Rủi ro do không mua bảo hiểm cho hàng hóa

Một phần của tài liệu 46 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 52)

Trong quá trình vận chuyển hàng có thể xảy ra một số rủi ro mà nguyên nhân do nhà nhập khẩu không mua bảo hiểm. Tuy là rủi ro khách quan nhưng có thể ảnh hưởng đến tất cả các bên liên quan trong L/C. Loại rủi ro này được các chi nhánh đề

cập rất nhiều trong các loại rủi ro khác trong nghiệp vụ mở L/C. Mặc dù điểm số cho loại rủi ro này chỉ đạt 84 điểm nhưng do chỉ có 23/41 chi nhánh lưu ý thêm nên không

được, nhưng có thể xem khả năng xảy ra rủi ro khá cao. Khi thoả thuận về các điều kiện thương mại trong hợp đồng, nếu nhà nhập khẩu không nắm vững các nguyên tắc của Incoterms sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Vì họ thường thích các điều khoản mà chi phí thấp nhưng không lường trước các rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển như mất mát, hư hỏng, đắm tàu, chiến tranh, bạo

động… Đây là các rủi ro mà trách nhiệm không thuộc về nhà chuyên chở. Nếu trị giá lô hàng không được mua bảo hiểm và người nhập khẩu không thể thanh toán thì rủi ro này ngân hàng mở phải gánh chịu.

Hình 2.25. Khả năng xảy ra rủi ro khi thanh toán L/C

Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng (154 điểm) Không kiểm soát được chứng từ vận tải (135 điểm) Mất quyền từ chối thanh toán (134 điểm)

Phát hiện bất đồng sau khi thanh toán (81 điểm)

Không đủ tiền ở ngân hàng hoàn trả (74 điểm) Năng lực cán bộ (22 điểm) Kiểm tra chứng từ (11 điểm) Có nhiều khả năng xảy ra rủi ro Ít có khả năng xảy ra rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm 2.4.2.6. Ri ro trong thc hin bo lãnh nhn hàng

Việc phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc là một trong những nghiệp vụ thường xuyên phát sinh tại các chi nhánh. Nếu vì một lý do nào đó, có trường hợp bên bán cố tình không xuất trình, mà ngân hàng không thểđổi lại chứng từ vận tải chính cho hãng tàu thì rủi ro có thể xảy ra là không tránh khỏi. Với số điểm khảo sát 154 cho thấy đây cũng là một loại rủi ro mà các chi nhánh đánh giá là có rất nhiều khả năng xảy ra. Ngân hàng nhất thiết phải có những biện pháp quán triệt trong toàn hệ thống BIDV để nghiệp vụ này mang lại tiện ích cho khách hàng mà không làm ngân hàng đứng trước nguy cơ xảy ra rủi ro.

2.4.2.7. Ri ro khi chng t vn ti ngoài tm kim soát ca ngân hàng

Cũng như trường hợp phát hành thư bảo lãnh nhận hàng, nếu ngân hàng không kiểm soát được chứng từ vận tải gốc có thể rủi ro xảy ra khi người mua nhận hàng rồi bỏ trốn, hoặc không chịu thanh toán… Loại rủi ro này có nhiều khả năng xảy ra thể

2.4.2.8. Ri ro do mt quyn t chi thanh toán b chng t bt đồng

Những rủi ro phát sinh với lý do chủ quan từ năng lực của các cán bộ cũng

được các chi nhánh đánh giá là có khả năng xảy ra. Chẳng hạn như, loại rủi ro khi chứng từ bị bất hợp lệ mà ngân hàng mất quyền từ chối thanh toán khảo sát trong câu 8 với sốđiểm 134, có nhiều khả năng xảy ra. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến những rủi ro có thể xảy ra là do năng lực cán bộ yếu kém nên việc xử lý giao dịch không đúng thông lệ quốc tế, không hành động đúng theo UCP mà L/C dẫn chiếu. Ngoài ra, nếu cán bộ làm sai quy trình, hoặc không tuân thủ đúng thời gian quy định trong quy trình cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng phát hành. Do vậy, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ

là yêu cầu cần thiết đối với cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế.

