0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

GIớI THIệU MộT Số

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG _ LỚP 6 PPT (Trang 38 -45 )

VI Phần tham khảo thêm 1 Cẩm liên.

GIớI THIệU MộT Số

CâY THUốC QUý ở ĐịA PHơNG

Mục đích

- Giới thiệu cho học sinh.

- Những loại cây thuốc nam th−ờng gặp.

- Vai trò của cây thuốc nam cho sức khỏe con ng−ờị - Trồng và chăm sóc cây thuốc.

I - Giới thiệu

Cây d−ợc liệu, hay còn gọi là cây thuốc, là những cây đ−ợc dùng để làm thuốc bổ hoặc thuốc chữa bệnh. Cây thuốc có tác dụng chữa bệnh cho ng−ời và vật nuôị Một cây thuốc có thể chữa đ−ợc một hay nhiều bệnh khác nhaụ

Cây thuốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk vì hầu hết các làng bản đều ở xa Trung tâm y tế hoặc trạm xá của xã. Vì vậy mỗi khi ốm đau, ng−ời dân cần phải có cây thuốc để có thể chữa đ−ợc một số bệnh ngay tại địa ph−ơng của mình.

Nếu chúng ta không biết bảo vệ và trồng các cây thuốc này thì đến một lúc nào đó nguồn cây thuốc của chúng ta sẽ cạn kiệt, ng−ời dân sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm đến tính mạng nếu bị bệnh tật.

II - HoạT động

Một số cây thuốc nam có ở V−ờn Quốc gia Yok Đôn.

Giáo viên viết sẵn trên giấy khổ lớn khoảng 20 tên cây thuốc nam đ−ợc sử dụng phổ biến và có ở V−ờn Quốc gia Yok Đôn, treo lên bảng. Yêu cầu các em đọc các tên thuốc đó trong vòng 1-2 phút (không đ−ợc dùng bút ghi lại, chỉ cần nhớ tên cây thuốc - phần in nghiêng, ví dụ: Lá giang), sau đó cất tờ giấy đi, gọi 4 em xung phong lên bảng viết lại, em nào nhớ nhiều nhất là ng−ời thắng cuộc.

Các cây thuốc nh− sau: Tên cây thuốc

1. Lá giang.

2. Hà thủ ô trắng, Muồng gaị

3. Muồng hôi, Cà chít, cà nhắc Me rừng

4. Cẩm lai đen, chàm đen.

5. Mai xuân, mai vàng. 6. Sung.

7. Cỏ tranh. 8. Mã tiền dâỵ

9. Trám lá đỏ.

10. Chiêu liêu đen. 11. Trinh nữ gai. 12. Căm xẹ 13. Sen. 14. Lạc tiên, Nhãn lồng. 15. Lá lốt. 16. Da hơu. 17. Nhân trần.

(Giáo viên chuẩn bị sẵn một số cây thuốc nam th−ờng đ−ợc sử dụng bởi ng−ời dân ở địa ph−ơng. Nếu không có thì sử dụng hình vẽ ở sách “Tập bài thuốc - cây thuốc”; Hỏi xem các em có biết tên của chúng không ? tác dụng chữa bệnh ?. Sau đó giới thiệu cho H/S; Giáo viên có thể phô tô phần giới thiệu về một số cây thuốc phổ biến trong bài này phát cho mỗi H/S một tờ để các em có tài liệu tham khảo và tiết kiệm thời gian).

Š Hà thủ ô trắng: (Tên phổ thông: Kh−a ba song; tên địa ph−ơng: Tơm chao N’rắc) Dây leo, thân thảo, có lông tơ màu nâu đỏ, thân có mủ trắng. Lá đơn mọc đối hình trái xoan, đầu và gốc lá tù, có lông ở hai mặt. Lá dài 8x4cm. Cụm hoa dạng tán, dài 4-5cm, có lông phủ. Quả đại đôi dài 8-10cm. Hạt có lông màọ

Hà thủ ô trắng phân bố khá rộng rãi trong rừng khộp, rừng bán th−ờng xanh, ven bìa rừng, đ−ờng đị

Thân, lá và rễ Hà thủ ô có thể dùng trị bệnh đau bụng, thổ tả.

