đốc quan hệ khách hàng (RM), bộ phận Quan hệ khách hàng (RO) và bộ phận phân tích tín dụng doanh nghiệp (RA).

- Phòng Hỗ trợ tín dụng: bao gồm Kiểm soát viên tín dụng (LS) bộ phận Quản lý hồ sơ vay (LA) và bộ phận Pháp lý chứng từ (LDO). Kiểm soát viên tín dụng có chức năng giống như kiểm toán viên tại chi nhánh, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp

lý, hợp lệ của hồ sơ vay, trước, trong và sau khi cho vay. Phòng Hỗ trợ tín dụng hoạt động độc lập với Phòng KHCN và Phòng KHDN.

Tuy nhiên, mô hình này còn đang trong quá trình chuyển đổi và hiện tại chỉ đang được áp dụng tại một số chi nhánh điển hình.

™ Có thể tổng kết một số thay đổi cơ bản trong QTRRTD hiện nay tại ACB như sau:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD từ Hội sở đến chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các chính sách quản trị RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư, …

- Đang dần chuyển đổi mô hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Theo đó, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở, các chi nhánh chỉ thực hiện chức năng bán hàng. Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến của các NH trên thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam vẫn còn nhiều lúng túng do đặc thù của nền kinh tế, thói quen, văn hóa, tập quán của người Việt Nam.

- Chia bộ phận tín dụng trước đây thành các bộ phận chuyên trách khác nhau như Quan hệ khách hàng, Quản lý RRTD, Bộ phận tác nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

- Hệ thống thông tin tín dụng ngày càng hoàn thiện, ACB đã thực hiện việc cung cấp thông tin, chuyên đề phân tích ngành thường xuyên cho các chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thông tin và sử dụng hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu 224 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU. (Trang 47 -48 )

×