Bằng nguồn dự phòng rủi ro Do phát mãi tài sản

Một phần của tài liệu 291 Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh 11 - Phòng ngừa và hạn chế (Trang 47 - 71)

- Do phát mãi tài sản - Khác 12. 217 5.200 250 6.767 145 0 0 145 5.145 2.384 1.000 1.761 TỔNG CỘNG NỢ XẤU 661 5.816 671

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại NHCTVN-CN11

Về việc xử rủi ro tín dụng từ nguồn dự phòng rủi ro, trong năm 2006, NHCTVN đã cho Chi nhánh xử lý rủi ro 2 khoản nợ xấu với tổng số là 5.200 triệu đồng của hai doanh nghiệp: một doanh nghiệp kinh doanh chế biến thức ăn gia súc, kinh doanh thua lỗ do rơi vào thời điểm dịch cúm gia cầm phát sinh; một doanh nghiệp vay vốn kinh doanh chứng khoán thua lỗ. Nguồn xử lý rủi ro vượt mức dự phòng rủi ro đã trích được NHCTVN phân bổ cho Chi nhánh trích bù bổ sung trong năm 2007. Tuy nhiên do các khoản vay này đều có tài sản thế chấp nên Chi nhánh đều thu hồi được vốn và lãi vào đầu năm 2008.

Năm 2007, Chi nhánh xử lý được 145 triệu, chủ yếu do khách hàng tự trả nợ, đến năm 2008 Chi nhánh xử lý được 2.384 triệu từ nguồn dự phòng (khoản nợ được hạch toán ngoại bảng) và thu nợ được 1.761 triệu nên nợ xấu đã giảm đáng kể, tuy

nhiên quỹ dự phòng cụ thể đến cuối năm 2008 tại Chi nhánh chỉ còn 449 triệu đồng.

Nhìn chung, những thiệt hại do rủi ro tín dụng tại chi nhánh không lớn. Kết quả này một phần do chi nhánh rất coi trọng yếu tố tài sản thế chấp cho các khoản vay. Tuy nhiên trước tình hình suy giảm chung của kinh tế thế giới, sự “đóng băng” của trường bất động sản, nếu không quan tâm đến công tác quản trị và nâng cao chất lượng thẩm định, thì Chi nhánh sẽ có nhiều nguy cơ mất vốn do tài sản thế chấp phát mãi thu hồi không đủ.

2.3.6. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NHCTVN-CN11

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCTVN-CN11, cụ thể là phân tích tình hình sử dụng vốn và chất lượng tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, nhận thấy có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía chính NHCTVN- CN11 và nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế nói chung, các cơ quan ban ngành có liên quan, và từ phía các khách hàng của ngân hàng, dẫn đến việc phát sinh rủi ro tín dụng. Việc nhận biết được nguyên nhân dẫn đến rủi ro để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp là công việc quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của NHCTVN-CN11.

2.3.6.1. Nguyên nhân khách quan:

+ Sự thiếu nhất quán và đồng bộ trong quản lý điều hành của nhà nước và các văn bản luật:

Hoạt động tín dụng của NHCTVN-CN11 trong thời gian qua chịu ảnh hưởng không chỉ từ việc hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động ngân hàng có sự chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý, thiếu tính chặt chẽ trong đó có các chính sách về xuất nhập khẩu. Như trong thời gian vừa qua, khi Chính Phủ ban hành các văn bản về tăng thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng mà trước đó Chi nhánh đã mở L/C bảo lãnh nhập khẩu hoặc cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, do thuế tăng nên việc kinh doanh của một số khách hàng bị thua lỗ, từ đó dẫn đến việc khách hàng chậm trả nợ hoặc không trả được nợ cho ngân hàng.

Chính sách quy hoạch thiếu nhất quán cũng gây không ít khó khăn cho nhiều khách hàng của Chi nhánh. Vốn trước đây, địa bàn hoạt động của các khách hàng này đóng tại Quận 11, sau đó do hoạt động sản xuất gây ô nhiễm, theo chủ trương của Quận, một số doanh nghiệp phải thực hiện di dời. Tuy nhiên, do điều kiện vốn đầu tư còn thấp nên không ít doanh nghiệp đã phải tự di dời vào những khu công nghiệp tự phát ở Củ Chi, Bình Tân, Bình Chánh, Long An vào những năm 2000- 2005... Sau một thời gian chưa kịp cho hoạt động ổn định và phát triển, các doanh nghiệp này lại phải hoặc đã có kế hoạch tiếp tục di dời vào những khu công nghiệp tập trung, nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ổn định sản xuất và làm phát sinh thêm các chi phí cho việc tái di dời.