2.4.2.9. Ri ro khác cho ngân hàng phát hành

2.4.2.9.1. Ri ro do không theo đúng các ch th ca người m

Loại rủi ro do ngân hàng phát hành không mở L/C theo đúng các chỉ thị của người mở, nếu chứng từ bất đồng người mở có thể dựa vào lý do này để từ chối thanh toán được khảo sát ở câu 7 với số điểm 81. Như vậy, loại rủi ro cũng ít có khả năng xảy ra tại các chi nhánh của BIDV.

2.4.2.9.2. Ri ro khi phát hin bt đồng b chng tđã thanh toán

Sau khi thanh toán theo lệnh đòi tiền của ngân hàng chiết khấu, ngân hàng phát hành mới nhận được chứng từ. Rủi ro phát sinh khi ngân hàng mở phát hiện chứng từ

bất hợp lệ nhưng không thểđòi lại tiền từ ngân hàng chiết khấu là loại rủi ro rất ít xảy ra đối với BIDV. Điểm số mà các chi nhánh đánh giá cho loại rủi ro này không cao hơn mức 81 điểm nên được xem là ít có khả năng xảy ra tại BIDV.

Việc quản lý tài khoản tiền gởi thanh toán, tiền vay để thanh toán L/C tại các ngân hàng hoàn trảđược BIDV thực hiện rất tốt, nên đánh giá về loại rủi ro phát sinh trong việc hoàn trảđược các chi nhánh cho điểm là 74. Do vậy, trong nghiệp vụ thanh toán L/C thì loại rủi ro được xem như ít có khả năng xảy ra cho BIDV.

Trong nghiệp vụ phát hành L/C, một số chi nhánh có đưa thêm một số rủi ro khác như rủi ro khi kiểm tra chứng từ, rủi ro khi lập điện L/C sai lỗi chính tả, năng lực cán bộ… Song những rủi ro đó chỉ là một trong những hình thức của các rủi ro đã nêu trên đây. Do vậy, trong kết quả khảo sát sẽ không đề cập cụ thể từng loại rủi ro mà các chi nhánh đưa ra khi trả lời câu hỏi. Có thể nói, rủi ro đối với ngân hàng phát hành là rất lớn vì có khi họ phải gánh thay rủi ro cho nhà nhập khẩu. Chính vì vậy, BIDV nên thận trọng xem xét và đưa ra những biện pháp thực sự hiệu quả nhằm phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro cho các chi nhánh của mình khi thực hiện nghiệp vụ này.

2.4.3. Rủi ro khi BIDV là ngân hàng xác nhận L/C

Hiện tại, BIDV thực hiện nghiệp vụ xác nhận L/C không thường xuyên, nhất là

đối xác nhận L/C cho các ngân hàng mở nước ngoài. Đây được xem là một hạn chế

trong dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV. Trong tương lai khi BIDV đã phát triển các dịch vụ ngân hàng thì dịch vụ xác nhận L/C cần được chú trọng nhiều hơn. Tại Việt Nam, BIDV được xem là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh tương đối có uy tín về thanh toán. Do đó, đây sẽ là một nghiệp vụ có khả năng mang lại thu nhập cho ngân hàng, song nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đánh giá về những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng xác nhận sẽ dựa vào kết quả khảo sát của câu 9. Rủi ro khi là ngân hàng xác nhận được đánh giá là chưa có khả năng xảy ra nhiều cho BIDV.

Hình 2.26. Khả năng xảy ra rủi ro khi xác nhận L/C

Do ngân hàng phát hành (120 điểm)

Do xác nhận theo yêu cầu người hưởng (104 điểm)

Chấp nhận bộ chứng từ bất đồng (82 điểm) Do không được quyền kiện NHPH (76 điểm) Do năng lực cán bộ (17 điểm)

Do không thông báo từ chối xác nhận (8 điểm)

Có khả nă xảy ra rủ ng i ro Ít có khả năng xảy ra rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm

Nếu thực hiện xác nhận theo yêu cầu ngân hàng phát hành, thì giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận có sự thoả thuận và ràng buộc. Nếu tại một thời điểm mà ngân hàng mở khó khăn không thể thanh toán được L/C, thì sau khi khắc phục

được thì có khả năng sẽ hoàn trả lại cho ngân hàng xác nhận. Loại rủi ro này nhận

được điểm số là 120, một rủi ro có khả năng xảy ra đối với BIDV. Do đó, nếu không nắm vững năng lực tài chính của ngân hàng mở mà tiến hành xác nhận thì khả năng xảy ra rủi ro cho BIDV là có thể. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ trong nước thường không vững kiến thức về thông lệ quốc tế, thường không giữ uy tín khi thanh toán, thanh toán trễ hoặc trì hoãn thanh toán… Khi đó, nếu là ngân hàng xác nhận thì BIDV phải gánh rủi ro do nhận trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng phát hành khi ngân hàng phát hành thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, hoặc thậm chí bị phá sản.