Š Muồng gai: (Tên phổ thông: Cốc ca chai; tên địa ph−ơng: tơm tong dơ) Cây bụi leo, thân xanh nhạt, có gai móc nhọn dài 0,5 - 1cm. Mọc thành bụi dàỵ

Lá kép lông chim hai lần có 8 - 12 cặp cuống phụ; trên mỗi cuống phụ có từ 8 đến 12 cặp lá chét; lá chét nhỏ dạng hình trái xoan 2 đầu tròn, gân giữa hơi lệch; lá chét dài 1,52 cm, rộng 0,5 - 0,8 cm. Trên sống cuống lá có gai nhọn. Cây mọc rải rác thành bụi ở ven đ−ờng đi, trong rừng khộp của v−ờn Quốc gia Yok Đôn.

Rễ cây muồng gai có thể dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh, và trị họ

ŠMuồng hôi : (Tên phổ thông : Cốc lắp mứn ; Tên địa ph−ơng: Tơm kê bê). Cây bụi cao 0,5 - 1,5m. Thân có mùi hôị Lá kép mọc cách mang 6 lá chét. Lá chét mọc đối, hình xoan ng−ợc, đầu lá tù hay có mũi rất ngắn. Đuôi lá thót lại hình nêm, lá bẹ nhỏ, cuống lá dài 2-3cm. Lá kèm dài đầu nhọn. Hoa màu vàng, mọc ở nách lá, th−ờng từ 1 đến 2 hoạ Trái cong hình trụ, đầu quả nhọn. Cây mọc hoang dại nơi đất trống của V−ờn Quốc gia Yok Đôn.

Rễ cây muồng hôi có thể trị đau l−ng.

Š Cà chít, cà chắc: (Tên phổ thông: Cốc cà chít)

Cây gỗ lớn, rụng lá, vỏ màu xám, thô, dày, nứt dọc sâu, không đềụ Lá đơn mọc cách, phiến lá đa hình. Lá kèm có lông sớm rụng. Cụm hoa chùm nhiều nhánh. Hoa màu vàng thơm, không cuống. Đài 5, cánh hoa 5, xếp vặn hình dảị Quả hình trái xoan dài 18mm, có lông, có 5 cánh, 3 cánh dài, 2 cánh ngắn dài 2,5cm. Cây mọc phổ biến trong rừng rụng lá của v−ờn quốc gia Yok Đôn.

Ng−ời dân địa ph−ơng th−ờng dùng thân cà chít non để chữa đau bụng.

Š Me rừng: (Tên phổ thông: Cốc mạc ; tên địa ph−ơng: kham bom)

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, rụng lá vào mùa khô, cao 5-10 m. Thân cong, phân cành. Nhiều lá đơn mọc cách xếp thành hai hàng trên cùng một mặt phẳng giống nh− kép lông chim. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa nhỏ tập trung thành xim ở nách lá phía d−ới cành gồm nhiều hoa đực và một hoa cáị Quả hình cầu màu xanh vàng mọng n−ớc. Cây −a sáng chịu hạn. Gặp phổ biến ở V−ờn Quốc gia Yok Đôn.

Vỏ cây me rừng đ−ợc dùng để chữa n−ớc ăn chân.

Š Cẩm lai đen, chàm đen: (Tên phổ thông: Cốc pa đong ; tên địa ph−ơng: Tơm kôi).

Cây gỗ lớn, thân thẳng tròn, vỏ thân màu xám trắng, có nhiều mụn sần sùị Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, dài 10-14cm, có 8-12 lá chét, lá kèm sớm rụng. Cây hoa hình chùy mọc ở kẽ lá gần đầu cành. Hoa màu trắng vàng, có lá bắc sớm rụng. Quả dạng đậu mỏng, có 1-2 hạt. Cây phân bố trong rừng nửa rụng lá, rừng th−a của V−ờn Quốc gia Yok Đôn.

Rễ và vỏ cây đ−ợc dùng để trị sốt mệt mỏi, đau chân, khớp. Vỏ còn có thể trị tê liệt chân taỵ

Š Mai xuân, mai vàng : (Tên phổ thông : Cốc sạn nạo).

Cây gỗ nhỏ hay bụi, thân gỗ màu nâu xám, không nứt, thịt vỏ màu trắng. Lá hình bầu dục, dài, không có lông, gân phụ 8-10 cặp, bìa có răng nhỏ, cuống lá dài 5-7mm. Hoa mọc thành cụm, màu vàng t−ơị Hoa mẩu 5 dễ rụng, đài 5, cánh hoa 5, nhị nhiều, một vòi nhụỵ Quả nhân cứng có một hạt. Phân bố rải rác ven suối Đắk K’Lau, Đắk Tol trong V−ờn Quốc gia Yok Đôn.