Khi một chính sách bị thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kế hoạch, cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các doanh nghiệp. Việc định hướng chiến lược sản xuất, kinh doanh không phù hợp, không chính xác sẽ dẫn đến sản xuất cung vượt cầu, hàng hoá khó tiêu thụ, giá bán hạ, thua lỗ, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo nguồn tiền trả nợ, khi đó rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là điều khó tránh khỏi.

+ Thông tin tín dụng:

Trong thời gian qua, NHCTVN-CN11 trước khi quyết định cấp tín dụng, nhiều lần khai thác thông tin từ CIC, tuy nguồn thông tin do CIC cung cấp đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đảm bảo nhanh nhạy, kịp thời, chất lượng thông tin chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.

Các NHTM nói chung và NHCTVN-CN11 nói riêng hiện nay chưa nhận được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản.

Khi tiến hành phân tích hồ sơ khách hàng, NHCTVN-CN11 cũng còn lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các ngân hàng và khách hàng vay .

2.3.6.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía NHCTVN-CN11: + Cán bộ tín dụng:

Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng tại NHCTVN- CN11 hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặc dù tất cả các cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, tuy nhiên do độ tuổi của đa số cán bộ tín dụng còn khá trẻ, phần lớn vừa được tuyển dụng, còn ít kinh nghiệm nên cần phải có thêm thời gian để được đào tạo thêm, và đúc kết nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh nguyên nhân trên, vẫn còn một số ít cán bộ chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ít chịu học hỏi kinh nghiệm, chỉ thực hiện công việc một cách thụ động.

Thêm vào đó, công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng của NHCTVN-CN11 hiện nay không theo từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh nên dẫn đến việc cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành. Cho nên đối với những dự án đòi hỏi phải thẩm định liên quan đến các yếu tố về kỹ thuật, cán bộ tín dụng chưa thể đáp ứng được yêu cầu.. Thuê chuyên gia đánh giá đòi hỏi chi phí cao nên chủ yếu ngân hàng tự tìm hiểu thông tin thông qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng internet.

Ngoài ra, do khối lượng công việc nhiều trong khi đòi hỏi thời gian giải quyết cho vay phải nhanh chóng để phục vụ khách hàng nên cũng không thể tránh khỏi sơ suất trong tác nghiệp của cán bô tín dụng.

+ Thông tin tín dụng:

Việc thu thập thông tin của chi nhánh về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động còn nhiều hạn chế, chủ yếu thông qua ( CIC ), chi nhánh chưa quan tâm đến công tác lưu trữ và phân tích các thông tin về khách hàng, về tình hình diễn biến giá cả, thị trường trong và ngoài nước một cách hệ thống và thường xuyên.

+ Tài sản bảo dảm:

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHCTVN-CN11 trong thời gian qua tuy không nhiều nhưng khi cần đến phát mãi tài sản thế chấp Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn liên quan đến TSBĐ.

- Người vay không phải là người chủ sở hữu của tài sản thế chấp mà cũng không phải là tài sản thế chấp của bên thứ 3. Trường hợp này, người vay vốn được chủ sở hữu tài sản uỷ quyền để sử dụng tài sản trong đó có quyền được thế chấp.Về khía cạnh pháp lý khi thế chấp và vay vốn là không sai, và các cơ quan công chứng cũng chấp nhận chứng thực vào hợp đồng thế chấp, nhưng khi cần phát mãi thì người chủ sở hữu gây khó khăn cho Ngân hàng và làm kéo dài thời gian tố tụng. Lý do chủ sở hữu tài sản viện dẫn là không uỷ quyền việc bán tài sản hoặc người được uỷ quyền thế chấp tài sản đã sử dụng vốn vay không phù hợp với thoả thuận với người uỷ quyền.

- Việc quản lý, phân loại, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được các cán bộ tín dụng làm thường xuyên và định kỳ hàng năm, thậm chí việc định giá lại tài sản đảm bảo chỉ làm chiếu lệ, thường là đánh giá bằng với mức trước đây để hợp pháp hoá cho khoản vay còn dư nợ tại thời điểm định giá lại. Nên có một số trường hợp khi phát mãi, xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu, không đủ thu hồi lãi, buộc Chi nhánh phải thực hiện giảm và xóa lãi cho người vay.