2.4.3.2. Ri ro khi xác nhn L/C theo yêu cu ca người hưởng

Theo yêu cầu của người hưởng lợi L/C mà BIDV chấp nhận việc xác nhận vào L/C thì cũng có khả năng xảy ra rủi ro. Vì ngân hàng xác nhận L/C theo yêu cầu người hưởng chứ không theo yêu cầu ngân hàng phát hành nên ngân hàng xác nhận sẽ tự

gánh chịu rủi ro này. Các chi nhánh cho rằng loại rủi ro này cũng có thể xảy ra đối với BIDV khi làm ngân hàng xác nhận nên điểm số đánh giá cho loại rủi ro này là 104

điểm. Căn cứ theo bảng điểm chuẩn thì với sốđiểm đánh giá như thế thì loại rủi ro này cũng có khả năng xuất hiện.

2.4.3.3. Ri ro khi chp nhn chng t có bt đồng

Nếu ngân hàng xác nhận BIDV nhận được bộ chứng từ bất đồng với L/C từ bên bán thì khả năng chấp nhận bộ chứng từ rất ít. Do vậy, theo đánh giá của các chi nhánh thì khả năng xảy ra rủi ro khi chấp nhận bộ chứng từ bất đồng là không cao với kết quả

là 90 điểm. Tuy nhiên, không có nghĩa là loại rủi ro này sẽ không xảy ra cho BIDV. Cũng có trường hợp ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ bất đồng mà trước đây họ vẫn thường chấp nhận. Vì thế, BIDV không nên loại trừ khả năng xảy ra rủi ro này và cần có biện pháp để phòng ngừa cho trường hợp này.

Nếu xác nhận theo yêu cầu người hưởng sẽ làm ngân hàng khó khăn khi phải thanh toán thay cho ngân hàng phát hành mà không thể kiện họ. Theo quy định của BIDV, khi xác nhận theo yêu cầu của người hưởng thì ngân hàng cũng sẽ xem xét đến tình hình tài chính và uy tín thanh toán của ngân hàng mở. Trên thực tế, BIDV ít thực hiện xác nhận theo hình thức này nên các chi nhánh đánh giá khả năng xảy ra rủi ro là không cao với 76 điểm. Do vậy, khả năng xảy ra loại rủi ro này đối với BIDV theo

đánh giá của các chi nhánh là không cao.

Ngoài ra, một số chi nhánh còn đưa ra nhận xét thêm về rủi ro khi thông báo từ

chối xác nhận L/C, tu chỉnh L/C, hoặc rủi ro do năng lực và trình độ nhân viên… Loại rủi ro do năng lực nhân viên xảy ra hầu hết với các ngân hàng nếu như không có một

đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có trách nhiệm.

Đánh giá về quy mô và phạm vi hoạt động về thanh toán quốc tế, BIDV hiện nay vẫn chưa phải là một ngân hàng lớn và uy tín nhất trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Trong khi ngày càng có nhiều tập đoàn tài chính khổng lồ với rất nhiều chi nhánh trải rộng khắp các châu lục. BIDV chưa phải là ngân hàng hàng đầu

để các ngân hàng nước ngoài lựa chọn làm ngân hàng xác nhận. BIDV phải làm thế

nào để cải thiện và phát triển được dịch vụ của mình?

