Tìm hiểu thị trường và giá cả hàng hóa nhập khẩ u

Một phần của tài liệu 46 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 68)

Loại rủi ro kế tiếp mà ngân hàng cần hết sức đề phòng đó là rủi ro xuất phát từ

thị trường. Các biện pháp trên sẽ không phát huy hết hiệu quả nếu như ngân hàng không nắm bắt được thị trường và giá cả hàng hóa nhập khẩu. Có rất nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thị trường có những thay đổi bất lợi. Ngân hàng không thể

hiểu rõ bằng doanh nghiệp về thị trường, chi phí phát sinh nên khó có khả năng tính toán chính xác hiệu quả kinh tế của lô hàng. Do vậy, quá trình xem xét đánh giá của ngân hàng sẽ thiếu cơ sở và không chính xác.

BIDV hiện đã xây dựng các diễn đàn nội bộ về các loại hàng hóa thường xuyên nhập khẩu qua BIDV có giá cả dễ biến động trên thị trường để các chi nhánh có thể

tìm hiểu, chia sẻ, đóng góp thông tin liên quan. Tuy nhiên, thông tin trên diễn đàn cập nhật không thường xuyên và chưa có cơ sở khoa học mà chủ yếu là đăng tải thông tin báo chí. Do vậy, trong tương lai BIDV cần tăng cường việc thu thập thông tin về thị

trường hàng hóa một cách chính xác và cập nhật từ các phương tiện thông tin đại chúng, cần thuê các chuyên gia kinh tế trong từng ngành hàng tư vấn, phân tích và dự

báo xu hướng để thông tin từ diễn đàn chính xác, đầy đủ hơn. Qua đó, các chi nhánh có thểứng dụng vào quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế của hàng hóa nhập khẩu chính xác và có cơ sở hơn nhằm ngăn ngừa rủi ro phát sinh từ thị trường.

3.2.2.4. Phòng nga ri ro xut phát t người hưởng

giúp ngân hàng tránh được sai sót mà còn hạn chế được rủi ro phát sinh do người hưởng xuất trình chứng từ giả mạo, gian lận trong giao nhận hàng hóa. Các chứng từ giả mạo thường được người hưởng lập một cách sơ sài, sai lỗi chính tả hoặc có nhiều dấu hiệu khả nghi. Thêm vào đó, các chứng từđược lập thường có những chi tiết không khớp đúng với nhau nhất là các thông tin về giao nhận hàng hóa như thời gian xếp hàng, tên tàu, hãng tàu, ngày tàu đi đến, tên cảng…

Ngoài ra, ngân hàng nên kiểm tra khả năng tài chính và các thông tin liên quan của người hưởng thông qua ngân hàng đại lý của mình. Mối quan hệ làm ăn hai bên xuất khẩu và nhập khẩu cũng nên được xem xét khi có sự nghi ngờ về các chứng từ

của người hưởng. Khi phát hành L/C, ngân hàng nên xem xét kỹ những dấu hiệu khả

nghi như trị giá quá lớn, giá cả thấp hơn so với thị trường, xuất xứ hàng hóa… Ngân hàng nên tư vấn cho người mở yêu cầu bên hưởng phát hành L/C dự phòng, hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng…

3.2.2.5. Nghiên cu kđến nhng điu kin, điu khon ca L/C Th nht là điu khon và điu kin nhn hàng Th nht là điu khon và điu kin nhn hàng

Trong L/C, quan trọng nhất là các điều khoản và điều kiện về giao hàng và chứng từ xuất trình. Những rủi ro phát sinh liên quan đến nghiệp vụ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn có nguy cơ xảy ra rất cao cho BIDV. Vì thế, nghiên cứu kỹ điều khoản và điều kiện này là việc làm hết sức cần thiết. Ngân hàng cần tính toán thời hạn giao nhận hàng hóa phải tương đối phù hợp với thời gian xuất trình chứng từ cho ngân hàng. Có như thế, ngân hàng sẽ hạn chế được việc phát hành thư

bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu chứng từ vận tải do chứng từ chưa vềđến ngân hàng. Trường hợp ngân hàng phải phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận

đơn, ngân hàng cần lưu ý phải bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa đối với lô hàng. Ngân hàng phải yêu cầu lập chứng từ nhận hàng theo lệnh của ngân hàng (to order of BIDV),

trừ khi doanh nghiệp ký quỹ 100%. Để đảm bảo quyền định đoạt hàng hóa và chứng từ, BIDV phải yêu cầu bộ chứng từ xuất trình phải vận đơn gốc (original). Ngân hàng chỉ phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu khi nhà nhập khẩu có đủ nguồn thanh toán. Sau đó, nếu ngân hàng nhận được chứng từ có lỗi, trước khi chấp nhận thanh

Th hai là điu kin thương mi ca hàng hóa

Trong nhiều trường hợp, khách hàng sẽ yêu cầu ngân hàng mở L/C với các điều kiện nhập khẩu hàng hóa FOB, CFR (CNF)… mà rủi ro của điều kiện này cũng đã

được phân tích như ở phần trên. Do đó, nếu nhà nhập khẩu mở L/C mà sử dụng các

điều kiện thương mại này thì ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm cho hàng hóa. Khi đó, nếu hàng hóa gặp rủi ro trên đường vận chuyển thì ngân hàng bảo hiểm lô hàng sẽ làm giảm bớt tổn thất cho nhà nhập khẩu, và cả cho ngân hàng.

Th ba là xem xét ni dung tu chnh L/C

Nội dung tu chỉnh L/C phải được kiểm tra một cách kỹ lưỡng để tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi hay mức độ an toàn của ngân hàng. Ngân hàng nên tiến hành hủy bỏ L/C cũ và phát hành L/C mới trong những trường hợp như thay đổi tên người thụ

hưởng, ngân hàng thông báo, loại tiền tệ… Ngân hàng không nên chấp nhận tu chỉnh thay đổi liên tục về ngày hết hạn L/C, ngày giao hàng, số tiền L/C, hoặc các điều khoản khác mà khiến cho ngân hàng chiết khấu nhầm lẫn. Những tu chỉnh bất lợi cho người hưởng nên yêu cầu ngân hàng thông báo thông báo sự chấp thuận của người thụ

hưởng như giảm số tiền L/C, giảm thời hạn hiệu lực, hủy bỏ L/C. Trường hợp này ngân hàng nên thông báo số dư L/C và yêu cầu ngân hàng thông báo xác nhận.

Các điu khon và điu kin khác

Ngân hàng phải thực hiện đúng theo yêu cầu của người mở, và những chỉ thị

của người mở phải được thể hiện một cách rõ ràng trên L/C. Bất kỳ sự sửa đổi nào của người mở cũng phải được xác nhận một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn khi phát hành L/C. Ngân hàng không nên chấp nhận những ký hiệu kỹ thuật, mô tả quá chi tiết trên L/C; hoặc phát hành L/C với chỉ thị “tương tự như L/C trước”; hoặc có sự mâu thuẫn giữa đơn đề nghị và ý định của người mở; hoặc phát hành L/C với điều khoản lập lờ… Sau khi phát hành L/C, ngân hàng cần gửi ngay cho người mở một bản sao

Trước khi mở L/C, ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương và đơn mở L/C của khách hàng nhằm tránh phát hành L/C hoặc sửa đổi L/C với những điều kiện bất lợi cho cả người mở và ngân hàng.

3.2.2.6. Tránh ri ro mt quyn t chi thanh toán

Những rủi ro phát sinh do năng lực cán bộ như rủi ro do mất quyền từ chối chứng từ bất hợp lệ, kiểm tra chứng từ không theo quy định của L/C và UCP là có nguy cơ xảy ra rất cao ở BIDV. Do vậy, tại các chi nhánh cán bộ làm thanh toán quốc tế của ngân hàng phải nắm vững và tuân thủ đúng các quy định của UCP, những quy

định của Nhà nước và của ngành về quản lý ngoại hối, quy trình nghiệp vụ của BIDV. Có như thế, BIDV mới hạn chế được những rủi ro không đáng có xảy ra. Chẳng hạn như ngân hàng phải thông báo bất hợp lệ của bộ chứng từ trong 7 ngày làm việc kể từ

ngày nhận được chứng từ và phải nêu rõ tất cả các bất hợp lệ của bộ chứng từ mà ngân hàng phát hiện. Ngân hàng nên cân nhắc khi thông báo lỗi của bộ chứng từ cho doanh nghiệp vì có thể họ dựa trên những sai sót nhỏ không đúng hoặc không đáng kể của bộ

chứng từđể từ chối hoặc trì hoãn thanh toán… Vấn đềđặt ra là phải xem thư tín dụng là một phương thức thanh toán chứ không phải là phương tiện để từ chối thanh toán.

