VAN TUYẾN TÍNH 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình: Điều khiển khí nén và thủy lực pptx (Trang 66 - 67)

No flowFlow in

5.4.VAN TUYẾN TÍNH 1 Khái niệm

5.4.1. Khái niệm

Trong các phần kiến thức trước, chúng ta

đã nghiên cứu và tìm hiểu về các phần tử, hệ thống khí nén – thủy lực ở dạng các đại lượng được đặt trước. Trong một số hệ thống đòi hỏi tính thích nghi của hệ thống đối với tính chất làm việc của các cơ cấu chấp hành như: thay đổi tốc độ của píttông hay động cơ theo thời gian, đặc tính làm việc của tải; hay thay đổi tải của cơ cấu chấp hành vào bất kỳ lúc nào, vấn đề này sẽ không thể thực hiện được với những phần tử điều chỉnh, điều khiển On/Off được, và cũng không thể sử dụng các van tiết lưu thay đổi lưu lượng bằng cơ được vì như a)

thế sẽ tốn rất nhiều thiết bị cho hệ thống động lực cũng như hệ điều khiển, mà phải sử dụng đến các phần tử có khả năng điều chỉnh vô cấp đó là các phần tử van tuyến tính.

Trong sơ đồ mạch ở hình 5.21 mô tả quá trình của xilanh đẩy khuôn ép sản phẩm nhựa với 3 cấp tốc độ khác nhau v1 ÷ v3 (v1 > v2 > v3) tương ứng với 3 trị số áp suất khác nhau là p1 ÷ p3 (p1 > p2 > p3).

Như vậy để đáp ứng các yêu cầu về thay đổi tốc độ, áp suất, thì ở mạch này ta phải sử dụng đến 14 phần tử thủy lực.

Nếu sử dụng đến các phần tử van tuyến tính thì số phần tử sử dụng đến rất ít. Hình 5.22 chỉ dùng một van tuyến tính 4/3 thì điều chỉnh vô cấp được tốc độ của xilanh ép và dùng một van áp suất tuyến tính để điều chỉnh áp suất vô cấp. Tổng cộng các phần tử sử dụng là 4.

Tóm lại: Đối với những hệ thống khí nén – thủy lực khi yêu cầu đến sự thay đổi về áp suất và tốc độ của các cơ cấu chấp hành chính xác và vô cấp người ta sẽ sử

dụng đến các van servo tuyến tính. Ngoài ra với việc kết hợp các bộ điều khiển tích hợp cao như: bộ điều khiển PID, Thiết bị PLC… thì hệ thống điều khiển trở nên đơn giản, tính ổn định và linh hoạt cao.

Hình 5.22Sơ đồ mạch lắp van tuyến tính

Một phần của tài liệu Giáo trình: Điều khiển khí nén và thủy lực pptx (Trang 66 - 67)