2.4.4. Rủi ro khi BIDV là ngân hàng thông báo L/C

Rủi ro đối với ngân hàng thông báo được các chi nhánh đánh giá trong câu 6 là ít có khả năng xảy ra rủi ro nhất so với các ngân hàng khác. Trên thực tế, nghiệp vụ

này không phải là không xảy ra rủi ro cho ngân hàng. Kết quả khảo sát câu 10 sẽ thể

hiện khả năng xảy ra các loại rủi ro cho ngân hàng thông báo như sau:

Hình 2.27. Khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng thông báo

2.4.4.1. Ri ro do s chm tr hay thiếu chính xác ca ngân hàng thông báo

Chậm trễ hay thiếu chính xác (120 điểm) L/C bị giả mạo (108 điểm)

Không thông báo ngay cho NHPH (89 điểm) Thất lạc L/C (85 điểm)

Giả mạo giấy ủy quyền (81 điểm)

Không xem L/C và tư vấn cho khách hàng (60 điểm)

Có khả năng xảy ra rủi ro Ít có khả năng xảy ra rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm

Một rủi ro có thể xảy ra khi ngân hàng thông báo quyết định không thông báo L/C mà không gửi thông báo về quyết định của mình cho ngân hàng phát hành một cách không chậm trễ. Trường hợp này, ngân hàng thông báo phải chịu tránh nhiệm hoàn toàn về những thiệt hại nếu có xảy ra đối với các bên trong thư tín dụng. Theo quy trình của BIDV, chi nhánh phải tiến hành thông báo L/C cho khách hàng hoặc từ

chối thông báo L/C cho ngân hàng phát hành trong vòng 1 ngày làm việc. Chính vì vậy, đôi khi sự chậm trễ trong việc thông báo L/C có thể do lỗi khách quan từ việc xác thực L/C kéo dài, do kỹ thuật của chương trình hoặc do lỗi chủ quan của nhân viên ngân hàng… Các chi nhánh đánh giá với điểm số khá cao là 120 cho việc chậm trễ hay thiếu chính xác của ngân hàng thông báo khi thông báo L/C cho khách hàng dẫn đến các rủi ro có khả năng xảy ra. Trường hợp này, ngân hàng thông báo hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra đối với cả hai bên mua và bán.

2.4.4.2. Ri ro do L/C b gi mo

Đối với loại L/C bằng thư, ngân hàng thông báo cần phải kiểm tra chữ ký ủy quyền có đúng và hợp lệ hay không. Còn đối với loại L/C bằng điện (có mã điện Testkey trong L/C), ngân hàng thông báo cần phải kiểm tra xác thực mã điện với ngân hàng thứ ba được chỉ định. Đối với L/C nhận từ SWIFT, ngân hàng có thể thông báo ngay cho người xuất khẩu mà không cần bước xác thực. Nếu ngân hàng thông báo không thực hiện đầy đủ các bước trên có thể xảy ra rủi ro. Đó là rủi ro khi ngân hàng thông báo quyết định thông báo một L/C giả mạo. BIDV hiện có quan hệ SWIFT với gần 1000 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục, nên L/C về ngân hàng thông báo hầu hết bằng điện. Cũng có nhiều L/C được thông báo bằng thư từ một số ngân hàng trong nước nên việc kiểm tra tính xác thực của L/C rất thuận tiện. Tuy vậy, các chi nhánh BIDV cũng từng gặp những L/C nghi ngờ giả mạo như trị giá L/C rất lớn, L/C

được gửi thẳng đến cho doanh nghiệp xuất khẩu chứ không gửi cho ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành L/C không có trong danh bạ ngân hàng, L/C được phát hành từ những nước mà BIDV có rất ít đại lý… nên rủi ro này được các chi nhánh cho 108

điểm, tức là thuộc loại rủi ro có khả năng xảy ra.

Với quan hệđại lý khá tốt hiện nay của BIDV và quy trình kiểm soát chặt chẽ

nên việc không thể kiểm tra tính xác thực của L/C lại không thông báo kịp thời cho ngân hàng mở rấi ít có khả năng xảy ra. Các chi nhánh nhận xét khả năng xảy ra loại rủi ro rất thấp khi tổng cộng số điểm cho nó chỉ ở mức 89 điểm. Tuy nhiên, các chi nhánh cũng phải cảnh giác nếu không kiểm soát nhân viên chặt chẽ thì không thể tránh khỏi những rủi ro tương tự như thế.

2.4.4.4. Ri ro khi thông báo và giao L/C cho người th hưởng

Một phần của tài liệu 46 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)