Phát hành L/C được đánh giá là một trong những nghiệp vụ mang nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Do vậy, các chi nhánh BIDV phải hết sức thận trọng trong các giao dịch này. Tăng cường thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ giúp BIDV hạn chế tối

đa các rủi ro phát sinh liên quan đến nghiệp vụ này.

3.2.3. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng xác nhận

Với nghiệp vụ này, khách hàng của BIDV là các ngân hàng chứ không phải là doanh nghiệp nên uy tín thanh toán sẽ cao hơn và rủi ro sẽ ít hơn. Do vậy, khi xác nhận L/C theo yêu cầu ngân hàng mở BIDV phải xem xét thêm các yêu cầu sau:

3.2.3.1. Xem xét s dư tài khon tin gi ca ngân hàng m

Khi xác nhận L/C, cần đảm bảo ngân hàng mở có tài khoản tiền gửi tại BIDV và số dư tài khoản thể hiện được khả năng thanh toán các L/C mà họ yêu cầu xác nhận. Nếu không duy trì số dư tài khoản tiền gửi thì khi BIDV xác nhận L/C, ngân hàng mở

phải ký quỹđủ số tiền của L/C cần xác nhận. Như vậy, BIDV mới hạn chế việc gánh chịu rủi ro khi các ngân hàng mở mất khả năng thanh toán.

Hiện nay, một số ngân hàng trong nước có uy tín thanh toán quốc tế chưa được các ngân hàng nước ngoài công nhận nên họ cần BIDV xác nhận L/C cho họ. Còn đối với các ngân hàng nước ngoài thì BIDV cũng chưa thực hiện xác nhận L/C nhiều. Nếu BIDV tăng trưởng được dịch vụ này thì không những sẽ tăng được một khoản thu dịch vụ mà còn có được một nguồn huy động vốn thông qua tiền gởi từ các ngân hàng mở. Khi mở rộng dịch vụ này rủi ro có thể xảy ra là không thể tránh khỏi nên BIDV cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp để phòng ngừa rủi ro cho mình.

3.2.3.2. S dng hn mc tín dng cho ngân hàng m

Cũng như khách hàng là doanh nghiệp, nếu ngân hàng mở không muốn ký quỹ để xác nhận L/C thì BIDV phải xây dựng hạn mức tín dụng cho họ. BIDV cần thận trọng xem xét đến khả năng tài chính và uy tín thanh toán của ngân hàng đó trên thị

trường tài chính quốc tế. Căn cứ vào quy định về cấp hạn mức tín dụng của BIDV, các chi nhánh BIDV sẽ cấp hạn mức tín dụng cho ngân hàng mở L/C. Tuy nhiên, BIDV cần phải hoàn thiện quy trình xây dựng hạn mức cho các ngân hàng để các chi nhánh của mình có thể áp dụng một cách chặt chẽ và chính xác hơn.

3.2.3.3. Xác nhn L/C theo yêu cu ca người hưởng

Theo đánh giá, khi ngân hàng xác nhận theo yêu cầu của người hưởng thì khả

năng xảy ra rủi ro là khá cao. Nói chung, BIDV nên tránh sử dụng hình thức này vì nó chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu người hưởng là khách hàng có tình hình tài chính tốt, mức độ tin cậy cao, thì ngân hàng có thể đồng ý xác nhận theo yêu cầu của họ. Tuy nhiên, ngân hàng phải ký kết hợp đồng xác nhận với người thụ hưởng và phân rõ mức

độ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Ngân hàng chỉ xác nhận L/C khi mình chính là ngân hàng thông báo để chắc chắn rằng kiểm soát được tất cả các tu chỉnh của L/C

3.2.3.4. Điu kin khác để xác nhn L/C

Bên cạnh điều kiện về ngân hàng mở và về người hưởng, thì ngân hàng cần tiến hành xem xét một cách thận trọng ngân hàng mở, người mở và cả người hưởng.