Rễ có thể dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh. Thân dùng chữa trị sốt và sốt rét.

Š Sung: (tên phổ thông: Cốc mạc ka đ−a ; tên địa ph−ơng: tơm plai rờ vi) Cây gỗ nhỏ, cao 7 - 10m, th−ờng xanh, vỏ thân màu xám trắng, không nứt, mủ trắng. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan thon, đầu là mũi nhọn, gốc hình nêm. Cụm hoa trên nách lá, hay trên thân. Quả phức dạng sung, chín vàng đỏ cỡ 1-2cm. Cây phân bố dọc các sông suối trong v−ờn Quốc Giạ

Quả xanh có thể dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh.

Š Cỏ tranh: (Tên địa ph−ơng: Tơm Jia)

Cây cỏ sống lâu năm, rễ mọc khỏe, cứng, dàị Thân cao 0,6-1,2m, thẳng đứng, nhẵn, đốt thân có lông mềm. Lá mọc thẳng đứng hình dãi, phiến hẹp, gân chính nổi rõ. Cụm hoa hình bông màu trắng, quả thóc có lông ở đỉnh. Phân bố hầu khắp trong rừng khộp, bãi hoang. Phân bố rải rác trong rừng khộp, ven suối Đắk K’Lau, Đắk Tol trong v−ờn quốc gia Yok Đôn.

Rễ có thể đ−ợc dùng để hạ nhiệt, trị bí tiểụ

Š Mã tiền dây: (Tên phổ thông: Cốc mạc xén ; Tên địa ph−ơng: Tơm plai kroa).

Cây gỗ nhỏ hay leo cao 5-10m, cành non màu xanh đen, có mấu hình chữ chị Lá hình tròn gốc tù, đầu có mũi nhọn, dài 3-9cm, không lông xanh bóng, có 3 gân chính chạy từ gốc. Hoa tụ tán ở nách lá, có lông và cọng hoa ngắn. Quả hình cầu to 1-2cm, chín màu đỏ cam, có 1-2 hạt không lông.

Hạt đ−ợc dùng để trị sốt rét.

Vai trò của cây thuốc nam đối với sức khỏe con ng−ời:

Chia lớp thành 6 nhóm, có số H/S mỗi nhóm đều nhaụ Giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm cách điều trị của một bệnh khác nhau, viết tr−ớc sẵn vào giấy):

Nhóm 1: Hạ nhiệt. Nhóm 2: Sốt rét, sốt cách nhật. Nhóm 3: Đau bụng. Nhóm 4: Trị rắn cắn. Nhóm 5: Thuốc bổ. Nhóm 6: Đau răng.

Từng nhóm làm việc riêng để ghi lại và nhớ thuộc lòng cách điều trị trong vòng 5 phút. Sau đó yêu cầu H/S cất hết phần vừa ghi chép vào ngăn bàn, G/V kiểm soát không để H/S sử dụng giấỵ Nhóm 1 làm việc với nhóm 3; nhóm 2 làm việc với nhóm 4; nhóm 5 làm việc với nhóm 6; làm việc theo cặp 2 ng−ời; truyền đạt lại cho nhau cách điều trị bệnh trong khoảng 5 phút. Sau đó H/S trở về lại nhóm của mình, thống nhất lại cách điều trị của căn bệnh mà các em vừa mới học đ−ợc từ nhóm bạn, không đ−ợc ghi lại mà phải nhớ (nhóm 1: bệnh đau bụng; nhóm 3: hạ nhiệt; nhóm 2: Bị rắn cắn; nhóm 4: Sốt rét; nhóm 5: Đau răng; nhóm 6: Thuốc bổ). Mỗi nhóm cử một đại diện viết lại cách điều trị bệnh lên bảng. Chấm điểm theo cặp nhóm 1-3; 2-4 và 5-6: nếu 2 nhóm nào trình bày thông tin chính xác hơn thì đ−ợc giải nhất; 2 nhóm giải nhì, và 2 nhóm giải 3. Giáo viên thông báo với H/S là từng nhóm phải có nhiệm vụ thông báo chính xác cách điều trị bệnh cho nhóm kiạ

Cách điều trị một số bệnh bằng thuốc nam: (G/V viết riêng từng bệnh vào một tờ giấy rồi phát cho mỗi nhóm một bệnh. Các nhóm không đ−ợc xem bài của nhóm khác).