- Quá trình định giá trị TSBĐ được chi nhánh thực hiện theo cách các bên tự thoả thuận, sau khi cán bộ tín dụng xác định giá trị tài sản trên cơ sở tham khảo bảng giá đất quy định do UBND TP ban hành hàng năm. Do đa số cán bộ tín dụng tại NHCTVN-CN11 còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa được trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn trong ngành thẩm định giá cũng như sự thông thạo về tài sản cần thẩm định, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Chính vì vậy, khi tiến hành định giá, phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được các cán bộ tín dụng sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc nếu định giá thấp, khách hàng không hài lòng, nhưng nếu định giá cao ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.

- Tâm lý chung của phần lớn các cán bộ tín dụng khi cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào TSBĐ. Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay cần phải được trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ. TSBĐ chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh

doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến. Tâm lý dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên sẽ không đánh giá chính xác được hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi ro, khách hàng không uy tín.

- Do không thể nắm bắt được chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực, nên không tránh khỏi việc cán bộ tín dụng không thể đánh giá được chính xác hiện trạng của tất cả các loại máy móc thiết bị, nhất là đối với những máy móc thiết bị chuyên dụng. Thêm vào đó là tình trạng thông tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng và ngân hàng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Vì khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản. Chính vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp không ít khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay hiện nay chưa rõ ràng và các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ đã gây cản trở không ít cho ngân hàng

+ Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và mô hình tổ chức:

Song song với việc thực hiện đề án hiện đại hóa ngân hàng do NHCTVN triển khai, bên cạnh việc áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, NHCTVN đã ban hành, đổi mới nhiều quy định, quy trình cho vay và giám sát cho vay..., đồng thời NHCTVN cũng xây dựng và triển khai mô hình hoạt động mới, điểm nổi bật là đã thay đổi căn bản cơ chế quản lý điều hành hoạt động tín dụng truyền thống bằng mô hình hiện đại. Tại các chi nhánh trong hệ thống NHCTVN, phòng tín dụng được tách ra thành các phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Ngoài ra thành lập thêm phòng thẩm định rủi ro độc lập đảm bảo hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là chức năng quan hệ khách hàng và chức năng quản lý rủi ro. Mô hình mới được thực hiện theo Quyết định 063/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 29/03/2006, nhưng mãi đến 01/07/2007 Chi nhánh mới thành lập được Tổ quản lý rủi ro, nhưng nhân sự đến nay vẫn chưa ổn định. Kể từ khi mô hình mới đi vào hoạt động, tính hiệu quả của quy trình chưa cao vì thực chất ý kiến đề xuất cho vay của phòng khách hàng vẫn có tính quyết định trong xét duyệt cho vay. Tổ quản lý rủi ro chủ yếu hợp thức hóa quy trình cho vay, chưa

phát huy vai trò của mình, một phần do kinh nghiệm còn hạn chế một phần do nễ nang chưa có những ý kiến, đề xuất thực sự độc lập.

+ Công tác thẩm định:

Trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định được xem là bước quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của khoản vay. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra nếu công tác thẩm định không được thực hiện tốt. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định cả yếu tố uy tín, năng lực quản lý và năng lực quản trị của khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay, công việc đánh giá uy tín của khách hàng đang là vấn đề thật sự khó khăn khi nguồn thông tin của khách hàng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng khi đánh giá, chủ yếu dựa vào cảm tính và chủ quan, như căn cứ vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được. Trong khi đó, đối tượng khách hàng được xem là chiến lược phục vụ của ngân hàng là khu vực kinh tế tư nhân thì còn quá non trẻ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu chưa cao, các hiệp hội ngành thì chưa phát huy vai trò của mình, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp thành viên phát triển, nhất là việc giới thiệu các thành viên cho thị trường, nên đã dẫn đến việc thu thập thông tin để đánh giá đối với khu vực kinh tế trên là rất khó khăn.

Về năng lực quản trị, mặc dù nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đồng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá nguồn nhân lực, nhất là bộ phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay hoàn toàn chưa có cơ sở, chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác. Kết quả là việc đánh giá năng lực quản lý của khách hàng chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất.

Về năng lực tài chính, công việc đánh giá được thực hiện chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.

Hiện nay do Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thông tin nên có thể nói độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa thật sự cao, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân. Ngân hàng dù biết kiểm toán báo cáo tài chính là tốt nhưng cũng

Một phần của tài liệu 291 Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh 11 - Phòng ngừa và hạn chế (Trang 47 - 71)