- Nếu không đáp ứng được một trong những điều kiện trên thì ngân hàng mở

phải là một ngân hàng có uy tín trong thanh toán, hoặc có mối quan hệđại lý tốt với BIDV, nếu ngân hàng mở ở nước ngoài phải đề nghị phòng Quan hệ quốc tế xác định tình hình tài chính của ngân hàng đó.

- Cần xem xét tình hình tài chính của bên mở L/C thông qua ngân hàng mở. Các ngân hàng xác nhận nước ngoài thường thông qua các chi nhánh hoặc văn phòng

đại diện tại Việt Nam để tìm hiểu các doanh nghiệp mở L/C. Do vậy, BIDV cũng cần chú trọng đến việc mở rộng chi nhánh ở nước ngoài. Khi đó, BIDV sẽ mở rộng được thị phần, mạng lưới và phát triển các dịch vụ ngân hàng, thuận lợi rất nhiều trong việc tìm hiểu đối tác nước ngoài.

- Người hưởng L/C phải là khách hàng của BIDV và đã được cấp hạn mức tín dụng. Nếu có thể ngân hàng cũng nên xem xét đến yếu tố hàng hóa và thị trường.

- Ngoài các điều kiện trên, BIDV cần phải kiểm tra nội dung L/C về các điều khoản đảm bảo thanh toán và các điều kiện khác. Cũng như ngân hàng mở, việc xem xét L/C sẽ giúp hạn chế được những rủi ro phát sinh từ người hưởng, từ các điều kiện L/C… Thêm vào đó, BIDV cần phải dành quyền kiểm tra chứng từ và nếu có thể thì thực hiện luôn cả vai trò ngân hàng chiết khấu. Khi thực hiện kiểm tra chứng từ, BIDV cần phải tuân thủ theo quy định của UCP và quy định của ngành, nên tránh tối đa chấp nhận chiết khấu bộ chứng từ bất đồng.

Ngoài ra, BIDV không nên xác nhận cho L/C có những điều khoản không rõ ràng; hoặc chỉ thị của ngân hàng mở là không rõ ràng mà phải xác nhận lại với ngân hàng mở. Thực hiện tốt tất cả các bước trên đều nhằm mục đích đảm bảo tránh được rủi ro cho BIDV trong vai trò ngân hàng xác nhận khi bị ràng buộc trách nhiệm và

Tuy được đánh giá là ít rủi ro hơn nhưng trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận cũng giống như ngân hàng phát hành. Do vậy, BIDV cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tương tự như với ngân hàng phát hành như phân loại khách hàng, xây dựng hạn mức, xem xét người hưởng, kiểm tra kỹ chứng từ và nghiên cứu nội dung L/C...

3.2.4. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng thông báo

Ngân hàng thông báo tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ với tư cách là ngân hàng cung ứng dịch vụ chứ không bị ràng buộc trách nhiệm nên được đánh giá là có rủi ro ít hơn. Tuy nhiên, quyền lợi của ngân hàng đi đôi với nghĩa vụ nên khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo, BIDV cần quan tâm đến các biện pháp sau:

3.2.4.1. Gi thông báo L/C mt cách kp thi và chính xác

Khi ngân hàng chậm trễ trong việc thông báo L/C sẽ gây ra những thiệt hại làm

ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa và việc kinh doanh của cả hai bên đối tác, dẫn

đến việc ngân hàng sẽ bị phạt. Do đó, nếu ngân hàng đồng ý thông báo L/C, phải gửi ngay thư tín dụng đó cho người thụ hưởng một cách nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời, ngân hàng thông báo phải gửi ngay quyết định của mình cho ngân hàng mở một cách nhanh nhất. Đối với những L/C nghi ngờ giả mạo, hoặc không thể xác thực được, hoặc người hưởng L/C ở nước thứ ba ở ngoài Việt Nam, nếu BIDV không có khả năng hoặc không muốn thông báo phải gửi thông báo từ chối của mình cho ngân hàng mở

một cách kịp thời bằng các phương tiện thông tin nhanh nhất mà BIDV hiện có.

3.2.4.2. Kim tra tính xác thc ca L/C trước khi thông báo cho khách hàng

Ngân hàng phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của một ngân hàng thông báo theo quy định của UCP và phải tuân thủ đúng theo quy trình thông báo L/C của BIDV. Trước khi thông báo và giao L/C cho khách hàng, phải áp dụng các biện pháp

Một phần của tài liệu 46 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)