Š Hạ nhịêt:

Cây thuốc: Chổi đực( Cốc nhạ khách, tơm puốc rơ hoai); Cỏ tranh (Tơm Jia). Cách sử dụng: Đào rễ 2 loại trên, rửa sạch. Có thể dùng t−ơi hoặc khô, nấu n−ớc uống thay trà hàng ngàỵ Mỗi lần nấu khoảng một nắm. Có thể dùng chung với rễ cau và rễ dừạ

Š Sốt rét, sốt cách nhật:

Cây thuốc: Sầm (Cốc m−ợt, Tơ Krai), Mã tiền (Cốc tum ca, Tơm mờ ra vắc).

Cách sử dụng: Lấy thân cây Sầm và vỏ cây Mã tiền băm nhỏ sắc n−ớc uống. Mỗi lần nấu khoảng 1-2 lạng với 2 lít n−ớc nấu còn một nửa chia ra uống nhiều lần trong ngàỵ

Š Đau bụng, thổ tả:

Cách 1: Cây thuốc: Hà thủ ô (Tơm chao nrắc).

Cách sử dụng: Dùng tòan thân, lá và rễ cây băm nhỏ phơi khô họăc để t−ơi nấu uống. Lấy khoảng 100gm đun sôi với 1 lít n−ớc uống nh− trà đến khi hết bệnh.

Cách 2: Cây thuốc: Cốc đắng (Cốc cọt căn, Tơm trăn).

Cách sử dụng: Lấy rễ rửa sạch băm nhỏ, nấu cháo ăn để trị thổ tả. Mỗi lần nấu một tô cháo với 50g rễ. Ngày ăn 2-3 lần.

Š Trị rắn cắn:

Cây thuốc: Găng gai (Cốc nghiên đúc; Tơm bra măng); Mã tiền quạ (Cốc tum ca; Yơm mờ ra vắc).

Cách sử dụng: Lấy thân có cả vỏ của cây găng gai mài vào đá đắp vào chỗ rắn cắn; hay mài xong nấu lên rửa vết rắn cắn. Lấy lá và vỏ cây Mã tiền quạ cùng nấu chung với Găng gai để rửa vết rắn cắn. Làm đi làm lại nhiều lần.

Š Thuốc bổ:

Cây thuốc: Lạc tiên (Cốc nhân hàng, Tơm rtao); Mắc cỡ (Tơm ling gui).

Cách sử dụng: Dùng cả cây 2 loại trên, mỗi thứ một nửa băm nhỏ, lấy một vốc lớn cho vào ấm đun sôi, uống nh− trà hàng ngàỵ Có tác dụng giúp an thần ăn ngon ngủ yên.

Cách 1: Cây thuốc: Chùm hôi

Cách sử dụng: Dùng rễ cây t−ơi nhai hoặc giã để ngậm vào chỗ đau, sau đó nhả ra không đ−ợc nuốt.

Cách 2: Cây thuốc: Lá lốt

Cách sử dụng: Lấy 2-3 rễ rửa sạch, giã nát, cho vào ít muối, ngậm vào chỗ răng đau, sau đó nhả rạ Có thể làm vài lần trong ngàỵ

(G/V xem lại độ chính xác của thông tin rồi yêu cầu các em chép vào vở)

III - Kết luận

Cây thuốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con ng−ời nói chung và đối với các dân tộc ở tỉnh ta nói riêng, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc ít ng−ời do ở xa các Trung tâm y tế do vậy chúng ta cần phải biết sử dụng các loại cây thuốc có ở địa ph−ơng chúng ta để điều trị bệnh tật. Đồng thời chúng ta phải trồng và bảo vệ chúng, và bảo vệ môi tr−ờng nơi chúng mọc để nguồn cây thuốc quý giá ở địa ph−ơng chúng ta không bị mất đị

IV - Bài tập về nhà

1. Học thuộc một trong 6 bài thuốc trên.

2. Hỏi thêm ông bà bố mẹ hoặc những ng−ời khác về các bài thuốc khác mà họ biết, sau đó trình bày tr−ớc lớp ở tiết học saụ

Bài số 9 :

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG _ LỚP 6 PPT (Trang 38 -45 )

×