Van đảo chiều tuyến tính

Một phần của tài liệu Giáo trình: Điều khiển khí nén và thủy lực pptx (Trang 69 - 74)

No flowFlow in

5.4.5.Van đảo chiều tuyến tính

5.4.5.1. Công dụng

Van đảo chiều tuyến tính thực hiện hai nhiệm vụ: Thay đổi chiều chuyển động của cơ cấu chấp hành;

Thay đổi vô cấp vận tốc của cơ cấu chấp hành, thay đổi gia tốc trong quá trình khởi động và dừng lại.

5.4.5.2. Phân loại

Van đảo chiều được phân ra:

Van đảo chiều không có phản hồi Van đảo chiều có phản hồi.

BAØI TẬP CHƯƠNG 5

Bài 1:

Thiết bị uốn thực hiện bởi xylanh tác dụng kép được sử dụng để tạo ra các sản phẩm từ các tấm kim loại chưa định hình. Khi có tín hiệu tác động vào cuộn dây điện từ thì pittông xylanh hoạt động. Sau khi phôi tấm kim loại được tạo hình thì píttông sẽ trở về vị trí khởi động ban đầu. Tùy theo loại vật liệu tấm, độ dày của tấm mà ta có thể điều chỉnh được tốc độ dịch chuyển của píttông.

Hoàn thành sơ đồ mạch thủy lực sau.

Bài 2:

Các kiện hàng được vận chuyển trên băng tải con lăn X dưới trọng lượng bản thân và nó được nâng lên bằng xylanh kép 1A. Xylanh kép 2A đẩy kiện hàng vào băng tải lăn Y để vận chuyển đến nơi khác. Sau khi thực hiện các xylanh này trở về vị trí khởi động ban đầu của chúng.

Bài 3:

Hệ thống phân phối cung cấp các khối phôi nhôm cho một trạm gia công khác. Nguyên lý hoạt động như sau:

Tác động nút nhấn, cần pittông của xylanh (1A) được dịch chuyển. Nhả nút nhấn cần pittông sẽ trở về vị trí ban đầu.

Hãy thiết kế sơ đồ mạch động lực.

Bài 4:

Cửa lò nấu được mở và đóng bằng một xylanh. Khi càng tác động van được nhấn thì cửa mở. Khi nhả càng ra thì cửa đóng.

Hãy thiết kế sơ đồ mạch động lực.

Bài 5:

Hoàn thành sơ đồ mạch động lực của máy lắp ráp sản phẩm dưới.

Bài 6:

Các cạnh của phôi kim loại được vát mép. Có thể sử dụng dao cắt cải tiến để giảm thời gian gia công. Số phôi kẹp một lần là 5. Để giảm thời gian của hành trình chạy xylanh khi số phôi kẹp nhỏ hơn 5, ta sử dụng giới hạn hành trình ở vị trí khởi động của hành trình về.

Hoàn thành sơ đồ mạch thủy lực sau.

Bài 7:

Hệ thống dập car cabin, bắt đầu quá trình dập áp suất là 15 bar, khi hành trình pittông sắp xỉ gần 100 mm thì công tắc hành trình 1S tác động và áp suất dập tăng lên 40bar để chuẩn bị tạo hình. Aùp suất đạt tới 50 bar thì công tắc áp suất sẽ chuyển mạch làm cho pittông sẽ trở về vị trí khởi tạo ban đầu.

Hoàn thành sơ đồ mạch thủy lực sau.

Bài 8:

Thiết bị lắp ráp thực hiện ghép một ống lót nhựa vào chi tiết kim loại và liên kết chặt bằng một con vít được.

Khi nút khởi động được nhấn, xylanh 1A ép ống lót nhựa vào chi tiết kim loại. Khi áp suất trong buồng nén đạt đến 45 bar thì motơ 2M sẽ quay và vặn vít vào theo bước vít.

Bài 9: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống dập định hình đầu thanh thép tròn trong công nghệ sản xuất trụ điện bê tông tiền áp hoạt động theo nguyên lý sau:

Khi nút khởi động được nhấn thì pitông của xylanh kẹp 1A chuyển động với thời gian t1, áp suất 60 bar, thực hiện kẹp chặt phôi thép. Sau đó, xylanh dập 2A dịch chuyển với áp suất 35 bar tới thời gian t2 thì tăng áp lên đến 50 bar, đến gặp cữ hành trình LS3 thì sẽ trở về vị trí ban đầu. Tại vị trí này LS2 tác động khiến xylanh kẹp 1A trở về vị trí ban đầu LS1. Thanh phôi thép 2A 1A LS1 LS2 LS3 t2 Khuôn kẹp định hình

Một phần của tài liệu Giáo trình: Điều khiển khí nén và thủy lực pptx (Trang 69 - 74)